Năm 12 tuổi, ông bị điện giật phỏng 90% cơ thể, phải tháo khớp cánh tay trái, cưa bỏ nửa cánh tay phải và chân phải. Nhưng với quyết tâm vượt lên nghịch cảnh, ông đã trở thành chủ tiệm vẽ áo dài nức tiếng ĐBSCL.
Nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ trên đường Huê Viên, phường An Cư, quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ nhưng không vì thế mà tiệm vẽ áo dài của ông Trần Hùng Bảo vắng khách hàng.
(theo Người Lao động, dantri)
Nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ trên đường Huê Viên, phường An Cư, quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ nhưng không vì thế mà tiệm vẽ áo dài của ông Trần Hùng Bảo vắng khách hàng.
Dù cụt cả hai tay nhưng ông Bảo vẫn vẽ áo dài rất đẹp.Hai lần đau đớn
Sinh năm 1960, là con thứ tư trong gia đình nghèo có đến 9 anh chị em, năm 12 tuổi, chẳng may ông Bảo bị dây điện cao thế giăng ngang nhà giật phỏng đến 90 % cơ thể. Sau đó, do bị hoại tử, lần lượt cánh tay trái của ông phải tháo khớp, nửa cánh tay phải và chân phải cũng đành cưa bỏ.
“Lúc đó tôi đang học lớp 4. Tai nạn khiến tôi bị cụt mất hai tay và một chân nên không thể tiếp tục đi học nữa. Thấy bạn bè cùng trang lứa đến trường, vui chơi…, tôi cứ khóc suốt vì đau đớn. Vừa mặc cảm vừa khốn khó trong sinh hoạt do tàn tật…, cuộc sống của tôi đảo lộn hết.
Bốn năm nằm nhà dưỡng bệnh, chờ vết thương lành lặn là khoảng thời gian đau khổ nhất đời tôi. Tuy nhiên, nhờ cha mẹ, anh chị em, bạn bè động viên, an ủi, tôi dần dần hiểu được giá trị của cuộc sống và vượt qua được mặc cảm”, ông Bảo nhớ lại.
Trong 4 năm điều trị vết thương, Bảo phải tập các thao tác sinh hoạt, đi đứng, ăn uống… như một đứa bé với một cánh tay giả và chiếc chân lành lặn còn lại.
“Tôi nghĩ giờ mình đã thành người tàn phế, không làm công việc nặng nhọc được nên phải học. Không học thì không thể làm gì được. Thế là tôi lao vào tập viết, tập vẽ… Vết thương bình phục, tôi xin đi học lại lớp 5. Lúc vô lớp, có người nhìn tôi với ánh mắt thương hại lẫn khinh miệt…, tôi rất đau đớn. Tuy nhiên, cắn răng bỏ ngoài mắt, ngoài tai tất cả những chuyện đó, tôi cố học. Nhà nghèo, anh em lại đông, tan học, tôi phải đi bán thuốc lá để kiếm thêm tiền phụ giúp cha mẹ”, ông Bảo kể.
“Học lỏm” để mưu sinh
Dù cụt cả hai tay nhưng khiếu vẽ của Bảo dần dần bộc lộ. Thời gian học phổ thông, Bảo nhiều lần được bạn bè bầu làm lớp phó văn thể. Khi nhà trường phát động làm báo tường để thi đua giữa các lớp, Bảo lại có dịp thể hiện năng khiếu vẽ của mình. Thi vẽ giữa các lớp với nhau, lần nào tác phẩm của Bảo cũng đạt giải cao.
Ông Bảo thổ lộ: “Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi làm hồ sơ để nộp thi vào đại học nhưng bị từ chối. Thế là ước mơ vào giảng đường đại học chấm dứt. Suy nghĩ mãi, tôi thấy chỉ có công việc vẽ vừa nhẹ nhàng vừa phù hợp với người tật nguyền như mình. Nhờ có người quen giới thiệu, tôi đến một tiệm vẽ xin học vẽ chân dung”.
Do đi lại khó khăn, tiệm vẽ lúc nào cũng bề bộn, chật chội, không có chỗ thích nghi với người tàn tật nên Bảo đành phải đứng bên ngoài “học lỏm”. Bảo quan sát kỹ cách vẽ chân dung rồi về nhà mày mò vẽ lại. Cứ vậy, tay nghề của Bảo ngày càng thành thạo.
Rồi Bảo mở tiệm vẽ chân dung. Thời gian đầu rất vắng khách, Bảo phải lần lượt nhờ từng người thân trong nhà ra ngồi để vẽ “thí nghiệm”. Dần dà, tiệm cũng có khách hàng nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu. Tám năm làm nghề vẽ chân dung, tằn tiện lắm, Bảo cũng chỉ đủ nuôi sống bản thân.
Thấy cứ mãi đeo đuổi nghề vẽ chân dung thì khó có thể khấm khá được, Bảo trăn trở tìm hướng thay đổi. Năm 1990, nghề vẽ áo phát triển mạnh, ở Cần Thơ lại ít người biết.
Thế là Bảo tìm nơi học vẽ áo dài, cũng kiểu “học lỏm” như khi học vẽ chân dung. Vẽ trên vải đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao, người bình thường đã khó thực hiện huống hồ Bảo lại cụt cả hai tay và một chân.
Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ, Bảo cũng đã vẽ được. Đầu tiên, Bảo học cách pha màu sao cho phù hợp với từng loại vải rồi lấy áo mình ra vẽ tới vẽ lui thực hành.
Để nâng cao tay nghề, Bảo nhờ người quen giới thiệu đến các tiệm may xin đem áo về vẽ không công, chỉ lấy lại ít tiền màu. Khi đã thành thạo, Bảo tự tin mở tiệm chuyên vẽ áo dài.
Tiếng lành đồn xa
Ông Bảo nhận xét: “Nghề vẽ áo dài đòi hỏi phải hiểu tâm lý khách hàng, phải biết tự làm mới, luôn tìm tòi, sáng tạo những mẫu mã đẹp. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ chính xác rất cao vì khách hàng phần lớn đều là những người kỹ tính. Do đó, tôi luôn tự nhủ phải làm cho khách hàng hài lòng”.
Ông Bảo cho biết, lúc mới ra nghề, thấy bộ dạng của ông, ít người tin tưởng đem áo đến vẽ. Nhiều người thì bĩu môi, lắc đầu không tin. Những lúc ấy, ông chỉ biết dồn hết sức luyện tập cánh tay giả cho thật khéo để vẽ ngày càng đẹp hơn. Dần dần tiếng lành đồn xa, người tìm đến đặt vẽ áo ngày một nhiều.
Đến nay, ông Bảo đã nhận truyền nghề cho trên 100 học trò. Trong đó, ông rất chú trọng đến những người cùng hoàn cảnh tật nguyền như mình. Luôn tìm cách làm mới trong công việc của mình bằng cách lên mạng internet tìm kiếm, sưu tập những mẫu vẽ, màu sắc mới lạ để áp dụng.
Hiện nay, nhiều tiệm may có tiếng ở Cần Thơ thường xuyên đem áo dài đến đặt ông vẽ. Khách hàng thân thuộc của tiệm ông Bảo còn là công nhân, viên chức, thầy cô, học sinh… Thậm chí, nhiều khách hàng ở Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, kể cả Việt kiều về nước, nghe tiếng ông cũng tìm đến đặt vẽ áo.
Hiện ông Bảo đang sống rất hạnh phúc bên người vợ hiền cùng hai người con gái học rất giỏi và chăm ngoan. Ông tâm sự: “Nghề vẽ không đem lại sự giàu sang nhưng nhờ nó, một người tàn tật tưởng đã bỏ đi như tôi đã lo được cho mình và mái ấm gia đình, không phải nhờ vả người khác”.
Theo Đức KhánhSinh năm 1960, là con thứ tư trong gia đình nghèo có đến 9 anh chị em, năm 12 tuổi, chẳng may ông Bảo bị dây điện cao thế giăng ngang nhà giật phỏng đến 90 % cơ thể. Sau đó, do bị hoại tử, lần lượt cánh tay trái của ông phải tháo khớp, nửa cánh tay phải và chân phải cũng đành cưa bỏ.
“Lúc đó tôi đang học lớp 4. Tai nạn khiến tôi bị cụt mất hai tay và một chân nên không thể tiếp tục đi học nữa. Thấy bạn bè cùng trang lứa đến trường, vui chơi…, tôi cứ khóc suốt vì đau đớn. Vừa mặc cảm vừa khốn khó trong sinh hoạt do tàn tật…, cuộc sống của tôi đảo lộn hết.
Bốn năm nằm nhà dưỡng bệnh, chờ vết thương lành lặn là khoảng thời gian đau khổ nhất đời tôi. Tuy nhiên, nhờ cha mẹ, anh chị em, bạn bè động viên, an ủi, tôi dần dần hiểu được giá trị của cuộc sống và vượt qua được mặc cảm”, ông Bảo nhớ lại.
Trong 4 năm điều trị vết thương, Bảo phải tập các thao tác sinh hoạt, đi đứng, ăn uống… như một đứa bé với một cánh tay giả và chiếc chân lành lặn còn lại.
“Tôi nghĩ giờ mình đã thành người tàn phế, không làm công việc nặng nhọc được nên phải học. Không học thì không thể làm gì được. Thế là tôi lao vào tập viết, tập vẽ… Vết thương bình phục, tôi xin đi học lại lớp 5. Lúc vô lớp, có người nhìn tôi với ánh mắt thương hại lẫn khinh miệt…, tôi rất đau đớn. Tuy nhiên, cắn răng bỏ ngoài mắt, ngoài tai tất cả những chuyện đó, tôi cố học. Nhà nghèo, anh em lại đông, tan học, tôi phải đi bán thuốc lá để kiếm thêm tiền phụ giúp cha mẹ”, ông Bảo kể.
“Học lỏm” để mưu sinh
Dù cụt cả hai tay nhưng khiếu vẽ của Bảo dần dần bộc lộ. Thời gian học phổ thông, Bảo nhiều lần được bạn bè bầu làm lớp phó văn thể. Khi nhà trường phát động làm báo tường để thi đua giữa các lớp, Bảo lại có dịp thể hiện năng khiếu vẽ của mình. Thi vẽ giữa các lớp với nhau, lần nào tác phẩm của Bảo cũng đạt giải cao.
Ông Bảo thổ lộ: “Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi làm hồ sơ để nộp thi vào đại học nhưng bị từ chối. Thế là ước mơ vào giảng đường đại học chấm dứt. Suy nghĩ mãi, tôi thấy chỉ có công việc vẽ vừa nhẹ nhàng vừa phù hợp với người tật nguyền như mình. Nhờ có người quen giới thiệu, tôi đến một tiệm vẽ xin học vẽ chân dung”.
Do đi lại khó khăn, tiệm vẽ lúc nào cũng bề bộn, chật chội, không có chỗ thích nghi với người tàn tật nên Bảo đành phải đứng bên ngoài “học lỏm”. Bảo quan sát kỹ cách vẽ chân dung rồi về nhà mày mò vẽ lại. Cứ vậy, tay nghề của Bảo ngày càng thành thạo.
Rồi Bảo mở tiệm vẽ chân dung. Thời gian đầu rất vắng khách, Bảo phải lần lượt nhờ từng người thân trong nhà ra ngồi để vẽ “thí nghiệm”. Dần dà, tiệm cũng có khách hàng nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu. Tám năm làm nghề vẽ chân dung, tằn tiện lắm, Bảo cũng chỉ đủ nuôi sống bản thân.
Thấy cứ mãi đeo đuổi nghề vẽ chân dung thì khó có thể khấm khá được, Bảo trăn trở tìm hướng thay đổi. Năm 1990, nghề vẽ áo phát triển mạnh, ở Cần Thơ lại ít người biết.
Thế là Bảo tìm nơi học vẽ áo dài, cũng kiểu “học lỏm” như khi học vẽ chân dung. Vẽ trên vải đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao, người bình thường đã khó thực hiện huống hồ Bảo lại cụt cả hai tay và một chân.
Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ, Bảo cũng đã vẽ được. Đầu tiên, Bảo học cách pha màu sao cho phù hợp với từng loại vải rồi lấy áo mình ra vẽ tới vẽ lui thực hành.
Để nâng cao tay nghề, Bảo nhờ người quen giới thiệu đến các tiệm may xin đem áo về vẽ không công, chỉ lấy lại ít tiền màu. Khi đã thành thạo, Bảo tự tin mở tiệm chuyên vẽ áo dài.
Tiếng lành đồn xa
Ông Bảo nhận xét: “Nghề vẽ áo dài đòi hỏi phải hiểu tâm lý khách hàng, phải biết tự làm mới, luôn tìm tòi, sáng tạo những mẫu mã đẹp. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ chính xác rất cao vì khách hàng phần lớn đều là những người kỹ tính. Do đó, tôi luôn tự nhủ phải làm cho khách hàng hài lòng”.
Ông Bảo cho biết, lúc mới ra nghề, thấy bộ dạng của ông, ít người tin tưởng đem áo đến vẽ. Nhiều người thì bĩu môi, lắc đầu không tin. Những lúc ấy, ông chỉ biết dồn hết sức luyện tập cánh tay giả cho thật khéo để vẽ ngày càng đẹp hơn. Dần dần tiếng lành đồn xa, người tìm đến đặt vẽ áo ngày một nhiều.
Đến nay, ông Bảo đã nhận truyền nghề cho trên 100 học trò. Trong đó, ông rất chú trọng đến những người cùng hoàn cảnh tật nguyền như mình. Luôn tìm cách làm mới trong công việc của mình bằng cách lên mạng internet tìm kiếm, sưu tập những mẫu vẽ, màu sắc mới lạ để áp dụng.
Hiện nay, nhiều tiệm may có tiếng ở Cần Thơ thường xuyên đem áo dài đến đặt ông vẽ. Khách hàng thân thuộc của tiệm ông Bảo còn là công nhân, viên chức, thầy cô, học sinh… Thậm chí, nhiều khách hàng ở Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, kể cả Việt kiều về nước, nghe tiếng ông cũng tìm đến đặt vẽ áo.
Hiện ông Bảo đang sống rất hạnh phúc bên người vợ hiền cùng hai người con gái học rất giỏi và chăm ngoan. Ông tâm sự: “Nghề vẽ không đem lại sự giàu sang nhưng nhờ nó, một người tàn tật tưởng đã bỏ đi như tôi đã lo được cho mình và mái ấm gia đình, không phải nhờ vả người khác”.
(theo Người Lao động, dantri)