Thủ tướng Đức nhắc Nhật về hòa giải

T

T$

Guest
  • 9 tháng 3 2015
Chia sẻ
150309083329_merkel_abe_japan_640x360_reuters.jpg
Thủ tướng Angela Merkel bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản hai ngày để bàn về những nỗ lực hòa giải của Đức sau Thế chiến II.
Bà nói Đức đã “đối diện với quá khứ một cách thẳng thắn,” và điều này giúp họ tiến về phía trước.
Nhật Bản bị các quốc gia láng giềng chỉ trích do được coi là không thừa nhận cũng như không giáo dục một cách đầy đủ về tội ác chiến tranh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có bài diễn văn trong năm nay nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến.
Nhưng có những đồn đoán rằng ông có thể sẽ giảm nhẹ lời xin lỗi của Nhật Bản đối với cuộc xâm lược ở châu Á.
Theo dự kiến, bà Merkel và ông Abe sẽ bàn về thỏa thuận thương mại tự do, cuộc khủng hoảng ở Ukraine và nỗ lực chống khủng bố.
[h=2]'Cử chỉ rộng rãi'[/h]Trong bài phát biểu ở trụ sở báo Ashai Shimbun, Tokyo hôm thứ Hai 09/03, bà Merkel nhấn mạnh rằng cộng đồng thế giới chấp nhận Đức sau cuộc Thế chiến II do nước này đã đối diện với quá khứ.
Ngoài ra, “các láng giềng của chúng tôi cũng đã rộng rãi” một lần nữa chấp nhận nước Đức, bà nói.
Người Pháp “có những đóng góp không kém phần quan trọng so với người Đức” trong quá trình hòa giải, nữ thủ tướng nói thêm.
Bà cho biết không thể đưa ra lời khuyên cụ thể với Nhật Bản về cách giải quyết những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhưng “lịch sử và kinh nghiệm chỉ cho chúng tôi thấy rằng phải tìm ra được các biện pháp hòa giải hòa bình”.
Bài diễn văn của bà Merkel diễn ra một tháng sau khi Hoàng thái tử Naruhito của Nhật thúc giục cả đất nước cùng “khiêm tốn nhìn lại quá khứ”.
Thủ tướng Shinzo Abe, được biết đến với quan điểm khá hiếu chiến, đã chỉ định một ban cố vấn cho bài diễn văn của ông vào tháng Tám, dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.
150309112236_angela_merkel_tokyo_640x360_epa.jpg
Bà Merkel phát biểu ở trụ sở báo Asahi Shimbun hôm 09/03 [h=2]Chỉ trích nặng nề[/h]Căng thẳng ngoại giao kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Nhật Bản và các nạn nhân thời chiến tranh một phần cũng vì vấn đề này, trong đó nổi bật nhất là với hai quốc gia Trung Quốc và Nam Hàn.
Căng thẳng này lại càng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi ông Abe lên nắm quyền vào năm 2012.
Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối các chuyến thăm đền thờ tử sĩ Yasukini của ông Abe và các quan chức cấp cao Nhật Bản.
Đây là đền thờ tưởng niệm tử sĩ Nhật chết trong chiến tranh, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh.
Nỗ lực của chính phủ ông nhằm xem xét lại lời xin lỗi được đưa ra năm 1993 về việc các phụ nữ châu Á bị buộc làm nô lệ tình dục, cũng bị chỉ trích nặng nề, và đành phải xếp lại vào năm ngoái.
Sách giáo khoa lịch sử của Nhật lâu nay cũng bị cáo buộc là tẩy sạch các tội ác dã man của Nhật Bản trong thời chiến.
Vấn đề lại càng trầm trọng trước động thái tiến đến quân sự hóa, mà ông Abe lấy lý do là quyền tự vệ tập thể, và nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top