T
T$
Guest
[h=1]Thủ tướng Ấn Độ công du Trung Quốc[/h]
Ông Tập từng đến Gujarat, bang nhà của Thủ tướng Modi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến Trung Quốc trong chuyến công du kéo dài ba ngày nhằm tăng cường hợp tác kinh tế mặc dù chuyến đi này có nguy cơ bao phủ bóng đen bởi sự thiếu lòng tin lẫn nhau.
Hai nước có quan hệ căng thẳng do tranh chấp biên giới lâu nay.
[h=2]‘Giúp châu Á thịnh vượng hơn’[/h]Đến Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, quê cha của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Modi sẽ đến Bắc Kinh và Thượng Hải để kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc.
Ông Modi nói rằng ông hy vọng chuyến thăm của ông sẽ giúp làm tăng sự thịnh vượng cho châu Á.
“Tôi tin tưởng chuyến công du của tôi sẽ đặt nền tảng cho việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong một loạt các lĩnh vực,” ông viết trên mạng xã hội Twitter hồi tuần trước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch giao thương giữa hai nước lên đến 71 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014. Những thống kê từ phía Ấn Độ cho thấy thâm hụt của họ trong giao thương với Trung Quốc đã tăng vọt từ chỉ 1 tỷ đô la trong những năm 2001 – 2002 lên đến hơn 38 tỷ đô la trong năm 2014.
Quyết định của ông Modi chọn Tây An – nằm cách Bắc Kinh khoảng 1.000 km – làm điểm dừng chân đầu tiên ở Trung Quốc được xem là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ấm lên giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Cũng giống như hầu hết các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc vốn hiếm khi tiếp khách quốc tế bên ngoài thủ đô Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời mời ông Modi đi thăm Trung Quốc khi đang ở thăm bang nhà của ông Modi ở Gujarat hồi năm ngoái.
Hai nhà lãnh đạo sẽ đến viếng Đại Nhạn Tháp, di tích nổi tiếng ở Tây An có hàng ngàn năm tuổi, và sẽ đi thăm triển lãm đội quân đất sét của Tần Thủy Hoàng ở ngoại ô thành phố trước khi cùng lên đường đến Bắc Kinh vào tối ngày 14/5.
[h=2]Tranh chấp biên giới[/h]Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ bắt nguồn từ một cuộc chiến tranh ngắn nhưng khốc liệt hồi năm 1962.
Hai nhà lãnh đạo sẽ đến thăm Đại Nhạn Tháp Các phóng viên cho biết ông Modi đã theo đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn hơn kể từ khi lên nắm quyền một năm trước đây với việc tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ và từ bỏ chính sách đối ngoại không liên kết lâu nay.
Về phần mình, Bắc Kinh đã củng cố mối quan hệ với Pakistan, kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ và đã hứa sẽ đầu tư hàng triệu đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Biên tập viên Trung Quốc của BBC Carrie Gracie bình luận:
“Một nước Trung Hoa thức tỉnh là ‘một con sư tử ôn hòa, thân thiện và văn minh’, Chủ tịch Tập từng nói. Nhưng ai sẽ đi vào chuồng sư tử mà không có áo giáp?
Thách thức đối với Thủ tướng Ấn Độ cũng giống như đối với nhiều nước láng giềng khác của Trung Quốc: xác lập lợi ích chung với con sư tử thân thiện này trong khi đề phòng khả năng nó nổi điên.
Ngày càng tự tin với sự trỗi dậy không thể đảo ngược của Trung Quốc, ban lãnh đạo mới của nước này dưới Chủ tịch Tập đã quay lưng lại với phương châm đối ngoại vốn đã chi phối tư duy của Trung Quốc trong ba thập niên là ‘giấu mình chờ thời’.”
Theo BBC Vietnamese
- 14 tháng 5 2015
Hai nước có quan hệ căng thẳng do tranh chấp biên giới lâu nay.
[h=2]‘Giúp châu Á thịnh vượng hơn’[/h]Đến Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, quê cha của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Modi sẽ đến Bắc Kinh và Thượng Hải để kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc.
Ông Modi nói rằng ông hy vọng chuyến thăm của ông sẽ giúp làm tăng sự thịnh vượng cho châu Á.
“Tôi tin tưởng chuyến công du của tôi sẽ đặt nền tảng cho việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong một loạt các lĩnh vực,” ông viết trên mạng xã hội Twitter hồi tuần trước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch giao thương giữa hai nước lên đến 71 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014. Những thống kê từ phía Ấn Độ cho thấy thâm hụt của họ trong giao thương với Trung Quốc đã tăng vọt từ chỉ 1 tỷ đô la trong những năm 2001 – 2002 lên đến hơn 38 tỷ đô la trong năm 2014.
Một nước Trung Hoa thức tỉnh là ‘một con sư tử ôn hòa, thân thiện và văn minh’, Chủ tịch Tập từng nói. Nhưng ai sẽ đi vào chuồng sư tử mà không có áo giáp?Biên tập viên Trung Quốc của BBC Carrie Gracie
Quyết định của ông Modi chọn Tây An – nằm cách Bắc Kinh khoảng 1.000 km – làm điểm dừng chân đầu tiên ở Trung Quốc được xem là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ấm lên giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Cũng giống như hầu hết các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc vốn hiếm khi tiếp khách quốc tế bên ngoài thủ đô Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời mời ông Modi đi thăm Trung Quốc khi đang ở thăm bang nhà của ông Modi ở Gujarat hồi năm ngoái.
Hai nhà lãnh đạo sẽ đến viếng Đại Nhạn Tháp, di tích nổi tiếng ở Tây An có hàng ngàn năm tuổi, và sẽ đi thăm triển lãm đội quân đất sét của Tần Thủy Hoàng ở ngoại ô thành phố trước khi cùng lên đường đến Bắc Kinh vào tối ngày 14/5.
[h=2]Tranh chấp biên giới[/h]Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ bắt nguồn từ một cuộc chiến tranh ngắn nhưng khốc liệt hồi năm 1962.
Về phần mình, Bắc Kinh đã củng cố mối quan hệ với Pakistan, kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ và đã hứa sẽ đầu tư hàng triệu đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Biên tập viên Trung Quốc của BBC Carrie Gracie bình luận:
“Một nước Trung Hoa thức tỉnh là ‘một con sư tử ôn hòa, thân thiện và văn minh’, Chủ tịch Tập từng nói. Nhưng ai sẽ đi vào chuồng sư tử mà không có áo giáp?
Thách thức đối với Thủ tướng Ấn Độ cũng giống như đối với nhiều nước láng giềng khác của Trung Quốc: xác lập lợi ích chung với con sư tử thân thiện này trong khi đề phòng khả năng nó nổi điên.
Ngày càng tự tin với sự trỗi dậy không thể đảo ngược của Trung Quốc, ban lãnh đạo mới của nước này dưới Chủ tịch Tập đã quay lưng lại với phương châm đối ngoại vốn đã chi phối tư duy của Trung Quốc trong ba thập niên là ‘giấu mình chờ thời’.”
Theo BBC Vietnamese