T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Nhiều ngân hàng trong nước đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản
Ngày 21/3, báo Financial Times có bài viết nhận xét về quá trình sáp nhập các ngân hàng tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tựa đề "Vietnam’s bank restructuring: shotgun weddings" (tạm dịch là "Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam: Đám cưới chạy bầu".
Shotgun weddings, là từ lóng trong tiếng Anh Mỹ cho các trường hợp cưới miễn cưỡng để tránh xấu hổ cho cả hai họ sau khi cô dâu lỡ có mang bầu.
BBC tiếng Việt xin được giới thiệu với các độc giả bài viết trên blog Bấm beyondbrics của hai tác giả Jake Maxwell Watts và Nguyễn Phương Linh.
[h=2]'Không giỏi làm mối'[/h]Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ làm một người cộng sản tốt hơn là làm ông mối, khi ta đánh giá hàng loạt vụ ép buộc các ngân hàng sáp nhập gần đây.
Vụ mới nhất, là giữa Western Bank với Tập đoàn PetroVietnam Finance (PVFC), nhánh tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, thuộc sở hữu nhà nước.
Việc sáp nhập được Western Bank xác nhận trong khi PVFC bác bỏ, thế nhưng dựa theo Bấm thông cáo trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có vẻ như mọi thứ vẫn sẽ được tiến hành.
Western Bank - Ngân hàng Phương Tây, được cổ phần hóa một phần và là ngân hàng lớn thứ 29 của Việt Nam, dựa theo giá trị tài sản.
Sau khi sáp nhập, ngân hàng này sẽ trở thành ngân hàng hạng trung, với tổng số vốn ở mức 438 triệu đôla, theo thông tin từ trang web của ngân hàng.
Giới phân tích cho rằng PVFC sẽ hưởng lợi từ việc sáp nhập, bất chấp khối nợ xấu mà Western Bank đang gánh, khoảng 110 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện nay.
Một chuyên gia phân tích muốn ẩn danh, hiện đang làm trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh nói Western Bank đang gặp nhiều vấn đề về thanh khoản, trong khi đó, PVFC, một tổ chức tài chính, lại không phải là ngân hàng - lại bị giới hạn bởi những điều lệ không cho phép họ điều động vốn từ các cá nhân.
"Sáp nhập hai công ty này với nhau sẽ không những giải quyết vấn đề này, mà còn đem lại những lợi ích khổng lồ dựa vào quan hệ của thương hiệu PVFC với ngành công nghiệp dầu khí," người này nói.
Tuy nhiên, PVFC vẫn do dự. Tập đoàn này ra thông cáo bác bỏ thông tin về vụ sáp nhập.
Đây không phải là lần đầu tiên các công ty phản đối những vụ "cưới chạy bầu" do nhà nước dàn xếp.
Mặc dù chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng những vụ sáp nhập xảy ra trên cơ sở tự giác, tuy nhiên vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB năm ngoái, bất chấp bị bác bỏ bởi cả hai ngân hàng, vẫn được tiến hành.
PVFC có vẻ như có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Tập đoàn này có 78% cổ phần sở hữu bởi PetroVietnam, vốn hoàn toàn sở hữu bởi Nhà nước.
Morgan Stanley, sở hữu 10%, vẫn giữ im lặng một cách đáng nghi ngờ.
[h=2]Chưa có tiến triển rõ rệt[/h]
Liệu việc sáp nhập các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đem lại sự thay đổi khu vực tài chính Việt Nam đang cần?
50 ngân hàng tại Việt Nam, sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng tín dụng quá nóng, đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng vì các khoản vốn cho những doanh nghiệp nhà nước và các thế lực đầu cơ bất động sản đã không mang lại hiệu quả.
Những khoản nợ xấu hiện chiếm khoảng 6% tổng nợ, thấp hơn với mức 8% năm ngoái.
Fitch, hãng xếp hạng tín dụng, ước lượng chi phí tái huy động vốn khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng 7-20% Tổng sản phẩm quốc nội - một khoản đủ lớn để Ngân hàng thế giới phải vào cuộc cho Việt Nam vay vốn.
Tháng Ba năm ngoái, Việt Nam công bố kế hoạch bắt buộc các ngân hàng sáp nhập, xác định 10 ngân hàng nằm trong diện cần sáp nhập trong thời điểm ba năm từ 2010-2015.
Vào lúc đó, các kế hoạch được cho là quyết liệt của chính phủ được nhiều người trong giới chuyên gia hoan nghênh.
Tuy nhiên, cho đến nay, khi một nửa các ngân hàng trên đã sáp nhập, họ lại không còn tỏ ra chắc chắn như vậy nữa.
Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam nói kế hoạch trên thiếu những mục tiêu chi tiết.
"Mục tiêu giảm số lượng các ngân hàng thương mại là rõ ràng, tuy nhiên không có khoản nào nói rõ chúng ta sẽ phát triển hệ thống ngân hàng, làm cho nó lành mạnh như thế nào," ông Thành nói.
Ambreesh Srivastava, trưởng nhóm tài chính khu vực Nam và Đông Nam Á của Fitch nói ông chưa nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt nào kể từ khi kế hoạch của chính phủ bắt đầu.
"Các tiến trình cần phải rõ ràng hơn," ông nói trong lúc cho rằng Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn vào vấn đề sở hữu chéo về trung hạn.
Vào ngày 15/3, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề bạt một phó thủ tướng và thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban tái cơ cấu ngân hàng từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên nhiệm vụ của họ có vẻ rất khó khăn.
Ông Brett Krause, giám đốc điều hành Citibank Việt Nam nói "sự minh bạch và tốc độ phản hồi của chính phủ" là tối quan trọng để đảm bảo thành công.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các ngân hàng tư nhân và các tập đoàn quốc doanh khổng lồ tỏ ra lúng túng trước những thay đổi vừa mới được thông qua, chính phủ có vẻ như phải thay đổi chiến lược nếu như họ muốn thành công.
Theo BBC Vietnamese
Ngày 21/3, báo Financial Times có bài viết nhận xét về quá trình sáp nhập các ngân hàng tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tựa đề "Vietnam’s bank restructuring: shotgun weddings" (tạm dịch là "Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam: Đám cưới chạy bầu".
Shotgun weddings, là từ lóng trong tiếng Anh Mỹ cho các trường hợp cưới miễn cưỡng để tránh xấu hổ cho cả hai họ sau khi cô dâu lỡ có mang bầu.
BBC tiếng Việt xin được giới thiệu với các độc giả bài viết trên blog Bấm beyondbrics của hai tác giả Jake Maxwell Watts và Nguyễn Phương Linh.
[h=2]'Không giỏi làm mối'[/h]Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ làm một người cộng sản tốt hơn là làm ông mối, khi ta đánh giá hàng loạt vụ ép buộc các ngân hàng sáp nhập gần đây.
Vụ mới nhất, là giữa Western Bank với Tập đoàn PetroVietnam Finance (PVFC), nhánh tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, thuộc sở hữu nhà nước.
Việc sáp nhập được Western Bank xác nhận trong khi PVFC bác bỏ, thế nhưng dựa theo Bấm thông cáo trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có vẻ như mọi thứ vẫn sẽ được tiến hành.
Western Bank - Ngân hàng Phương Tây, được cổ phần hóa một phần và là ngân hàng lớn thứ 29 của Việt Nam, dựa theo giá trị tài sản.
Sau khi sáp nhập, ngân hàng này sẽ trở thành ngân hàng hạng trung, với tổng số vốn ở mức 438 triệu đôla, theo thông tin từ trang web của ngân hàng.
"Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ làm một người cộng sản tốt hơn là làm mố"
Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch của chính phủ nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang bị ảnh hưởng nặng nề vì nợ xấu.
Giới phân tích cho rằng PVFC sẽ hưởng lợi từ việc sáp nhập, bất chấp khối nợ xấu mà Western Bank đang gánh, khoảng 110 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện nay.
Một chuyên gia phân tích muốn ẩn danh, hiện đang làm trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh nói Western Bank đang gặp nhiều vấn đề về thanh khoản, trong khi đó, PVFC, một tổ chức tài chính, lại không phải là ngân hàng - lại bị giới hạn bởi những điều lệ không cho phép họ điều động vốn từ các cá nhân.
"Sáp nhập hai công ty này với nhau sẽ không những giải quyết vấn đề này, mà còn đem lại những lợi ích khổng lồ dựa vào quan hệ của thương hiệu PVFC với ngành công nghiệp dầu khí," người này nói.
Tuy nhiên, PVFC vẫn do dự. Tập đoàn này ra thông cáo bác bỏ thông tin về vụ sáp nhập.
Đây không phải là lần đầu tiên các công ty phản đối những vụ "cưới chạy bầu" do nhà nước dàn xếp.
Mặc dù chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng những vụ sáp nhập xảy ra trên cơ sở tự giác, tuy nhiên vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB năm ngoái, bất chấp bị bác bỏ bởi cả hai ngân hàng, vẫn được tiến hành.
PVFC có vẻ như có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Tập đoàn này có 78% cổ phần sở hữu bởi PetroVietnam, vốn hoàn toàn sở hữu bởi Nhà nước.
Morgan Stanley, sở hữu 10%, vẫn giữ im lặng một cách đáng nghi ngờ.
[h=2]Chưa có tiến triển rõ rệt[/h]
50 ngân hàng tại Việt Nam, sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng tín dụng quá nóng, đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng vì các khoản vốn cho những doanh nghiệp nhà nước và các thế lực đầu cơ bất động sản đã không mang lại hiệu quả.
Những khoản nợ xấu hiện chiếm khoảng 6% tổng nợ, thấp hơn với mức 8% năm ngoái.
Fitch, hãng xếp hạng tín dụng, ước lượng chi phí tái huy động vốn khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng 7-20% Tổng sản phẩm quốc nội - một khoản đủ lớn để Ngân hàng thế giới phải vào cuộc cho Việt Nam vay vốn.
Tháng Ba năm ngoái, Việt Nam công bố kế hoạch bắt buộc các ngân hàng sáp nhập, xác định 10 ngân hàng nằm trong diện cần sáp nhập trong thời điểm ba năm từ 2010-2015.
Vào lúc đó, các kế hoạch được cho là quyết liệt của chính phủ được nhiều người trong giới chuyên gia hoan nghênh.
Tuy nhiên, cho đến nay, khi một nửa các ngân hàng trên đã sáp nhập, họ lại không còn tỏ ra chắc chắn như vậy nữa.
Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam nói kế hoạch trên thiếu những mục tiêu chi tiết.
"Mục tiêu giảm số lượng các ngân hàng thương mại là rõ ràng, tuy nhiên không có khoản nào nói rõ chúng ta sẽ phát triển hệ thống ngân hàng, làm cho nó lành mạnh như thế nào," ông Thành nói.
Ambreesh Srivastava, trưởng nhóm tài chính khu vực Nam và Đông Nam Á của Fitch nói ông chưa nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt nào kể từ khi kế hoạch của chính phủ bắt đầu.
"Các tiến trình cần phải rõ ràng hơn," ông nói trong lúc cho rằng Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn vào vấn đề sở hữu chéo về trung hạn.
Vào ngày 15/3, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề bạt một phó thủ tướng và thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban tái cơ cấu ngân hàng từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên nhiệm vụ của họ có vẻ rất khó khăn.
Ông Brett Krause, giám đốc điều hành Citibank Việt Nam nói "sự minh bạch và tốc độ phản hồi của chính phủ" là tối quan trọng để đảm bảo thành công.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các ngân hàng tư nhân và các tập đoàn quốc doanh khổng lồ tỏ ra lúng túng trước những thay đổi vừa mới được thông qua, chính phủ có vẻ như phải thay đổi chiến lược nếu như họ muốn thành công.
Theo BBC Vietnamese