T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 2:58 PM | 19/03/2011 ) Một tuần sau thảm họa động đất và sóng thần kéo theo khủng hoảng hạt nhân, chính phủ Nhật Bản thề xây dựng lại quốc gia từ đống đổ nát, trong khi người dân nắm chặt tay nhau cùng cầu nguyện.
Một cụ bà đau khổ khi về thăm lại ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại Rikuzentakata, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Toàn thế giới đang báo động, theo dõi mọi dấu hiệu về sự gia tăng hàm lượng phóng xạ phát ra từ nhà máy có 6 lò phản ứng, và những tổn thất đối với nền kinh tế Nhật có thể gây hiệu ứng lan truyền trên toàn cầu như thế nào.
Khi ngày mới bắt đầu ở đông bắc Nhật Bản hôm nay, khói vẫn bốc lên từ lò phản ứng số 3. Đội cứu hộ khẩn cấp đang đối mặt với hai thách thức tại nhà máy: làm nguội nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng và làm nguội bể nước chứa hàng nghìn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Hôm qua, còi báo động vang lên khắp đường bờ biển phía đông bắc bị tàn phá nhằm đánh dấu 1 tuần quốc gia này lâm vào thảm họa. Các thế lực thiên nhiên đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.900 người, với hàng nghìn người còn mất tích và nhiều thị trấn bị xóa sổ.
Thảm họa còn kéo theo nguy cơ về một cuộc khủng hoảng hạt nhân, khi sóng thần làm hỏng hệ thống làm lạnh tại nhà máy hạt nhân Fukushima I, gây ra nhiều vụ nổ và hiện tượng nóng chảy lõi nhiên liệu. Tai ương này còn gây ra tình trạng mất điện và khiến nhiều nhà máy đóng cửa, làm tổn hại đến nền sản xuất trên toàn cầu và khiến giá cổ phiếu Nhật giảm nghiêm trọng.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan trong buổi họp báo hôm qua. Ông nói về các nguy cơ từ nhà máy điện hạt nhân bị hỏng, việc cắt điện trên diện rộng và yêu cầu tiết kiệm năng lượng sau thiên tai. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thề rằng thảm họa này sẽ không làm Nhật Bản gục ngã
"Chúng ta sẽ xây dựng lại Nhật Bản từ đổ nát", AP dẫn lời ông nói trong bài phát biểu phát trên truyền hình cả nước hôm qua, và so sánh với sự trỗi dậy của Nhật Bản để trở thành một thế lực trên thế giới, sau Thế chiến II.
"Trong lịch sử của chúng ta, một quốc đảo nhỏ bé đã tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ, nhờ vào sự nỗ lực của mọi người dân Nhật Bản. Đó là cách mà Nhật Bản vươn lên", ông nói.
Hôm qua, tại khu vực thảm họa, những người sống sót sau sóng thần, lính cứu hộ và dân thường đã dành một phút mặc niệm vào đúng 2h46 phút – thời khắc mà trận động đất mạnh 9,0 độ Richter xảy ra vào một tuần trước. Nhiều người ôm nhau trong cái rét. Khi còi báo động vang lên, mọi người cúi thấp đầu xuống và nắm chặt tay cầu nguyện.
Tại thị trấn Hirota bị phá hủy nặng nề, Tetsuko Ito, 70 tuổi, sụt sùi khóc khi bà ôm một người bạn cũ gặp tại trung tâm sơ tán. Một trong những người con trai của bà mất tích và người con khác đã di tản khỏi ngôi nhà gần nhà máy hạt nhân Fukushima.
"Mỗi ngày đều kinh khủng. Liệu có vụ nổ khác ở lò phản ứng? Liệu sẽ có thông báo rằng con trai tôi đã chết?", bà nói.
Bà đã tìm kiếm con trai mình trong ba ngày sau động đất, rồi xe bà hết sạch xăng.
"Tôi nghĩ rằng nó đã chết rồi. Nếu nó còn sống, nó thể nào cũng phải liên lạc với một ai đó", bà nói. "Đứa con trai kia của tôi vẫn sống, nhưng chúng tôi không biết liệu có xảy ra một vụ nổ hạt nhân hay không".
Cảnh sát cho biết hơn 452.000 người bị mất nhà cửa sau trận động đất và sóng thần. Họ hiện sống trong các trường học và các nhà tạm trú, với lượng cung cấp xăng dầu, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác bị hạn chế. Khoảng 343.000 gia đình vẫn không có điện và 1 triệu nhà không có nước.
Chính phủ đã nâng mức nghiêm trọng của sự cố hạt nhân từ cấp 4 lên cấp 5, trên thang độ quốc tế gồm 7 cấp, ám chỉ một hậu quả lan rộng hơn trong khu vực.
(theo vnexpress)
Một cụ bà đau khổ khi về thăm lại ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại Rikuzentakata, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Toàn thế giới đang báo động, theo dõi mọi dấu hiệu về sự gia tăng hàm lượng phóng xạ phát ra từ nhà máy có 6 lò phản ứng, và những tổn thất đối với nền kinh tế Nhật có thể gây hiệu ứng lan truyền trên toàn cầu như thế nào.
Khi ngày mới bắt đầu ở đông bắc Nhật Bản hôm nay, khói vẫn bốc lên từ lò phản ứng số 3. Đội cứu hộ khẩn cấp đang đối mặt với hai thách thức tại nhà máy: làm nguội nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng và làm nguội bể nước chứa hàng nghìn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Hôm qua, còi báo động vang lên khắp đường bờ biển phía đông bắc bị tàn phá nhằm đánh dấu 1 tuần quốc gia này lâm vào thảm họa. Các thế lực thiên nhiên đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.900 người, với hàng nghìn người còn mất tích và nhiều thị trấn bị xóa sổ.
Thảm họa còn kéo theo nguy cơ về một cuộc khủng hoảng hạt nhân, khi sóng thần làm hỏng hệ thống làm lạnh tại nhà máy hạt nhân Fukushima I, gây ra nhiều vụ nổ và hiện tượng nóng chảy lõi nhiên liệu. Tai ương này còn gây ra tình trạng mất điện và khiến nhiều nhà máy đóng cửa, làm tổn hại đến nền sản xuất trên toàn cầu và khiến giá cổ phiếu Nhật giảm nghiêm trọng.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan trong buổi họp báo hôm qua. Ông nói về các nguy cơ từ nhà máy điện hạt nhân bị hỏng, việc cắt điện trên diện rộng và yêu cầu tiết kiệm năng lượng sau thiên tai. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thề rằng thảm họa này sẽ không làm Nhật Bản gục ngã
"Chúng ta sẽ xây dựng lại Nhật Bản từ đổ nát", AP dẫn lời ông nói trong bài phát biểu phát trên truyền hình cả nước hôm qua, và so sánh với sự trỗi dậy của Nhật Bản để trở thành một thế lực trên thế giới, sau Thế chiến II.
"Trong lịch sử của chúng ta, một quốc đảo nhỏ bé đã tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ, nhờ vào sự nỗ lực của mọi người dân Nhật Bản. Đó là cách mà Nhật Bản vươn lên", ông nói.
Hôm qua, tại khu vực thảm họa, những người sống sót sau sóng thần, lính cứu hộ và dân thường đã dành một phút mặc niệm vào đúng 2h46 phút – thời khắc mà trận động đất mạnh 9,0 độ Richter xảy ra vào một tuần trước. Nhiều người ôm nhau trong cái rét. Khi còi báo động vang lên, mọi người cúi thấp đầu xuống và nắm chặt tay cầu nguyện.
Tại thị trấn Hirota bị phá hủy nặng nề, Tetsuko Ito, 70 tuổi, sụt sùi khóc khi bà ôm một người bạn cũ gặp tại trung tâm sơ tán. Một trong những người con trai của bà mất tích và người con khác đã di tản khỏi ngôi nhà gần nhà máy hạt nhân Fukushima.
"Mỗi ngày đều kinh khủng. Liệu có vụ nổ khác ở lò phản ứng? Liệu sẽ có thông báo rằng con trai tôi đã chết?", bà nói.
Bà đã tìm kiếm con trai mình trong ba ngày sau động đất, rồi xe bà hết sạch xăng.
"Tôi nghĩ rằng nó đã chết rồi. Nếu nó còn sống, nó thể nào cũng phải liên lạc với một ai đó", bà nói. "Đứa con trai kia của tôi vẫn sống, nhưng chúng tôi không biết liệu có xảy ra một vụ nổ hạt nhân hay không".
Cảnh sát cho biết hơn 452.000 người bị mất nhà cửa sau trận động đất và sóng thần. Họ hiện sống trong các trường học và các nhà tạm trú, với lượng cung cấp xăng dầu, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác bị hạn chế. Khoảng 343.000 gia đình vẫn không có điện và 1 triệu nhà không có nước.
Chính phủ đã nâng mức nghiêm trọng của sự cố hạt nhân từ cấp 4 lên cấp 5, trên thang độ quốc tế gồm 7 cấp, ám chỉ một hậu quả lan rộng hơn trong khu vực.
(theo vnexpress)