T
T$
Guest
Trả lời Zing.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, mô hình kinh doanh như Grab hay Uber hiện nay chỉ đơn thuần là cung cấp công nghệ, không phải là đơn vị vận tải.
Sự xuất hiện của dịch vụ vận tải hành khách trực tuyến Grab, Easy taxi hay Uber những năm gần đây đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Bên lề buổi Tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề nóng trong quản lý xe hợp đồng điện tử Grab, Uber” của báo Giao thông vận tải diễn ra sáng nay, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ đã có cuộc trao đổi với Zing.vn.
- Bộ Giao thông có quan điểm như thế nào với loại hình kinh doanh mà Uber, Grab triển khai tại Việt Nam?
- Đứng về phía lợi ích của người tiêu dùng, chúng tôi khuyến khích việc ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại để đổi mới phương thức kinh doanh vận tải đã lỗi thời, thiếu hiệu quả. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới làm giảm các chi phí trung gian, hạ giá thành dịch vụ, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ tới người dùng. Điều này sẽ tạo nên thế cạnh tranh cần thiết giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo phương thức hiện đại với các doanh nghiệp vận tải truyền thống, từ đó thúc đẩy phát triển.
Tuy nhiên, dù hoạt động như thế nào, doanh nghiệp kinh doanh phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp sở hữu phần mềm công nghệ mới muốn kinh doanh hoạt động vận tải bắt buộc phải được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền. Uber, Grab hiện chỉ là các đơn vị đưa ra giải pháp về công nghệ làm nền tảng thúc đẩy những thay đổi tích cực trong phương thức kinh doanh vận tải mà thôi.
- Uber và Grab đưa các xe bình thường làm phương tiện vận tải và những xe này không phải chịu quy định của taxi, ông nhận xét gì về điều này?
- Như tôi đã nói, Uber hay Grab hiện chỉ là những doanh nghiệp kinh doanh phần mềm công nghệ thông tin, không phải là đơn vị kinh doanh vận tải, cụ thể là taxi.
Muốn hoạt động vận tải, các đơn vị này phải đảm bảo hội tụ đủ các điều kiện về phương tiện, thiết bị, sân bãi… và được cấp phép.
Còn việc Uber, Grab nếu tự kinh doanh giao thông vận tải hay bắt tay với các cá nhân tham gia kinh doanh vận tải mà không có giấy phép là sai luật. Thực tế, trong tháng đầu năm 2015, Bộ GTVT cũng đã tiến hành thanh kiểm tra các phương tiện vận chuyển hành khách sử dụng phần mềm gọi xe trực tuyến chưa được cấp phép hoạt động, phát hiện và xử lý vi phạm 40 vụ tại TP Hồ Chí Minh và 18 vụ tại Hà Nội.
- Ông đã từng đi thử dịch vụ này chưa?
- Tôi đã đi thử 2 lần. Cảm nhận ban đầu của tôi là dịch vụ nhanh, thao tác đơn giản. So sánh trên mặt bằng chung về giá cước với các hãng taxi truyền thống, tôi thấy thấp hơn.
Ở đây chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, việc ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý và triển khai hoạt động vận tại thực sự giúp giảm thiểu các chi phí trung gian, từ đó, làm hạ giá thành dịch vụ.
Khi trải nghiệm dịch vụ này, tôi nhận thấy nhiều điểm hay. Và khi doanh nghiệp công nghệ có kiến nghị xin thí điểm mô hình kết hợp với các hãng vận tải hành khách trên nền tảng công nghệ mới, chúng tôi đã báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT cấp phép triển khai thí điểm. Thời hạn thí điểm là 2 năm. Trong 2 năm, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện đánh giá theo giai đoạn. Nếu thành công, doanh nghiệp có thể kiến nghị lên để triển khai sớm.
- Theo ông, dịch vụ của Uber hay Grab có phá giá thị trường không?
- Nếu các đơn vị này kết hợp với các hãng taxi truyền thống, giá cước theo cước taxi của mỗi hãng thì khung giá này đã được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với xe hợp đồng, sử dụng hợp đồng điện tử thì trong nội dung hợp đồng đã thể hiện sự thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, các mức giá yêu cầu phải được niêm yết công khai và thông báo tới cơ quan chức năng. Chủ trương của chúng ta trước sau vẫn là để thị trường tự điều tiết đặt dưới sự quản lý của nhà nước và nhân dân giám sát. Nếu chất lượng dịch vụ của hãng tốt kết hợp giá thành rẻ, khách hàng sẽ chọn lựa.
- Ông có lo lắng cho số phận của taxi truyền thống khi bị đặt vào thế cạnh tranh với mô hình Uber, Grab hay không?
- Tôi nghĩ taxi truyền thống chưa ứng dụng công nghệ mới vào chứ nếu ứng dụng được thì tôi tin rằng, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Việc xuất hiện công nghệ mới có thể tạo những áp lực nhất thời lên các hãng truyền thống, song sẽ là yếu tố tất yếu giúp họ bứt phá để tồn tại và phát triển.
- Xin cảm ơn ông.
Diệp Sa (thực hiện)
Sự xuất hiện của dịch vụ vận tải hành khách trực tuyến Grab, Easy taxi hay Uber những năm gần đây đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Bên lề buổi Tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề nóng trong quản lý xe hợp đồng điện tử Grab, Uber” của báo Giao thông vận tải diễn ra sáng nay, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ đã có cuộc trao đổi với Zing.vn.
|
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ. Ảnh: Diệp Sa. |
- Đứng về phía lợi ích của người tiêu dùng, chúng tôi khuyến khích việc ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại để đổi mới phương thức kinh doanh vận tải đã lỗi thời, thiếu hiệu quả. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới làm giảm các chi phí trung gian, hạ giá thành dịch vụ, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ tới người dùng. Điều này sẽ tạo nên thế cạnh tranh cần thiết giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo phương thức hiện đại với các doanh nghiệp vận tải truyền thống, từ đó thúc đẩy phát triển.
Tuy nhiên, dù hoạt động như thế nào, doanh nghiệp kinh doanh phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp sở hữu phần mềm công nghệ mới muốn kinh doanh hoạt động vận tải bắt buộc phải được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền. Uber, Grab hiện chỉ là các đơn vị đưa ra giải pháp về công nghệ làm nền tảng thúc đẩy những thay đổi tích cực trong phương thức kinh doanh vận tải mà thôi.
- Uber và Grab đưa các xe bình thường làm phương tiện vận tải và những xe này không phải chịu quy định của taxi, ông nhận xét gì về điều này?
- Như tôi đã nói, Uber hay Grab hiện chỉ là những doanh nghiệp kinh doanh phần mềm công nghệ thông tin, không phải là đơn vị kinh doanh vận tải, cụ thể là taxi.
Muốn hoạt động vận tải, các đơn vị này phải đảm bảo hội tụ đủ các điều kiện về phương tiện, thiết bị, sân bãi… và được cấp phép.
Còn việc Uber, Grab nếu tự kinh doanh giao thông vận tải hay bắt tay với các cá nhân tham gia kinh doanh vận tải mà không có giấy phép là sai luật. Thực tế, trong tháng đầu năm 2015, Bộ GTVT cũng đã tiến hành thanh kiểm tra các phương tiện vận chuyển hành khách sử dụng phần mềm gọi xe trực tuyến chưa được cấp phép hoạt động, phát hiện và xử lý vi phạm 40 vụ tại TP Hồ Chí Minh và 18 vụ tại Hà Nội.
- Ông đã từng đi thử dịch vụ này chưa?
- Tôi đã đi thử 2 lần. Cảm nhận ban đầu của tôi là dịch vụ nhanh, thao tác đơn giản. So sánh trên mặt bằng chung về giá cước với các hãng taxi truyền thống, tôi thấy thấp hơn.
Ở đây chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, việc ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý và triển khai hoạt động vận tại thực sự giúp giảm thiểu các chi phí trung gian, từ đó, làm hạ giá thành dịch vụ.
Khi trải nghiệm dịch vụ này, tôi nhận thấy nhiều điểm hay. Và khi doanh nghiệp công nghệ có kiến nghị xin thí điểm mô hình kết hợp với các hãng vận tải hành khách trên nền tảng công nghệ mới, chúng tôi đã báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT cấp phép triển khai thí điểm. Thời hạn thí điểm là 2 năm. Trong 2 năm, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện đánh giá theo giai đoạn. Nếu thành công, doanh nghiệp có thể kiến nghị lên để triển khai sớm.
- Theo ông, dịch vụ của Uber hay Grab có phá giá thị trường không?
- Nếu các đơn vị này kết hợp với các hãng taxi truyền thống, giá cước theo cước taxi của mỗi hãng thì khung giá này đã được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với xe hợp đồng, sử dụng hợp đồng điện tử thì trong nội dung hợp đồng đã thể hiện sự thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, các mức giá yêu cầu phải được niêm yết công khai và thông báo tới cơ quan chức năng. Chủ trương của chúng ta trước sau vẫn là để thị trường tự điều tiết đặt dưới sự quản lý của nhà nước và nhân dân giám sát. Nếu chất lượng dịch vụ của hãng tốt kết hợp giá thành rẻ, khách hàng sẽ chọn lựa.
- Ông có lo lắng cho số phận của taxi truyền thống khi bị đặt vào thế cạnh tranh với mô hình Uber, Grab hay không?
- Tôi nghĩ taxi truyền thống chưa ứng dụng công nghệ mới vào chứ nếu ứng dụng được thì tôi tin rằng, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Việc xuất hiện công nghệ mới có thể tạo những áp lực nhất thời lên các hãng truyền thống, song sẽ là yếu tố tất yếu giúp họ bứt phá để tồn tại và phát triển.
- Xin cảm ơn ông.
Trả 6.000-9.000 đồng/km, khách hàng có thể ngồi Camry, thậm chí Mercedes E250. GrabCar và Uber đang khiến các hãng taxi truyền thống ở Việt Nam lo lắng. |
Diệp Sa (thực hiện)