[h=2]Những ngày qua, dư luận tỉnh Thái Bình hoang mang trước tin đồn cua Trung Quốc gây vô sinh, ung thư… được nhóm người lạ thả ra sông ngòi để... nhân giống.[/h]
Tin đồn còn rộ lên rằng giống cua này tiềm ẩn những hiểm họa các mầm bệnh nguy hiểm cho người ăn.
Đoạn sông chảy qua tỉnh Thái Bình đang xôn xao tin đồn nhóm người lạ thả cua có nguồn gốc Trung Quốc gân ung thư, vô sinh… làm hoang mang dư luận.
“Giống cua này trước khi được thả ra ngoài tự nhiên được tiêm thuốc. Nên người ăn nếu là thiếu nữ thì sẽ bị vô sinh, người già thì bị ung thư hay các căn bệnh hiểm nghèo… Nói chung là vô cùng độc hại” – chị Nguyễn Thị Mai, người dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, cho hay.
Tin đồn càng ly kỳ hơn khi người ta kể với nhau, chính mắt người dân bản địa đã “bắt quả tang nhóm người lạ mang cả bao tải cua đồng ra sông thả”. Vị trí bắt quả tang thả cua thuộc một khúc sông chảy qua xã Đông Xuân, một vị trí khác thuộc xã Nguyên Xá (cùng thuộc huyện Đông Hưng).
Việc các đối tượng lạ mang cả bao tải cua đồng thả xuống sông là một điều xưa nay chưa từng xảy ra ở vùng quê lúa, nhất là thời điểm hiện tại, 1kg cua đồng bán tại các chợ quê có giá từ 120.000 – 150.000đồng/kg.
Việc cua đồng nguồn gốc Trung Quốc gây ung thư, vô sinh… chỉ là tin đồn.
Cả tải cua nặng hàng tạ nếu bán cũng phải hàng triệu đồng. Không ai dại mang cả đống tiền đổ xuống sông, xuống ruộng như thế cả. Vẫn câu chuyện đồn thổi, khi những người dân thấy sự lạ đã giữ người lạ mặt kia lại hỏi lai lịch, người này cho biết được thuê mang cua đi thả xuống sông, và đó là loài phóng sinh.
Tại địa điểm thả cua thứ hai trên khúc sông thuộc xã Nguyên Xá (cách vị trí thả cua ở Đông Xuân chừng 6km), nhiều người dân xã Nguyên Xá đã đổ xô đi vớt cua, có người vớt được cả chục kg, bán được tiền triệu.
Sau đó, người dân lại truyền tai, giống cua mang “phóng sinh” xuống sông thực chất là giống cua xuất xứ từ Trung Quốc, bị tiêm thuốc gây vô sinh, ung thư… trước khi thả.
Ngay sau đó, tin đồn này lan nhanh ở khắp các ngóc ngách, chợ quê. Nhiều gia đình không dám mua cua đồng về ăn, vì sợ “cua Trung Quốc” có… thuốc độc.
Cua đồng, ngao, cáy hôi… Trung Quốc tẩm độc
Không chỉ riêng cua đồng, nhiều giống loài khác mà từ trước đến nay, người dân tỉnh lúa vẫn dùng trong các bữa ăn thường ngày cũng được đồn thổi là xuất xứ từ Trung Quốc và gây bệnh.
Cơ quan chức năng cũng như những người có kinh nghiệm khẳng định đây là tin đồn thất thiệt.
Trước những tin đồn trên, các bà nội trợ đã hoang mang không dám mua cua đồng, cáy hôi, ngao, don… về nấu canh. Các chợ quê cũng thêm phần xớn xác vì các mẹ, các chị ai cũng lo ngại. Chỉ tội các bà bán cua, cáy… ngồi ế hàng.
Chị Mai, một người buôn bán hàng tạp hóa trong các chợ phiên ở làng, kể: “Tôi làm nghề buôn hàng tạp hóa ở các chợ phiên gần nhau, mỗi xã một tuần có một phiên. Chợ nào cũng đồn ầm lên về chuyện cua Trung Quốc… Chẳng biết thực hư như thế nào, nhưng tôi cũng đâm ra sợ lây, không dám mua cua về nấu canh như mọi khi”.
Nhiều người dân cho biết, thời điểm “bắt quả tang người lạ thả cua Trung Quốc xuống sông” rơi vào ngày Phật Đản (ngày 8/4 Âm lịch, cách đây gần một tháng). Chính vì thế, người được thuê mới dựa vào lý do “được thuê đi phóng sinh cua” xuống sông, chứ anh ta cũng không hiểu, vì sao người ta lại thuê mình đi thả cua…
Tin đồn về “cua Trung Quốc gây vô sinh, ung thư” theo chân những tiểu thương như chị Mai từ chợ quê này sang chợ quê khác, sau đó lan xuống các xã tiếp giáp nhau, lan từ huyện này sang huyện khác… càng khiến người dân thêm hoang mang, lo sợ.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng như những người có kinh nghiệm khẳng định đây là tin đồn thất thiệt. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản nước ngọt Phan Nam (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho hay, không có chuyện cua đồng nguồn gốc Trung Quốc gây bệnh được thả ra môi trường.
Giống cua mai to, yếm to… mà người dân nói đến thực chất là cua đồng nuôi theo mô hình trang trại từ miền Nam chuyển ra. Giá thành giống cua nuôi này tại nơi bán chỉ vài chục ngàn/kg; vận chuyển ra Bắc, giá bán lên đến hơn 100.000 đồng/kg.
Trong quá trình vận chuyển bằng xe đông lạnh, cua ngủ đông nên người bấy đi, chậm chạp, không khỏe mạnh như cua đồng ngoài Bắc, do đó nhiều người dân không biết.
Ông Đặng Phong Ba - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Thái Bình khẳng định, đó chỉ là tin đồn thất thiệt.
Theo ông Ba, hiện các cơ quan chuyên môn cũng chưa có bất cứ dự án nào liên quan đến việc thả giống loài thủy sản nước ngọt (như tôm, cua…) xuống sông, hồ để cân bằng giống loài trong môi trường tự nhiên.
“Trường hợp thả các giống loài ngoại lai xuống môi trường tự nhiên bao giờ cũng phải có ý kiến chuyên môn, nghiên cứu dự án… của nhiều cơ quan hữu quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự ý thả giống loài ngoại lai mà chưa được phép, chưa biết tác động như thế nào đến môi trường, cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vì tác động đến môi trường sinh thái” - ông Ba nói.
Tin đồn còn rộ lên rằng giống cua này tiềm ẩn những hiểm họa các mầm bệnh nguy hiểm cho người ăn.
Đoạn sông chảy qua tỉnh Thái Bình đang xôn xao tin đồn nhóm người lạ thả cua có nguồn gốc Trung Quốc gân ung thư, vô sinh… làm hoang mang dư luận.
“Giống cua này trước khi được thả ra ngoài tự nhiên được tiêm thuốc. Nên người ăn nếu là thiếu nữ thì sẽ bị vô sinh, người già thì bị ung thư hay các căn bệnh hiểm nghèo… Nói chung là vô cùng độc hại” – chị Nguyễn Thị Mai, người dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, cho hay.
Tin đồn càng ly kỳ hơn khi người ta kể với nhau, chính mắt người dân bản địa đã “bắt quả tang nhóm người lạ mang cả bao tải cua đồng ra sông thả”. Vị trí bắt quả tang thả cua thuộc một khúc sông chảy qua xã Đông Xuân, một vị trí khác thuộc xã Nguyên Xá (cùng thuộc huyện Đông Hưng).
Việc các đối tượng lạ mang cả bao tải cua đồng thả xuống sông là một điều xưa nay chưa từng xảy ra ở vùng quê lúa, nhất là thời điểm hiện tại, 1kg cua đồng bán tại các chợ quê có giá từ 120.000 – 150.000đồng/kg.
Việc cua đồng nguồn gốc Trung Quốc gây ung thư, vô sinh… chỉ là tin đồn.
Cả tải cua nặng hàng tạ nếu bán cũng phải hàng triệu đồng. Không ai dại mang cả đống tiền đổ xuống sông, xuống ruộng như thế cả. Vẫn câu chuyện đồn thổi, khi những người dân thấy sự lạ đã giữ người lạ mặt kia lại hỏi lai lịch, người này cho biết được thuê mang cua đi thả xuống sông, và đó là loài phóng sinh.
Tại địa điểm thả cua thứ hai trên khúc sông thuộc xã Nguyên Xá (cách vị trí thả cua ở Đông Xuân chừng 6km), nhiều người dân xã Nguyên Xá đã đổ xô đi vớt cua, có người vớt được cả chục kg, bán được tiền triệu.
Sau đó, người dân lại truyền tai, giống cua mang “phóng sinh” xuống sông thực chất là giống cua xuất xứ từ Trung Quốc, bị tiêm thuốc gây vô sinh, ung thư… trước khi thả.
Ngay sau đó, tin đồn này lan nhanh ở khắp các ngóc ngách, chợ quê. Nhiều gia đình không dám mua cua đồng về ăn, vì sợ “cua Trung Quốc” có… thuốc độc.
Cua đồng, ngao, cáy hôi… Trung Quốc tẩm độc
Không chỉ riêng cua đồng, nhiều giống loài khác mà từ trước đến nay, người dân tỉnh lúa vẫn dùng trong các bữa ăn thường ngày cũng được đồn thổi là xuất xứ từ Trung Quốc và gây bệnh.
Cơ quan chức năng cũng như những người có kinh nghiệm khẳng định đây là tin đồn thất thiệt.
Trước những tin đồn trên, các bà nội trợ đã hoang mang không dám mua cua đồng, cáy hôi, ngao, don… về nấu canh. Các chợ quê cũng thêm phần xớn xác vì các mẹ, các chị ai cũng lo ngại. Chỉ tội các bà bán cua, cáy… ngồi ế hàng.
Chị Mai, một người buôn bán hàng tạp hóa trong các chợ phiên ở làng, kể: “Tôi làm nghề buôn hàng tạp hóa ở các chợ phiên gần nhau, mỗi xã một tuần có một phiên. Chợ nào cũng đồn ầm lên về chuyện cua Trung Quốc… Chẳng biết thực hư như thế nào, nhưng tôi cũng đâm ra sợ lây, không dám mua cua về nấu canh như mọi khi”.
Nhiều người dân cho biết, thời điểm “bắt quả tang người lạ thả cua Trung Quốc xuống sông” rơi vào ngày Phật Đản (ngày 8/4 Âm lịch, cách đây gần một tháng). Chính vì thế, người được thuê mới dựa vào lý do “được thuê đi phóng sinh cua” xuống sông, chứ anh ta cũng không hiểu, vì sao người ta lại thuê mình đi thả cua…
Tin đồn về “cua Trung Quốc gây vô sinh, ung thư” theo chân những tiểu thương như chị Mai từ chợ quê này sang chợ quê khác, sau đó lan xuống các xã tiếp giáp nhau, lan từ huyện này sang huyện khác… càng khiến người dân thêm hoang mang, lo sợ.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng như những người có kinh nghiệm khẳng định đây là tin đồn thất thiệt. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản nước ngọt Phan Nam (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho hay, không có chuyện cua đồng nguồn gốc Trung Quốc gây bệnh được thả ra môi trường.
Giống cua mai to, yếm to… mà người dân nói đến thực chất là cua đồng nuôi theo mô hình trang trại từ miền Nam chuyển ra. Giá thành giống cua nuôi này tại nơi bán chỉ vài chục ngàn/kg; vận chuyển ra Bắc, giá bán lên đến hơn 100.000 đồng/kg.
Trong quá trình vận chuyển bằng xe đông lạnh, cua ngủ đông nên người bấy đi, chậm chạp, không khỏe mạnh như cua đồng ngoài Bắc, do đó nhiều người dân không biết.
Ông Đặng Phong Ba - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Thái Bình khẳng định, đó chỉ là tin đồn thất thiệt.
Theo ông Ba, hiện các cơ quan chuyên môn cũng chưa có bất cứ dự án nào liên quan đến việc thả giống loài thủy sản nước ngọt (như tôm, cua…) xuống sông, hồ để cân bằng giống loài trong môi trường tự nhiên.
“Trường hợp thả các giống loài ngoại lai xuống môi trường tự nhiên bao giờ cũng phải có ý kiến chuyên môn, nghiên cứu dự án… của nhiều cơ quan hữu quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự ý thả giống loài ngoại lai mà chưa được phép, chưa biết tác động như thế nào đến môi trường, cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vì tác động đến môi trường sinh thái” - ông Ba nói.