T
T$
Guest
Trần Công Hưng Gửi tới BBC từ Hà Nội
Những e ngại về thể lực của U19 Việt Nam khi bước vào trận đấu thứ 3 trong vòng 6 ngày đã trở thành hiện thực. Để cố gắng phục vụ khán giả theo những lời khuyên của một số lãnh đạo, huấn luyện viên Guillaume đã dùng đội hình gần như là mạnh nhất trong trận đấu không còn nhiều ý nghĩa với U19 Nhật Bản vào ngày 9/9.
Kết quả là Việt Nam vẫn thua, chúng ta vừa không thể nhất bảng vừa không được dưỡng sức. Gặp đối thủ lớn Myanmar tại bán kết, chúng ta đã bung hết sức để có được trận thắng tuyệt vời. Tiếc là trận đấu đó đã lấy đi phần lớn thể lực của các cầu thủ.
Thất bại thứ 3 liên tiếp trong một trận chung kết
Bất kể là ai, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, châu Âu hay châu Mỹ, các cầu thủ phải được nghỉ 3 ngày mới hoàn toàn khôi phục được thể trạng. Ở trận thứ 2 việc hao mòn thể lực chưa được thể hiện, nhưng sang đến trận thứ 3 thì những bước chân sẽ có sự khác biệt rất rõ.
Nếu trận đầu tiên trong loạt 3 trận trong 6 ngày - gặp Nhật ở vòng bảng chúng ta không dùng những người xuất sắc nhất, họ đã không bị ảnh hưởng khi bước vào chung kết.
Trận đấu đêm qua, những người ngồi trên sân Mỹ Đình đã thấy những đôi chân nặng nề của Công Phượng hay Tuấn Anh, khi những bước chạy không được thanh thoát, thật khó đòi hỏi được gì hơn ở những cầu thủ của chúng ta.
Cả trận Việt Nam chỉ có duy nhất một cú sút (nhưng không trúng khung thành) ở phút thứ 46, còn lại thì việc đưa bóng vào khu vực 16m50 đã là rất hiếm hoi. Chúng ta không còn đủ sức để áp sát cũng như di chuyển tạo khoảng trống hay qua người. Mọi chuyện đối với Nhật Bản trở nên khá dễ dàng.
Lỗi do đâu?
Bàn thắng của cầu thủ số 9 Omotehara Genta U19 Nhật Bản ghi ở phút thứ 75. Các cầu thủ hoàn toàn không có lỗi, họ phải thi đấu với một nền bóng đá đã phát triển có chiều sâu. Để cải thiện thể trạng, nước Nhật có một chương trình riêng, như các trường học được cung cấp sữa miễn phí chẳng hạn. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ, thể chất của người Nhật mới tăng lên.
Nước ta mới vừa thoát nghèo nên con cháu của thế hệ này chưa thể có sự khác biệt nhiều so với trước. Chúng ta thường chê "các cầu thủ Việt Nam yếu quá" mà không nhớ rằng chúng ta cũng là người Việt Nam, các tuyển thủ chính là đại diện của chúng ta, họ đã là những người khỏe nhất trong những người không khỏe mạnh của dải đất hình chữ S.
Phải thấy rằng trong một nền bóng đá đang tồi tệ, điểm sáng U19 là nỗ lực của một cá nhân. Nếu không có ông Đoàn Nguyên Đức, Công Phượng giờ đây có lẽ cũng đang ngồi trên ghế nhà trường như bao thanh niên khác.
Việt Nam có nhiều đội trẻ rất hay, nhưng sau khi thi đấu ở cấp Thiếu niên Nhi đồng, các cầu thủ nhí đành "giải nghệ" vì ở tỉnh đó không có đội bóng cho lứa tuổi lớn hơn. Bóng đá trẻ, như vậy chỉ để cho vui.
Nhiều người không biết rằng Liên đoàn cũng có một đội trẻ, được tập hợp bằng cách vận động các câu lạc bộ đưa tài năng của mình lên.
Tất nhiên là chẳng đơn vị nào dại gì mà cống nạp những cầu thủ hứa hẹn nhất, nên kết quả duy nhất của đội trẻ này có lẽ là để giải ngân một khoản chi phí. Có thể khẳng định đội này không giỏi, nếu không các cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG đã chẳng có cơ hội đại diện cho quốc gia đi thi đấu.
Cần thay đổi cả nền thể thao
Sân vận động Mỹ Đình chứng kiến sự cổ vũ của hàng chục ngàn người hâm mộ. Các cầu thủ Học viện JMG là nòng cốt của U19, còn lại những sự bổ sung là tương đối hạn chế. Ngay trong chính JMG, chỉ trong một khóa mà đòi hỏi dư thừa tài năng cũng là điều không thể, vì vậy khi một cầu thủ trong đội hình chính phải nghỉ, sức mạnh của đội ngay lập tức bị ảnh hưởng.
Nhìn sang Nhật Bản, đội hình lần này sang Việt Nam chỉ là đội hình 2 của họ, vậy mà trong trận họ vẫn có thể thay đổi rất nhiều vị trí, ai cũng giỏi cả.
Đó là sự phát triển rộng khắp của hệ thống các đội bóng trẻ. Để có được ngày hôm nay, nước Bỉ cũng đã phải đề ra một chiến lược phát triển riêng, bắt đầu từ bóng đá học đường.
Nền thể thao Tây Ban Nha cũng có thời điểm tồi tệ nhưng sau một thời gian dài khuyến khích, nước này trong vài năm trước có Đội tuyển bóng đá số 1, tay đua Công thức một số 1 (Fernando Alonso) và tay vợt số 1 (Rafael Nadal) thế giới...
Nếu thấy tương lai của nghiệp thể thao xán lạn, hay đơn giản là chơi thể thao bây giờ thì được nhiều ưu đãi, nhiều em nhỏ sẽ không ngại ngần mà theo đuổi ước mơ chứ không phải chỉ để cho vui như bây giờ. Được như vậy, sẽ có thêm bao nhiêu Công Phượng không bị bỏ sót?
Nếu so sánh việc bỏ nhiều tỷ cho một hợp đồng của nhiều đội bóng V-League với việc đầu tư cho bóng đá trẻ của ông Đoàn Nguyên Đức thì tính đến thời điểm này, cách làm của ông chủ Hoàng Lai Gia Lai vừa ít tốn kém vừa hiệu quả hơn. Liệu có một cuộc đua về bóng đá trẻ trong thời gian tới, nếu có, chắc chắn bóng đá Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Phân tích để thấy rằng, kết quả không chỉ đến trong ngày một ngày hai. U19 Việt Nam có thành công trong giải vô địch châu Á tới đây? Thật khó có thể nói trước. Nhưng dù có thất bại, các em vẫn là niềm cảm hứng của cả dân tộc Việt Nam. Trận thắng Myanmar vẫn là trận đấu đáng khen ngợi và Cúp Nutifood vẫn là giải đấu mang lại nhiều bài học.
Ở đó, Công Phượng đã dạy cho nhiều người tinh thần vươn lên của một cậu bé từng bị không cho ăn cơm cùng đồng đội và phải ngủ ngoài đường để thi vào Học viện Hoàng Anh Gia Lai. Hãy bắt đầu một ước mơ...như Công Phượng. Và những người làm bóng đá Việt Nam, hãy cho các em nhỏ được thực hiện giấc mơ của mình.
Bài viết thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả.
Theo BBC Vietnamese
- 14 tháng 9 2014
Kết quả là Việt Nam vẫn thua, chúng ta vừa không thể nhất bảng vừa không được dưỡng sức. Gặp đối thủ lớn Myanmar tại bán kết, chúng ta đã bung hết sức để có được trận thắng tuyệt vời. Tiếc là trận đấu đó đã lấy đi phần lớn thể lực của các cầu thủ.
Thất bại thứ 3 liên tiếp trong một trận chung kết
Bất kể là ai, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, châu Âu hay châu Mỹ, các cầu thủ phải được nghỉ 3 ngày mới hoàn toàn khôi phục được thể trạng. Ở trận thứ 2 việc hao mòn thể lực chưa được thể hiện, nhưng sang đến trận thứ 3 thì những bước chân sẽ có sự khác biệt rất rõ.
Nếu trận đầu tiên trong loạt 3 trận trong 6 ngày - gặp Nhật ở vòng bảng chúng ta không dùng những người xuất sắc nhất, họ đã không bị ảnh hưởng khi bước vào chung kết.
Trận đấu đêm qua, những người ngồi trên sân Mỹ Đình đã thấy những đôi chân nặng nề của Công Phượng hay Tuấn Anh, khi những bước chạy không được thanh thoát, thật khó đòi hỏi được gì hơn ở những cầu thủ của chúng ta.
Cả trận Việt Nam chỉ có duy nhất một cú sút (nhưng không trúng khung thành) ở phút thứ 46, còn lại thì việc đưa bóng vào khu vực 16m50 đã là rất hiếm hoi. Chúng ta không còn đủ sức để áp sát cũng như di chuyển tạo khoảng trống hay qua người. Mọi chuyện đối với Nhật Bản trở nên khá dễ dàng.
Lỗi do đâu?
Nước ta mới vừa thoát nghèo nên con cháu của thế hệ này chưa thể có sự khác biệt nhiều so với trước. Chúng ta thường chê "các cầu thủ Việt Nam yếu quá" mà không nhớ rằng chúng ta cũng là người Việt Nam, các tuyển thủ chính là đại diện của chúng ta, họ đã là những người khỏe nhất trong những người không khỏe mạnh của dải đất hình chữ S.
Phải thấy rằng trong một nền bóng đá đang tồi tệ, điểm sáng U19 là nỗ lực của một cá nhân. Nếu không có ông Đoàn Nguyên Đức, Công Phượng giờ đây có lẽ cũng đang ngồi trên ghế nhà trường như bao thanh niên khác.
Việt Nam có nhiều đội trẻ rất hay, nhưng sau khi thi đấu ở cấp Thiếu niên Nhi đồng, các cầu thủ nhí đành "giải nghệ" vì ở tỉnh đó không có đội bóng cho lứa tuổi lớn hơn. Bóng đá trẻ, như vậy chỉ để cho vui.
Nhiều người không biết rằng Liên đoàn cũng có một đội trẻ, được tập hợp bằng cách vận động các câu lạc bộ đưa tài năng của mình lên.
Tất nhiên là chẳng đơn vị nào dại gì mà cống nạp những cầu thủ hứa hẹn nhất, nên kết quả duy nhất của đội trẻ này có lẽ là để giải ngân một khoản chi phí. Có thể khẳng định đội này không giỏi, nếu không các cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG đã chẳng có cơ hội đại diện cho quốc gia đi thi đấu.
Cần thay đổi cả nền thể thao
Nhìn sang Nhật Bản, đội hình lần này sang Việt Nam chỉ là đội hình 2 của họ, vậy mà trong trận họ vẫn có thể thay đổi rất nhiều vị trí, ai cũng giỏi cả.
Đó là sự phát triển rộng khắp của hệ thống các đội bóng trẻ. Để có được ngày hôm nay, nước Bỉ cũng đã phải đề ra một chiến lược phát triển riêng, bắt đầu từ bóng đá học đường.
Hãy bắt đầu một ước mơ...như Công Phượng
Nền thể thao Tây Ban Nha cũng có thời điểm tồi tệ nhưng sau một thời gian dài khuyến khích, nước này trong vài năm trước có Đội tuyển bóng đá số 1, tay đua Công thức một số 1 (Fernando Alonso) và tay vợt số 1 (Rafael Nadal) thế giới...
Nếu thấy tương lai của nghiệp thể thao xán lạn, hay đơn giản là chơi thể thao bây giờ thì được nhiều ưu đãi, nhiều em nhỏ sẽ không ngại ngần mà theo đuổi ước mơ chứ không phải chỉ để cho vui như bây giờ. Được như vậy, sẽ có thêm bao nhiêu Công Phượng không bị bỏ sót?
Nếu so sánh việc bỏ nhiều tỷ cho một hợp đồng của nhiều đội bóng V-League với việc đầu tư cho bóng đá trẻ của ông Đoàn Nguyên Đức thì tính đến thời điểm này, cách làm của ông chủ Hoàng Lai Gia Lai vừa ít tốn kém vừa hiệu quả hơn. Liệu có một cuộc đua về bóng đá trẻ trong thời gian tới, nếu có, chắc chắn bóng đá Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Phân tích để thấy rằng, kết quả không chỉ đến trong ngày một ngày hai. U19 Việt Nam có thành công trong giải vô địch châu Á tới đây? Thật khó có thể nói trước. Nhưng dù có thất bại, các em vẫn là niềm cảm hứng của cả dân tộc Việt Nam. Trận thắng Myanmar vẫn là trận đấu đáng khen ngợi và Cúp Nutifood vẫn là giải đấu mang lại nhiều bài học.
Ở đó, Công Phượng đã dạy cho nhiều người tinh thần vươn lên của một cậu bé từng bị không cho ăn cơm cùng đồng đội và phải ngủ ngoài đường để thi vào Học viện Hoàng Anh Gia Lai. Hãy bắt đầu một ước mơ...như Công Phượng. Và những người làm bóng đá Việt Nam, hãy cho các em nhỏ được thực hiện giấc mơ của mình.
Bài viết thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả.
Theo BBC Vietnamese