Thuốc giả ngày càng được làm tinh vi và khó phát hiện. Nạn thuốc giả hoành hành đang là vấn nạn lớn, hàng ngày đe dọa và rình rập tính mạng của rất nhiều người bệnh.
Thuốc giả: 'Chờ được vạ má đã sưng' - ảnh minh họa
Nhập nhèm thật giả
Thấy con nhỏ ho sốt và sổ mũi nên như mọi lần chị Nguyễn Thị Huyền (Văn Lâm, Hưng Yên) đi mua thuốc Zithromax về pha cho con uống. Mọi lần thuốc pha xong sẽ có màu trắng sữa song lần này chị giật mình bởi thuốc pha xong thì ngả sang màu đen. Chị cẩn thận xem lại thì thấy thuốc vẫn còn hạn sử dụng, nghi rằng mua phải thuốc giả nên chị không dám cho em bé uống. Những trường hợp một phen “hoảng hồn” như chị Huyền quả thực không hiếm gặp trong đời sống hiện đại, khi mà thuốc giả ngày nay đang tràn lan và rất khó để phân biệt thật giả.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2012, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng là 3,09% số mẫu được kiểm tra, tăng khoảng 0,2% so với năm 2011. Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện chiếm 0,1%, tăng hơn so với năm 2011. Một báo cáo khác của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh trình bày tại Hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức ngày 29/10/2012, vấn đề thuốc giả rất đáng báo động. Cụ thể, năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh có 134 mẫu thuốc giả trên tổng số 813 mẫu được xét nghiệm (chiếm 16,48%). Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống song vẫn chiếm 12% với khoảng 85/ 712 mẫu được kiểm nghiệm là thuốc giả. Còn năm 2012, tính đến hết tháng 9, Viện này cũng phát hiện 71 mẫu thuốc giả trên 571 mẫu xét nghiệm (chiếm 12,61%)…
Hầu hết tân dược giả đều có mẫu mã bao bì và hình thức các viên nén hoặc chai thuốc giống như thuốc thật nhưng qua kiểm tra thì hàm lượng hoạt chất chữa bệnh rất ít hoặc không có, thậm chí là chứa chất có hại cho cơ thể. Theo viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các loại thuốc bị làm giả nhiều là: Tanganil điều trị chóng mặt; Mobic điều trị bệnh lý về xương, khớp, cột sống; Cota xoang trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng; Sibelium dự phòng đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt; Neo-Codion trị ho... Ngay cả các thuốc đặc trị, phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng bị làm giả như Vastarel điều trị dự phòng đau thắt ngực, Dogmatil trị lo âu và rối loạn hành vi...
Thuốc giả tràn lan và người tiêu dùng rất khó để phân biệt thật - giả (ảnh minh họa)
Nguy cơ dị ứng, tai biến
Theo Th.S Bùi Thị Bình (Phó trưởng Bộ môn Dược liệu, khoa Dược, Trường Đại học Y Thái Bình) tân dược giả chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và gia công tại Việt Nam. Để phân biệt thì rất khó vì đều có mã số, mã đăng ký, chỉ có kiểm nghiệm mới biết được. Thuốc giả có thành phần chất chính kém chất lượng, hàm lượng vì vậy người uống có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng điều trị kém, người bệnh thiệt hại tiền của và có thể bị dị ứng các thành phần trong công thức thuốc chưa được kiểm nghiệm.
PGS. TS. BS Nguyễn Hoài Nam cho biết phần lớn tân dược giả là thuốc kháng sinh và các lọai thuốc giảm đau hạ sốt. Việc sử dụng các loại thuốc tân dược giả sẽ đưa đến rất nhiều hệ lụy, trong đó quan trọng nhất là người dùng không hết bệnh bởi thành phần của thuốc giả đa phần là các loại chất vô thưởng vô phạt và không có tác dụng chữa bệnh. Nguy hiểm hơn là việc dùng thuốc tân dược giả rất khó phát hiện vì chỉ người dùng chỉ nghi ngờ là mua nhầm thuốc giả khi đã sử dụng thuốc lâu mà dấu hiệu bệnh không hết hay không đỡ. “Việc phân biệt thuốc giả rất khó nhất là khi nó được tiếp tay của nhân viên y tế”, ông nhấn mạnh.
Còn theo BS Lê Quang Lộc thì việc không may dùng nhầm thuốc giả rất nguy hiểm: “Mỗi loại thuốc có những quy định riêng của hãng sản xuất và rất chuẩn mực, khi sản xuất những loại thuốc giả, dùng hóa chất không đúng, không đủ thành phần, liều lượng thì không thể khỏi bệnh được. Đó là còn chưa kể tới việc thuốc giả rất có thể còn chứa thành phần có hại cản trở quá trình điều trị bệnh. Mặt khác, có những bệnh được chỉ định phải chữa khỏi trong thời gian nào thì sẽ không gây tai biến, nếu dùng thuốc thật thì sẽ khỏi bệnh đúng thời gian, chẳng may người tiêu dùng mua nhầm thuốc giả thì sẽ dẫn đến hệ lụy là khỏi bệnh không đúng thời gian và dẫn đến các tai biến không mong muốn”.
Vì mức độ nguy hiểm của nó nên đã có nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy thuốc tân dược giả trên thế giới
Từng thăm khám, chữa trị cho nhiều bệnh nhân, BS Lộc thấy rằng có nhiều bệnh nhân cùng mắc một loại bệnh, cùng chế độ điều trị và ông cùng kê cho đơn thuốc giống nhau nhưng người thì khỏi nhanh, người khỏi chậm, thậm chí lai rai không khỏi. “Ở đây có hai lý do, thứ nhất người bệnh mua đúng thuốc tôi yêu cầu nhưng không đảm bảo chất lượng; thứ hai là người bán thuốc không có thuốc ghi ở trong đơn thì bao giờ cũng khuyên giải, nằn nì người bệnh nên mua loại thuốc khác có tác dụng tương đương, thành phần cũng như nhau. Vì người bệnh khá “mù mờ” về thuốc nên rất có thể đã bị bán cho các loại thuốc nhái, thuốc giả dẫn đến điều trị không có kết quả”.
Theo ông, việc phân biệt thuốc thật – thuốc giả rất khó khăn. Bằng cảm quan thông thường, người tiêu dùng có thể nhìn qua mẫu mã, bao bì sản phẩm nếu in mờ nhòe, cẩu thả thì có quyền được nghi ngờ. Tuy nhiên mẫu mã, bao bì ngày nay cũng đã được làm giả rất tinh vi mà ngay cả thầy thuốc, dược sỹ đôi khi cũng khó mà phân biệt được.
Theo BS Nam và BS Lộc thì chính những đơn vị sản xuất phải biết bảo vệ sản phẩm của mình, thông báo, cảnh giác cho người dùng khi có các loại thuốc giả, thuốc nhái xuất hiện trên thị trường. Thứ hai, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường thuốc, phạt tù thật nặng những đơn vị, đường dây vi phạm, tiếp tay cho thuốc giả hoặc tước giấy phép hành nghề của những cá nhân vì lợi nhuận mà sẵn sàng trà trộn thuốc giả để bán kiếm lời.
Theo VietQ
Thuốc giả: 'Chờ được vạ má đã sưng' - ảnh minh họa
Nhập nhèm thật giả
Thấy con nhỏ ho sốt và sổ mũi nên như mọi lần chị Nguyễn Thị Huyền (Văn Lâm, Hưng Yên) đi mua thuốc Zithromax về pha cho con uống. Mọi lần thuốc pha xong sẽ có màu trắng sữa song lần này chị giật mình bởi thuốc pha xong thì ngả sang màu đen. Chị cẩn thận xem lại thì thấy thuốc vẫn còn hạn sử dụng, nghi rằng mua phải thuốc giả nên chị không dám cho em bé uống. Những trường hợp một phen “hoảng hồn” như chị Huyền quả thực không hiếm gặp trong đời sống hiện đại, khi mà thuốc giả ngày nay đang tràn lan và rất khó để phân biệt thật giả.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2012, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng là 3,09% số mẫu được kiểm tra, tăng khoảng 0,2% so với năm 2011. Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện chiếm 0,1%, tăng hơn so với năm 2011. Một báo cáo khác của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh trình bày tại Hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức ngày 29/10/2012, vấn đề thuốc giả rất đáng báo động. Cụ thể, năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh có 134 mẫu thuốc giả trên tổng số 813 mẫu được xét nghiệm (chiếm 16,48%). Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống song vẫn chiếm 12% với khoảng 85/ 712 mẫu được kiểm nghiệm là thuốc giả. Còn năm 2012, tính đến hết tháng 9, Viện này cũng phát hiện 71 mẫu thuốc giả trên 571 mẫu xét nghiệm (chiếm 12,61%)…
Hầu hết tân dược giả đều có mẫu mã bao bì và hình thức các viên nén hoặc chai thuốc giống như thuốc thật nhưng qua kiểm tra thì hàm lượng hoạt chất chữa bệnh rất ít hoặc không có, thậm chí là chứa chất có hại cho cơ thể. Theo viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các loại thuốc bị làm giả nhiều là: Tanganil điều trị chóng mặt; Mobic điều trị bệnh lý về xương, khớp, cột sống; Cota xoang trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng; Sibelium dự phòng đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt; Neo-Codion trị ho... Ngay cả các thuốc đặc trị, phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng bị làm giả như Vastarel điều trị dự phòng đau thắt ngực, Dogmatil trị lo âu và rối loạn hành vi...
Thuốc giả tràn lan và người tiêu dùng rất khó để phân biệt thật - giả (ảnh minh họa)
Nguy cơ dị ứng, tai biến
Theo Th.S Bùi Thị Bình (Phó trưởng Bộ môn Dược liệu, khoa Dược, Trường Đại học Y Thái Bình) tân dược giả chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và gia công tại Việt Nam. Để phân biệt thì rất khó vì đều có mã số, mã đăng ký, chỉ có kiểm nghiệm mới biết được. Thuốc giả có thành phần chất chính kém chất lượng, hàm lượng vì vậy người uống có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng điều trị kém, người bệnh thiệt hại tiền của và có thể bị dị ứng các thành phần trong công thức thuốc chưa được kiểm nghiệm.
PGS. TS. BS Nguyễn Hoài Nam cho biết phần lớn tân dược giả là thuốc kháng sinh và các lọai thuốc giảm đau hạ sốt. Việc sử dụng các loại thuốc tân dược giả sẽ đưa đến rất nhiều hệ lụy, trong đó quan trọng nhất là người dùng không hết bệnh bởi thành phần của thuốc giả đa phần là các loại chất vô thưởng vô phạt và không có tác dụng chữa bệnh. Nguy hiểm hơn là việc dùng thuốc tân dược giả rất khó phát hiện vì chỉ người dùng chỉ nghi ngờ là mua nhầm thuốc giả khi đã sử dụng thuốc lâu mà dấu hiệu bệnh không hết hay không đỡ. “Việc phân biệt thuốc giả rất khó nhất là khi nó được tiếp tay của nhân viên y tế”, ông nhấn mạnh.
Còn theo BS Lê Quang Lộc thì việc không may dùng nhầm thuốc giả rất nguy hiểm: “Mỗi loại thuốc có những quy định riêng của hãng sản xuất và rất chuẩn mực, khi sản xuất những loại thuốc giả, dùng hóa chất không đúng, không đủ thành phần, liều lượng thì không thể khỏi bệnh được. Đó là còn chưa kể tới việc thuốc giả rất có thể còn chứa thành phần có hại cản trở quá trình điều trị bệnh. Mặt khác, có những bệnh được chỉ định phải chữa khỏi trong thời gian nào thì sẽ không gây tai biến, nếu dùng thuốc thật thì sẽ khỏi bệnh đúng thời gian, chẳng may người tiêu dùng mua nhầm thuốc giả thì sẽ dẫn đến hệ lụy là khỏi bệnh không đúng thời gian và dẫn đến các tai biến không mong muốn”.
Vì mức độ nguy hiểm của nó nên đã có nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy thuốc tân dược giả trên thế giới
Từng thăm khám, chữa trị cho nhiều bệnh nhân, BS Lộc thấy rằng có nhiều bệnh nhân cùng mắc một loại bệnh, cùng chế độ điều trị và ông cùng kê cho đơn thuốc giống nhau nhưng người thì khỏi nhanh, người khỏi chậm, thậm chí lai rai không khỏi. “Ở đây có hai lý do, thứ nhất người bệnh mua đúng thuốc tôi yêu cầu nhưng không đảm bảo chất lượng; thứ hai là người bán thuốc không có thuốc ghi ở trong đơn thì bao giờ cũng khuyên giải, nằn nì người bệnh nên mua loại thuốc khác có tác dụng tương đương, thành phần cũng như nhau. Vì người bệnh khá “mù mờ” về thuốc nên rất có thể đã bị bán cho các loại thuốc nhái, thuốc giả dẫn đến điều trị không có kết quả”.
Theo ông, việc phân biệt thuốc thật – thuốc giả rất khó khăn. Bằng cảm quan thông thường, người tiêu dùng có thể nhìn qua mẫu mã, bao bì sản phẩm nếu in mờ nhòe, cẩu thả thì có quyền được nghi ngờ. Tuy nhiên mẫu mã, bao bì ngày nay cũng đã được làm giả rất tinh vi mà ngay cả thầy thuốc, dược sỹ đôi khi cũng khó mà phân biệt được.
Theo BS Nam và BS Lộc thì chính những đơn vị sản xuất phải biết bảo vệ sản phẩm của mình, thông báo, cảnh giác cho người dùng khi có các loại thuốc giả, thuốc nhái xuất hiện trên thị trường. Thứ hai, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường thuốc, phạt tù thật nặng những đơn vị, đường dây vi phạm, tiếp tay cho thuốc giả hoặc tước giấy phép hành nghề của những cá nhân vì lợi nhuận mà sẵn sàng trà trộn thuốc giả để bán kiếm lời.
Thuốc giả - vấn nạn chung của thế giới Tháng 11/2011, bà Aline Plancon, trưởng Bộ phận Phòng chống tội phạm dược phẩm và làm giả các sản phẩm y tế - Interpol, tại buổi họp báo bên lề kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 từng cho biết, chỉ qua khảo sát 1 tuần tại 81 quốc gia, Interpol đã phát hiện 200 loại thuốc bị làm giả. Tại một cuộc hội thảo khác về phòng chống hàng giả có hại cho sức khỏe của người dân tại khu vực tiểu vùng sông Mekong thuốc, Bà Socorro Escalante – đại diện Tổ chức Y tế thế giới về phòng chống thuốc giả tại Việt Nam - cho hay, sự gia tăng các sản phẩm thuốc chữa bệnh giả, thiết bị y tế giả rất cao, riêng khu vực tiểu vùng sông Mekong đã chiếm 1/3 toàn thế giới. Riêng ở châu Á, thuốc phòng chống ung thư bị làm giả nhiều nhất do đây là loại đắt tiền, buôn bán siêu lợi nhuận. Theo đánh giá WHO và Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), tân dược giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới với doanh thu hơn 45 tỷ euro (gần 60 tỷ USD) mỗi năm. |