T
T$
Guest
Trong quyển sách cách đây hai năm, ông Friedman dự báo trong 100 năm số phận của nhiều quốc gia, xem các quốc gia này sẽ lên hay xuống.
Trong quyển mới nhất, “The Next Decade,” Thập Kỷ Kế Tiếp, ông tập trung vào giai đoạn ngắn hơn, và cho rằng các diễn biến trên thế giới trong 10 năm nữa tùy thuộc vào tài lãnh đạo của người nào giữ vai Tổng thống của Hoa Kỳ.
Friedman nói tài lãnh đạo này là cần thiết và được dựa trên những lý tưởng và sự nắm vững vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong tư cách là cường quốc duy nhất của thế giới.
Ông ví Hoa Kỳ giống như Rome cổ xưa, nơi mà chế độ cộng hòa mất đi trong lúc chế độ đế quốc bành trướng.* *
Friedman nói đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ:
“Thế giới dường như là một gánh nặng, và là một gánh năng vô ơn. Nhiều người Mỹ không muốn dính vào các vấn đề của thế giới; nhưng cái khó bây giờ là không thể nào rút lui.”
Ông Friedman không tin là rồi đây Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nước lãnh đạo thế giới:
“Chúng ta đừng quên người Trung Quốc cho nước Mỹ vay tiền một cách vui vẻ, hay nói chính xác hơn, họ thà mua trái phiếu của Mỹ, dù lãi chẳng bao nhiêu còn hơn là đầu tư ngay tại nước họ. Trung Quốc là một quốc gia có vấn đề sâu rộng. Họ có một tỷ lệ cao về số người sống trong nghèo khổ và trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ bị chìm ngập trong các cuộc khủng hoảng nội địa.”
Một nước mà ông nghĩ có thể làm đau đầu Hoa Kỳ là Mexico vì tệ nạn ma túy.
Trong sách của mình, Friedman nói một điều mà có lẽ nhiều người tuân hành luật pháp phải chau mày. Ông cho rằng những tổng thống giỏi nhất của nước Mỹ thường là những người đôi khi vi phạm Hiến pháp mà họ thề bảo vệ, và lương thiện không phải lúc nào cũng là tính tốt nhất.
Ông nêu ví dụ của các tổng thống Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt và Ronald Reagan, tất cả đều thành công khi dùng chiến thuật thực tiễn, nhưng nhiều khi lạnh lùng, như đã được Niccolo Machiavelli, nhà tư tưởng thời Phục Hưng của Ý, đề ra:
“Một tổng thống theo thuyết của Machiavelli là người trong thâm tâm có căn bản đạo đức tốt; nhưng đôi khi họ cũng hiểu rằng cần phải hành sử quyền lực của mình thì mới phục vụ được mục tiêu đạo đức. Cả ba tổng thống này đều làm chủ được những tình huống đặc biệt và đều thoát nạn. Họ là những tổng thống tuyệt vời, nhưng không người nào được đánh giá là lương thiện, thẳng thắn, hoặc thậm chí là hợp pháp.”
Mặc dù quyển sách đã nhận được những lời chỉ trích, nó có nhiều phần chắc vẫn được nhiều chuyên viên về chính sách đối ngoại nghiền ngẫm để hướng dẫn tư duy và hành động của họ trong một thế giới đầy nguy hiểm.
Trong quyển mới nhất, “The Next Decade,” Thập Kỷ Kế Tiếp, ông tập trung vào giai đoạn ngắn hơn, và cho rằng các diễn biến trên thế giới trong 10 năm nữa tùy thuộc vào tài lãnh đạo của người nào giữ vai Tổng thống của Hoa Kỳ.
Friedman nói tài lãnh đạo này là cần thiết và được dựa trên những lý tưởng và sự nắm vững vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong tư cách là cường quốc duy nhất của thế giới.
Ông ví Hoa Kỳ giống như Rome cổ xưa, nơi mà chế độ cộng hòa mất đi trong lúc chế độ đế quốc bành trướng.* *
Friedman nói đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ:
“Thế giới dường như là một gánh nặng, và là một gánh năng vô ơn. Nhiều người Mỹ không muốn dính vào các vấn đề của thế giới; nhưng cái khó bây giờ là không thể nào rút lui.”
Ông Friedman không tin là rồi đây Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nước lãnh đạo thế giới:
“Chúng ta đừng quên người Trung Quốc cho nước Mỹ vay tiền một cách vui vẻ, hay nói chính xác hơn, họ thà mua trái phiếu của Mỹ, dù lãi chẳng bao nhiêu còn hơn là đầu tư ngay tại nước họ. Trung Quốc là một quốc gia có vấn đề sâu rộng. Họ có một tỷ lệ cao về số người sống trong nghèo khổ và trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ bị chìm ngập trong các cuộc khủng hoảng nội địa.”
Một nước mà ông nghĩ có thể làm đau đầu Hoa Kỳ là Mexico vì tệ nạn ma túy.
Trong sách của mình, Friedman nói một điều mà có lẽ nhiều người tuân hành luật pháp phải chau mày. Ông cho rằng những tổng thống giỏi nhất của nước Mỹ thường là những người đôi khi vi phạm Hiến pháp mà họ thề bảo vệ, và lương thiện không phải lúc nào cũng là tính tốt nhất.
Ông nêu ví dụ của các tổng thống Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt và Ronald Reagan, tất cả đều thành công khi dùng chiến thuật thực tiễn, nhưng nhiều khi lạnh lùng, như đã được Niccolo Machiavelli, nhà tư tưởng thời Phục Hưng của Ý, đề ra:
“Một tổng thống theo thuyết của Machiavelli là người trong thâm tâm có căn bản đạo đức tốt; nhưng đôi khi họ cũng hiểu rằng cần phải hành sử quyền lực của mình thì mới phục vụ được mục tiêu đạo đức. Cả ba tổng thống này đều làm chủ được những tình huống đặc biệt và đều thoát nạn. Họ là những tổng thống tuyệt vời, nhưng không người nào được đánh giá là lương thiện, thẳng thắn, hoặc thậm chí là hợp pháp.”
Mặc dù quyển sách đã nhận được những lời chỉ trích, nó có nhiều phần chắc vẫn được nhiều chuyên viên về chính sách đối ngoại nghiền ngẫm để hướng dẫn tư duy và hành động của họ trong một thế giới đầy nguy hiểm.