T
T$
Guest
Năm nay 83 tuổi, Tiến sĩ Sharp được xem là người đã tác động đến nhiều nhân vật bất đồng chính kiến trên thế giới. Ông là tác giả của một số sách và bài tham luận, trong đó, cuốn "From Dictatorship to Democracy," (Từ Độc tài đến Dân chủ) đã được dịch sang 24 thứ tiếng.
Ông tin rằng có hai yếu tố quan trọng giúp chấm dứt chế độ Mubarak ở Ai Cập. Thứ nhất là người dân hết còn sợ hãi, thứ hai họ tôn trọng nhu cầu tụ tập ôn hòa:
“Bất thình lình họ đứng lên, họ không còn lo sợ nữa vì một lý do nào đó mà tôi không rõ. Nhưng cả một khối đông người đã đánh mất nỗi sợ. Và họ cũng hiểu họ phải tránh sử dụng bạo động, dứt khoát không bạo động, dù rằng cứ giữ như vậy chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cần nhất là phải giữ thái độ bất bạo động. Tại sao mọi người đều hiểu như vậy thì tôi cũng không rõ.”
Tiến sĩ Sharp tin rằng sống trong một chế độ áp bức, con người thường tỏ ra mất tự tin, thụ động và hay lo sợ:
“Nhưng nếu đã thắng được vài vụ nhỏ rồi thì họ sẽ lấy lại tự tin, họ sẽ trang bị cho mình một sức mạnh to lớn hơn họ nghĩ. Hoặc là có thể họ nhìn thấy những tấm gương của Tunisia và Ai Cập, họ nhận ra rằng họ cũng làm được như vậy.”
Ông tin rằng đấu tranh bất bạo động là vũ khí hiệu quả chống lại độc tài, và mục tiêu cuối cùng luôn luôn là tiến đến dân chủ. Nhưng dù lật đổ độc tài là chuyện cần thiết, nhưng chỉ lật đổ không thôi sẽ không giải quyết được vấn đề mãi mãi:
“Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, người ta sẽ bước vào một giai đoạn rất nguy hiểm. Có nhiều chuyện khó hiểu bởi vì chưa có ai lãnh đạo và có nguy cơ rơi sang một chế độ độc tài mới.”
Ông thừa nhận rằng trong suốt 30 năm nghiên cứu, ông vẫn tin tưởng có ngày sẽ xảy ra những chuyện có tính cách đột phá; nhưng ông ngạc nhiên khi thấy nó xảy ra một cách quá mạnh như vậy.
Ông tin rằng có hai yếu tố quan trọng giúp chấm dứt chế độ Mubarak ở Ai Cập. Thứ nhất là người dân hết còn sợ hãi, thứ hai họ tôn trọng nhu cầu tụ tập ôn hòa:
“Bất thình lình họ đứng lên, họ không còn lo sợ nữa vì một lý do nào đó mà tôi không rõ. Nhưng cả một khối đông người đã đánh mất nỗi sợ. Và họ cũng hiểu họ phải tránh sử dụng bạo động, dứt khoát không bạo động, dù rằng cứ giữ như vậy chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cần nhất là phải giữ thái độ bất bạo động. Tại sao mọi người đều hiểu như vậy thì tôi cũng không rõ.”
Tiến sĩ Sharp tin rằng sống trong một chế độ áp bức, con người thường tỏ ra mất tự tin, thụ động và hay lo sợ:
“Nhưng nếu đã thắng được vài vụ nhỏ rồi thì họ sẽ lấy lại tự tin, họ sẽ trang bị cho mình một sức mạnh to lớn hơn họ nghĩ. Hoặc là có thể họ nhìn thấy những tấm gương của Tunisia và Ai Cập, họ nhận ra rằng họ cũng làm được như vậy.”
Ông tin rằng đấu tranh bất bạo động là vũ khí hiệu quả chống lại độc tài, và mục tiêu cuối cùng luôn luôn là tiến đến dân chủ. Nhưng dù lật đổ độc tài là chuyện cần thiết, nhưng chỉ lật đổ không thôi sẽ không giải quyết được vấn đề mãi mãi:
“Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, người ta sẽ bước vào một giai đoạn rất nguy hiểm. Có nhiều chuyện khó hiểu bởi vì chưa có ai lãnh đạo và có nguy cơ rơi sang một chế độ độc tài mới.”
Ông thừa nhận rằng trong suốt 30 năm nghiên cứu, ông vẫn tin tưởng có ngày sẽ xảy ra những chuyện có tính cách đột phá; nhưng ông ngạc nhiên khi thấy nó xảy ra một cách quá mạnh như vậy.