Ngày 28/10, các đại biểu Quốc hội nhận được “Báo cáo giải trình bổ sung về báo cáo đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành”.
Mô tả về hiện trạng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, báo cáo của Bộ GTVT cho biết: Hiện diện tích đất hàng không dân dụng quản lý chỉ 590,48ha. Phần diện tích 517ha do quốc phòng quản lý (trong đó có khoảng 160ha sử dụng làm sân golf).
Hai nhà ga hành khách nội địa và quốc tế với tổng công suất thiết kế 25 triệu khách/năm (tính cả phần mở rộng nhà ga đang thực hiện). Theo tính toán, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt hết công suất là 25 triệu khách/năm vào năm 2016 và quá tải vào các năm sau đó.
Hiện tổng diện tích nhà ga hành khách quốc tế và nội địa là 123.000m2, đáp ứng công suất tối đa 20 triệu khách/năm, thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.
Về khả năng mở rộng sây bay Tân Sơn Nhất: Theo tính toán, để nâng được công suất lên 40-50 triệu hành khách/năm phải xây thêm một nhà ga hành khách công suất 15-25 triệu hành khách/năm (có thể sử dụng đất quốc phòng). Tổng chi phí theo phương án này khoảng 9,1 tỷ USD và phải giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân.
Với trường hợp mở rộng sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động dân dụng với công suất 25 triệu khách/năm, ước tính chi phí lên đến 7,5 tỷ USD.
Liên quan đến vấn đề cơ cấu đầu tư và giải pháp huy động vốn sân bay Long Thành, báo cáo nêu: Khái toán tổng mức đầu tư ba giai đoạn của dự án là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn một khoảng 7,8 tỷ, giai đoạn hai hơn 3,8 tỷ và giai đoạn ba hơn 7 tỷ USD (giai đoạn sau cùng có quy mô 100 triệu khách).
Sau khi cập nhật lại chi phí giải phóng mặt bằng thì vốn đầu tư từ ngân sách cho giai đoạn một là 21.849 tỷ đồng (giảm 2.000 tỷ so với dự tính trong báo cáo trước đây - PV).
Để giảm phần vốn ngân sách trong giai đoạn này, Chính phủ đề nghị cho phép Tổng công ty Cảng hàng không VN sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa Tổng công ty và các công ty con để giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư phân kỳ một với số tiền dự kiến 5.000 tỷ đồng.
Vốn vay ODA dự kiến cho giai đoạn một là 47.859 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế. Tổng công ty Cảng hàng không VN sẽ vay lại Chính phủ và tự trả nợ.
Đối với các hạng mục huy động vốn từ khu vực ngoài Nhà nước (ngoài vốn ngân sách và ODA) sẽ kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Theo Lê Kiên/Tuổi Trẻ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Mô tả về hiện trạng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, báo cáo của Bộ GTVT cho biết: Hiện diện tích đất hàng không dân dụng quản lý chỉ 590,48ha. Phần diện tích 517ha do quốc phòng quản lý (trong đó có khoảng 160ha sử dụng làm sân golf).
|
Quy hoạch sân bay Long Thành do ADPi thực hiện và giới thiệu trên website của mình. |
Hai nhà ga hành khách nội địa và quốc tế với tổng công suất thiết kế 25 triệu khách/năm (tính cả phần mở rộng nhà ga đang thực hiện). Theo tính toán, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt hết công suất là 25 triệu khách/năm vào năm 2016 và quá tải vào các năm sau đó.
Hiện tổng diện tích nhà ga hành khách quốc tế và nội địa là 123.000m2, đáp ứng công suất tối đa 20 triệu khách/năm, thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.
Về khả năng mở rộng sây bay Tân Sơn Nhất: Theo tính toán, để nâng được công suất lên 40-50 triệu hành khách/năm phải xây thêm một nhà ga hành khách công suất 15-25 triệu hành khách/năm (có thể sử dụng đất quốc phòng). Tổng chi phí theo phương án này khoảng 9,1 tỷ USD và phải giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân.
Với trường hợp mở rộng sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động dân dụng với công suất 25 triệu khách/năm, ước tính chi phí lên đến 7,5 tỷ USD.
Liên quan đến vấn đề cơ cấu đầu tư và giải pháp huy động vốn sân bay Long Thành, báo cáo nêu: Khái toán tổng mức đầu tư ba giai đoạn của dự án là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn một khoảng 7,8 tỷ, giai đoạn hai hơn 3,8 tỷ và giai đoạn ba hơn 7 tỷ USD (giai đoạn sau cùng có quy mô 100 triệu khách).
Sau khi cập nhật lại chi phí giải phóng mặt bằng thì vốn đầu tư từ ngân sách cho giai đoạn một là 21.849 tỷ đồng (giảm 2.000 tỷ so với dự tính trong báo cáo trước đây - PV).
Để giảm phần vốn ngân sách trong giai đoạn này, Chính phủ đề nghị cho phép Tổng công ty Cảng hàng không VN sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa Tổng công ty và các công ty con để giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư phân kỳ một với số tiền dự kiến 5.000 tỷ đồng.
Vốn vay ODA dự kiến cho giai đoạn một là 47.859 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế. Tổng công ty Cảng hàng không VN sẽ vay lại Chính phủ và tự trả nợ.
Đối với các hạng mục huy động vốn từ khu vực ngoài Nhà nước (ngoài vốn ngân sách và ODA) sẽ kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Theo Lê Kiên/Tuổi Trẻ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn