Thời khủng hoảng, số trường hợp vợ con các đại gia gặp sang chấn tâm lý ngày càng nhiều. Gia sản nhanh chóng 'bốc hơi', những con người quen sống xa hoa ấy không kịp thích nghi với cảnh bần hàn, nợ nần và cãi vã.
Bố mẹ khủng hoảng, con suy sụp
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết, trong tháng 3, bà đã gặp và tư vấn, hướng dẫn cho 3 ca bệnh tâm lý liên quan đến vấn đề đổ vỡ trong kinh doanh, bố mẹ khủng hoảng kinh tế khiến con cái suy sụp.
Điều đáng chú ý là hiện nay câu chuyện này không còn giới hạn trong phạm vi Hà Nội mà có dấu hiệu lan ra một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, giao thương tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ca bệnh đầu tiên mà vị tiến sĩ gặp là bé gái học lớp 5 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình giàu có, bố làm giám đốc doanh nghiệp xây dựng, mẹ làm ngân hàng, cô bé có cuộc sống của một tiểu thư. Ai cũng bảo bố mẹ bệnh nhân này làm hai nghề xây dựng – ngân hàng thì không khác gì chắp cánh cho nhau.
Vì thế, tại thời điểm bất động sản còn đang phát triển rực rỡ, ngân hàng chưa “dính” nhiều nợ xấu như hiện nay, tốc độ kiếm tiến của gia đình này khiến nhiều người phải ganh tị.
Vậy nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mong muốn. Những dấu hiệu khó khăn trong làm ăn đã xuất hiện từ hơn 2 năm nay và càng trở nên căng thẳng. Thiếu vốn làm ăn, một loạt dự án còn dang dở vì không có vốn khiến bố mẹ cô bé quyết định vay mượn và bỏ tiền tiết kiệm trong nhiều năm ra để thúc đẩy công việc, sớm hoàn thành các dự án để nhanh chóng rút lui khỏi vùng sình lầy ngày một loang rộng.
Tuy nhiên, những toan tính này cũng thất bại, khó khăn sau đó đã ập đến quá nhanh, quá mạnh, khiến toàn bộ số tiền này không phát huy hiệu quả như mong muốn.
Ảnh minh họa
Làm ăn bi đát, phải trả lãi ngân hàng mấy trăm triệu đồng một tháng, bố mẹ cô bé quyết định bán hết cả xe hơi, cầm cố nhà cửa để trả nợ. Người mẹ, để đảm bảo cuộc sống, bắt đầu thanh lý nhiều món hàng hiệu từng mua sắm trước đây. Các nhu cầu và thói quen sinh hoạt trước đây của hai đứa con thay đổi nhanh chóng khiến chúng bị sốc.
Nhưng có lẽ sốc nhất với chúng chính là việc bố mẹ cãi nhau triền miên và chúng không còn được chăm nom kỹ càng như trước, do bố mẹ phải làm thêm nhiều việc khác để kiếm sống. Cô bé lớp 5, đang ở ngưỡng cửa của tuổi mới lớn, đã không tránh được những suy nghĩ tiêu cực khi mà hàng ngày, hàng giờ đều chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, suốt ngày chỉ nghĩ đến tiền và câu cửa miệng là tiền.
“Cháu bé từ đó có mặc cảm, nghĩ rằng mình là gánh nặng của cha mẹ nên sinh ra suy nghĩ rất nhiều. Tình trạng này kéo dài vài tháng liền khiến kết quả học hành sa sút, tinh thần bất ổn. Cha mẹ vì không có thời gian chăm sóc nên không phát hiện sớm, đến khi thấy con có những biểu hiện bất ổn rõ rệt như quá xúc động, dễ bị kích động, sống khép kín thì mới tá hỏa mang con đi khám, tư vấn” – vị tiến sĩ tâm lý này cho hay.
Không chỉ ở Hà Nội, bệnh nhân chung tình trạng như trên ở một số địa phương lân cận có điều kiện kinh tế tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã xuất hiện. Mới đây, bà Quý đã tiếp nhận thông tin về một bệnh nhân tại Hải Phòng.
Cháu bé là nam, 11 tuổi, cũng bị những sang chấn tinh thần mạnh do bố phải bỏ trốn vì vỡ nợ, cậu bé suốt ngày sống trong sợ hãi khi con nợ đến đòi tiền, tung ra nhiều chiêu dọa nạt khiến cả nhà ăn không ngon ngủ không yên.
Cháu bé sau đó đã phải chuyển trường, được gửi đến một gia đình ở xa để tránh bầu không khí căng thẳng đang diễn ra trong ngôi nhà của mình.
Khốn đốn vì không chịu nổi cơ cực sau phá sản
Tại Hà Nội, có không ít gia đình lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn vì không chịu nổi cuộc sống kham khổ sau phá sản. Vị bác sĩ tâm lý cho biết, có những người phụ nữ có chồng làm giám đốc, lúc làm ăn phát đạt, chị chỉ ở nhà làm đẹp và chiều chuộng chồng con, đi xe hơi và dùng đồ hiệu.
Cuộc sống giàu sang phú quý ấy không ngờ lại có ngày trở thành “vật cản” lớn trong việc thích nghi với cuộc sống kham khổ hậu phá sản. Chồng chị làm ăn bết bát, nợ lên đến vài chục tỷ đồng. Toàn bộ tài sản trong nhà bay hơi khiến mẹ con chị phải chuyển về nhà bà ngoại ở nhà. Từ chỗ tiêu tiền không tiếc tay, nay làm gì ra tiền, lại có rất nhiều mâu thuẫn, cãi vã với anh em trong gia đình.
Còn con chị đang du học tự túc ở Anh với học phí, sinh hoạt phí lên tới cả tỷ đồng một năm học, nay bỗng dưng bị cắt nguồn tiền khiến cuộc sống của cháu bị chao đảo. Phải về nước vì không còn đủ tiền, tương lai cậu bé bỗng dang dở khi mà học ở nước ngoài chưa xong, còn về nước thi vào đại học thì càng không thể, nhất là trong bối cảnh gia đình đang ngổn ngang nhiều chuyện căng thẳng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng điều trị Tâm thần phân liệt, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, có bệnh nhân vào viện rồi mà chủ nợ còn vào theo để đòi nợ, khiến cả gia đình và bệnh viện lúc nào cũng đông người.
Trong vài tháng trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện điều trị vì sang chấn tâm lý do phá sản ngày một tăng. Và người nhà của những vị “đại gia” này cũng rơi vào cảnh tương tự.
Có thể kể đến câu chuyện của một đại gia buôn bán vật liệu công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp luyện kim ở Hà Nội. Vị này quê gốc ở Bắc Ninh, đi lên bằng hai bàn tay trắng. Bằng trí tuệ, sức lực và sự khôn ngoan, thức thời cùng những mối quan hệ đặc biệt, vị đại gia này đã làm giàu nhanh chóng với tài sản lớn. Một phần trong số đó được gửi tiết kiệm, số còn lại đều được mang đi đầu tư rồi “mất hút”.
Bao năm làm ăn nay lại về con số 0 tròn trĩnh, họ không thể chấp nhận sự thật. Người vợ thậm chí còn đòi chia tay chồng sau khi xoay xở để số tiền tiết kiệm kia thuộc hết về mình một cách hợp pháp.
Trước sự đổ vỡ của bố mẹ, con cái họ đang tuổi lớn đã bị sốc, rồi bỏ nhà đi. Khi tìm được con, họ phải đưa con vào bệnh viện điều trị tâm thần.
Vì thế, bác sĩ Dũng khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, cần chú ý đến những sang chấn tâm lý do vấn đề công việc làm ăn gây nên. Nếu để kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
(Theo Hôn Nhân & Pháp Luật)
Bố mẹ khủng hoảng, con suy sụp
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết, trong tháng 3, bà đã gặp và tư vấn, hướng dẫn cho 3 ca bệnh tâm lý liên quan đến vấn đề đổ vỡ trong kinh doanh, bố mẹ khủng hoảng kinh tế khiến con cái suy sụp.
Điều đáng chú ý là hiện nay câu chuyện này không còn giới hạn trong phạm vi Hà Nội mà có dấu hiệu lan ra một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, giao thương tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ca bệnh đầu tiên mà vị tiến sĩ gặp là bé gái học lớp 5 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình giàu có, bố làm giám đốc doanh nghiệp xây dựng, mẹ làm ngân hàng, cô bé có cuộc sống của một tiểu thư. Ai cũng bảo bố mẹ bệnh nhân này làm hai nghề xây dựng – ngân hàng thì không khác gì chắp cánh cho nhau.
Vì thế, tại thời điểm bất động sản còn đang phát triển rực rỡ, ngân hàng chưa “dính” nhiều nợ xấu như hiện nay, tốc độ kiếm tiến của gia đình này khiến nhiều người phải ganh tị.
Vậy nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mong muốn. Những dấu hiệu khó khăn trong làm ăn đã xuất hiện từ hơn 2 năm nay và càng trở nên căng thẳng. Thiếu vốn làm ăn, một loạt dự án còn dang dở vì không có vốn khiến bố mẹ cô bé quyết định vay mượn và bỏ tiền tiết kiệm trong nhiều năm ra để thúc đẩy công việc, sớm hoàn thành các dự án để nhanh chóng rút lui khỏi vùng sình lầy ngày một loang rộng.
Tuy nhiên, những toan tính này cũng thất bại, khó khăn sau đó đã ập đến quá nhanh, quá mạnh, khiến toàn bộ số tiền này không phát huy hiệu quả như mong muốn.
Ảnh minh họa
Làm ăn bi đát, phải trả lãi ngân hàng mấy trăm triệu đồng một tháng, bố mẹ cô bé quyết định bán hết cả xe hơi, cầm cố nhà cửa để trả nợ. Người mẹ, để đảm bảo cuộc sống, bắt đầu thanh lý nhiều món hàng hiệu từng mua sắm trước đây. Các nhu cầu và thói quen sinh hoạt trước đây của hai đứa con thay đổi nhanh chóng khiến chúng bị sốc.
Nhưng có lẽ sốc nhất với chúng chính là việc bố mẹ cãi nhau triền miên và chúng không còn được chăm nom kỹ càng như trước, do bố mẹ phải làm thêm nhiều việc khác để kiếm sống. Cô bé lớp 5, đang ở ngưỡng cửa của tuổi mới lớn, đã không tránh được những suy nghĩ tiêu cực khi mà hàng ngày, hàng giờ đều chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, suốt ngày chỉ nghĩ đến tiền và câu cửa miệng là tiền.
“Cháu bé từ đó có mặc cảm, nghĩ rằng mình là gánh nặng của cha mẹ nên sinh ra suy nghĩ rất nhiều. Tình trạng này kéo dài vài tháng liền khiến kết quả học hành sa sút, tinh thần bất ổn. Cha mẹ vì không có thời gian chăm sóc nên không phát hiện sớm, đến khi thấy con có những biểu hiện bất ổn rõ rệt như quá xúc động, dễ bị kích động, sống khép kín thì mới tá hỏa mang con đi khám, tư vấn” – vị tiến sĩ tâm lý này cho hay.
Không chỉ ở Hà Nội, bệnh nhân chung tình trạng như trên ở một số địa phương lân cận có điều kiện kinh tế tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã xuất hiện. Mới đây, bà Quý đã tiếp nhận thông tin về một bệnh nhân tại Hải Phòng.
Cháu bé là nam, 11 tuổi, cũng bị những sang chấn tinh thần mạnh do bố phải bỏ trốn vì vỡ nợ, cậu bé suốt ngày sống trong sợ hãi khi con nợ đến đòi tiền, tung ra nhiều chiêu dọa nạt khiến cả nhà ăn không ngon ngủ không yên.
Cháu bé sau đó đã phải chuyển trường, được gửi đến một gia đình ở xa để tránh bầu không khí căng thẳng đang diễn ra trong ngôi nhà của mình.
Khốn đốn vì không chịu nổi cơ cực sau phá sản
Tại Hà Nội, có không ít gia đình lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn vì không chịu nổi cuộc sống kham khổ sau phá sản. Vị bác sĩ tâm lý cho biết, có những người phụ nữ có chồng làm giám đốc, lúc làm ăn phát đạt, chị chỉ ở nhà làm đẹp và chiều chuộng chồng con, đi xe hơi và dùng đồ hiệu.
Cuộc sống giàu sang phú quý ấy không ngờ lại có ngày trở thành “vật cản” lớn trong việc thích nghi với cuộc sống kham khổ hậu phá sản. Chồng chị làm ăn bết bát, nợ lên đến vài chục tỷ đồng. Toàn bộ tài sản trong nhà bay hơi khiến mẹ con chị phải chuyển về nhà bà ngoại ở nhà. Từ chỗ tiêu tiền không tiếc tay, nay làm gì ra tiền, lại có rất nhiều mâu thuẫn, cãi vã với anh em trong gia đình.
Còn con chị đang du học tự túc ở Anh với học phí, sinh hoạt phí lên tới cả tỷ đồng một năm học, nay bỗng dưng bị cắt nguồn tiền khiến cuộc sống của cháu bị chao đảo. Phải về nước vì không còn đủ tiền, tương lai cậu bé bỗng dang dở khi mà học ở nước ngoài chưa xong, còn về nước thi vào đại học thì càng không thể, nhất là trong bối cảnh gia đình đang ngổn ngang nhiều chuyện căng thẳng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng điều trị Tâm thần phân liệt, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, có bệnh nhân vào viện rồi mà chủ nợ còn vào theo để đòi nợ, khiến cả gia đình và bệnh viện lúc nào cũng đông người.
Trong vài tháng trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện điều trị vì sang chấn tâm lý do phá sản ngày một tăng. Và người nhà của những vị “đại gia” này cũng rơi vào cảnh tương tự.
Có thể kể đến câu chuyện của một đại gia buôn bán vật liệu công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp luyện kim ở Hà Nội. Vị này quê gốc ở Bắc Ninh, đi lên bằng hai bàn tay trắng. Bằng trí tuệ, sức lực và sự khôn ngoan, thức thời cùng những mối quan hệ đặc biệt, vị đại gia này đã làm giàu nhanh chóng với tài sản lớn. Một phần trong số đó được gửi tiết kiệm, số còn lại đều được mang đi đầu tư rồi “mất hút”.
Bao năm làm ăn nay lại về con số 0 tròn trĩnh, họ không thể chấp nhận sự thật. Người vợ thậm chí còn đòi chia tay chồng sau khi xoay xở để số tiền tiết kiệm kia thuộc hết về mình một cách hợp pháp.
Trước sự đổ vỡ của bố mẹ, con cái họ đang tuổi lớn đã bị sốc, rồi bỏ nhà đi. Khi tìm được con, họ phải đưa con vào bệnh viện điều trị tâm thần.
Vì thế, bác sĩ Dũng khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, cần chú ý đến những sang chấn tâm lý do vấn đề công việc làm ăn gây nên. Nếu để kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
(Theo Hôn Nhân & Pháp Luật)