Tin nhắn giả về 'mưa phóng xạ' ở châu Á

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110315132747_japan_radiation_466x262_bbc_nocredit.jpg
Nhà chức trách Nhật nói phóng xạ đã tới mức nguy hiểm


Một thông báo giả nói rằng ''phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi lan ra trong khu vực'' đã làm các nước châu Á lo lắng.

Thông báo ghi là trích từ BBC đã được chuyền cho nhau từ hôm thứ Hai, trong đó khuyến cáo dân chúng các biện pháp phòng ngừa bị nhiễm phóng xạ.

Trong các biện pháp đó có khuyến cáo không ra trời mưa, đi đâu cũng mang ô và thậm chí đóng chặt cửa nhà.

Công nhân và học sinh được đề nghị nghỉ học và không đi làm sau khi tin đồn bắt đầu lan ra.

Được biết một số trang mạng tại Việt Nam cũng đưa tin về vụ việc này.

Thường mỗi khi có thảm họa như đang xảy ra ở Nhật, người ta có nhiều email giả tung lên mạng để lừa công chúng góp tiền cho các quỹ gian lận, hoặc chỉ để làm cho người ta hoảng sợ.

Cơ quan theo dõi chuyện này của Mỹ, (CERT), báo động công chúng coi chừng các vụ lừa đảo có liên quan đến động đất ở Nhật.

Sang ngày 16/3, hàng loạt tờ báo châu Á vẫn tiếp tục theo dõi tin về vụ giả mạo rằng "BBC nói là các nước châu Á cần có biện pháp trước nguy cơ mưa phóng xạ", theo sau các vụ nổ tại cơ sở hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.

BBC chính thức nói họ không hề đưa ra các tin như vậy nhưng vụ tin nhắn giả cũng khiến chính phủ Philippinees chính thức nói không hề có chuyện "nguy cơ mưa phóng xạ" ập đến nước này từ Nhật, sau các tai nạn hạt nhân vì động đất và sóng thần.

Nguồn tin nhắn giả được cho là xuất phát từ các mạng mini-blog của Trung Quốc.

Nguy cơ phóng xạ

Các lo ngại về "mưa phóng xạ" còn đến từ vụ Chernobyl ở Ukraina năm 1986 khi tai nạn lò nguyên tử làm mây bay sang nhiều nước châu Âu.

Nhưng GS Gerry Thomas, một nhà nghiên cứu về thảm họa Chernobyl cho BBC News biết rằng "Khó có thể so sánh hai vụ việc".

"Ở Chernobyl là vụ nổ khí đã tiếp xúc với phần lò chính của lò phản ứng, khiến nhiều chất phóng xạ lọt ra khí quyển".

GS Thomas cũng nói vụ Chernobyl có làm tăng các vụ ung thư tuyến giáp nhưng chỉ với những người sống tại Ukraina, Belarus và Nga, sống gần nhà máy, và còn ít tuổi khi xảy ra vụ tai nạn.

Điều có thực hiện nay là chính phủ Nhật đã xác nhận là phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện Fukushima Daiichi đã lên đến mức nguy hiểm.

Nhà chức trách đưa ra cảnh báo này sau khi đã có ba vụ nổ tại các lò phản ứng của nhà máy. Điều đáng nói vụ nổ sáng thứ Ba là lần đầu tiên làm hư hại hệ thống bảo vệ của lò phản ứng.

Thường lò phản ứng hạt nhân có hệ thống bảo vệ để ngăn không cho phóng xạ thoát ra ngoài mỗi khi gặp sự cố. Vì vậy trong trường hợp này, người ta sợ có nhiều phóng xạ đã thoát ra ngoài.

Sau lần nổ đầu tiên, thì nhà chức trách đã di tản dân sống trong chu vi 30 cây số quanh nhà máy Fukushima Daiichi.

Nhà máy Fukushima Daichi có 6 lò phản ứng, lò số 1 và 3 đã nổ trước đó hôm thứ Bảy, và hôm qua thứ Hai, còn sáng hôm nay thì lò số 2.

Đồng thời lò số 4, tuy đã đóng để bảo trì trước khi có động đất, bây giờ lại bị cháy. Người ta nghĩ rằng đám cháy là nguyên nhân gây rò rỉ phóng xạ.

Công ty vận hành nhà máy này cho hay mức phóng xạ quanh nhà máy trong một giờ đã cao hơn mức cho phép 8 lần. Tức là đã đến mức có thể gây tác hại cho sức khỏe.

Cũng có tin mức phóng xạ ở Tokyo, cách đó 250 cây số, hiện ở mức cao hơn bình thường. Nhưng giới chức nói chưa tới mức gây nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên có vẻ giới chức càng trấn an thì dân chúng càng lo lắng. Dân ở Tokyo đổ xô đi mua đồ dự trữ, lương thực, nước uống, mặt nạ dưỡng khí, và đèn cầy.

Lý do là nếu mức phóng xạ cao, dân chúng sẽ được lệnh ở trong nhà, không còn mua sắm gì được nữa.

Thủ tướng Naoto Kan nhìn nhận có nguy cơ thêm phóng xạ thoát ra, vì vậy ai sống trong chu vi 20 và 30 cây số quanh nhả máy Fukushima Daiichi không nên ra khỏi nhà. Còn ai sống trong khu vực cấm thì phải di tản ngay.

Nhà chức trách cũng đã áp dụng khu vực cấm bay quanh nhà máy để máy bay không chuyển tải phóng xạ đi xa hơn.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top