T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Hồng Lỗi kêu gọi Philippines 'không làm phức tạp tình hình'
Một ngày sau khi Philippines thông báo quyết định đưa tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu Manila "không làm phức tạp tình hình".
Tân Hoa Xã dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm 23/1 rằng "các tranh chấp cần được giải quyết thông qua thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan".
Đây là lập trường lâu nay của Trung Quốc, cương quyết yêu cầu đàm phán trực tiếp, song phương, và phản đối can dự của các nước ngoài khu vực.
Ông Hồng nói Trung Quốc và các nước thành viên khối Asean đã đạt được nhận thức chung, ghi trong Tuyên bố về cách hành xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).
Ông nhấn mạnh các quốc gia đã ký kết vào DOC cần tuân thủ cam kết của mình.
"Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua đàm phán song phương nhằm giữ quan hệ đôi bên và bảo đảm hòa bình ổn định trong khu vực."
Ông Hồng Lỗi được dẫn lời nói chủ trương này cho thấy thiện chí và sự chân thành của Trung Quốc.
Người phát ngôn Trung Quốc cũng lặp lại rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển phụ cận.
Các tuyên bố trên cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ không chấp thuận việc bị Philippines đưa ra tòa trọng tài thuộc Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Ông Hồng Lỗi cũng nói Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Philippines chiếm một số đảo và bãi đá tại Nam Sa (Trường Sa).
Trong một thông cáo đưa ra hôm 22/1, Bộ Ngoại giao Philippines nói Manila phải quyết định khiếu nại Trung Quốc vì "đã cạn kiệt các giải pháp".
Bộ này nói: "Trung Quốc là bạn. Trọng tài là tiến trình hòa bình và hữu nghị để giải quyết tranh chấp giữa bạn bè với nhau".
Philippines bày tỏ hy vọng quyết định nói trên sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc.
"Chúng tôi luôn luôn mong muốn cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng không thể nhượng bộ chủ quyền quốc gia của mình."
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi người dân đoàn kết ủng hộ trách nhiệm bảo vệ chủ quyền.
"Nếu như ai đó vào nhà quý vị và tìm cách cướp đi tài sản của quý vị, quý vị có hành động chống lại kẻ này hay không?," - thông cáo đặt câu hỏi.
Philippines cũng nói rằng nước này trông đợi các nước Asean cùng tìm giải pháp lâu dài và hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và sẽ tiếp tục cùng hợp tác để soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao nước này giải thích quyết định khiếu nại Trung Quốc là dựa trên lợi ích quốc gia, "chứ không phụ thuộc vào việc các nước khác có cùng hành động hay không cùng hành động".
Việt Nam, nước cũng đang tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, chưa lên tiếng về động thái hôm 22/1 của Philippines.
Theo BBC Vietnamese
Một ngày sau khi Philippines thông báo quyết định đưa tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu Manila "không làm phức tạp tình hình".
Tân Hoa Xã dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm 23/1 rằng "các tranh chấp cần được giải quyết thông qua thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan".
Đây là lập trường lâu nay của Trung Quốc, cương quyết yêu cầu đàm phán trực tiếp, song phương, và phản đối can dự của các nước ngoài khu vực.
Ông Hồng nói Trung Quốc và các nước thành viên khối Asean đã đạt được nhận thức chung, ghi trong Tuyên bố về cách hành xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).
Ông nhấn mạnh các quốc gia đã ký kết vào DOC cần tuân thủ cam kết của mình.
"Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua đàm phán song phương nhằm giữ quan hệ đôi bên và bảo đảm hòa bình ổn định trong khu vực."
Ông Hồng Lỗi được dẫn lời nói chủ trương này cho thấy thiện chí và sự chân thành của Trung Quốc.
Người phát ngôn Trung Quốc cũng lặp lại rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển phụ cận.
Các tuyên bố trên cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ không chấp thuận việc bị Philippines đưa ra tòa trọng tài thuộc Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Ông Hồng Lỗi cũng nói Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Philippines chiếm một số đảo và bãi đá tại Nam Sa (Trường Sa).
Trong một thông cáo đưa ra hôm 22/1, Bộ Ngoại giao Philippines nói Manila phải quyết định khiếu nại Trung Quốc vì "đã cạn kiệt các giải pháp".
Bộ này nói: "Trung Quốc là bạn. Trọng tài là tiến trình hòa bình và hữu nghị để giải quyết tranh chấp giữa bạn bè với nhau".
Philippines bày tỏ hy vọng quyết định nói trên sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc.
"Chúng tôi luôn luôn mong muốn cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng không thể nhượng bộ chủ quyền quốc gia của mình."
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi người dân đoàn kết ủng hộ trách nhiệm bảo vệ chủ quyền.
"Nếu như ai đó vào nhà quý vị và tìm cách cướp đi tài sản của quý vị, quý vị có hành động chống lại kẻ này hay không?," - thông cáo đặt câu hỏi.
Philippines cũng nói rằng nước này trông đợi các nước Asean cùng tìm giải pháp lâu dài và hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và sẽ tiếp tục cùng hợp tác để soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao nước này giải thích quyết định khiếu nại Trung Quốc là dựa trên lợi ích quốc gia, "chứ không phụ thuộc vào việc các nước khác có cùng hành động hay không cùng hành động".
Việt Nam, nước cũng đang tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, chưa lên tiếng về động thái hôm 22/1 của Philippines.
Theo BBC Vietnamese