T
T$
Guest
Chỉ trong vòng vài năm Trung Quốc đã từ vị trí của một nước nhận nhiều viện trợ trở thành một trong những nước tài trợ và cung cấp các khoản cho vay phát triển lớn nhất thế giới.
Các số liệu thống kê do nhật báo Financial Times ở Anh tổng hợp cho thấy trong năm 2009 và 2010, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã cho các chính phủ và công ty ở những quốc gia đang phát triển vay 110 tỉ đô la.
Con số vừa kể cao hơn số 100 tỉ đô la tín dụng mà Ngân hàng Thế giới đã cung cấp trong cùng khoảng thời gian này để ứng phó với vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Những hợp đồng cho vay của Trung Quốc bao gồm những thỏa thuận cho-vay-để-lấy-dầu trị giá nhiều tỉ đô la mà họ ký kết với Brazil, Nga và Venezuela, cùng với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Argentina, Belarus, Ghana và Mozambique.
Ông Yukon Huang, cựu Giám đốc quốc gia Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới cho biết như sau về việc này.
Ông Huang cho biết: "Một số những khoản cho vay này giúp cho Trung Quốc được tiếp cận các loại tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản, dầu lửa và các nguồn năng lượng, và thậm chí, trong một số trường hợp, được sử dụng đất đai nông nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất nông sản, tất cả những thứ mà Trung Quốc rất cần vì họ là một nước thiếu tài nguyên."
Ông Huang hiện đang làm việc cho Quỹ Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington. Ông nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn khối tiền khổng lổ mà họ đang có trong tay để phục vụ cho các quyền lợi của mình – như gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy cho kế hoạch quốc tế hóa chỉ tệ của họ, vì một số các khoản cho vay đã được tính bằng đồng nguyên.
Nhưng ông Huang nói thêm rằng điều này không có gì là bất thường.
Ông giải thích như sau: "Những khoản cho vay của Nhật hỗ trợ cho các mục tiêu của Nhật, các khoản cho vay của Mỹ phục vụ các mục tiêu của Mỹ. Và những khoản cho vay này của Trung Quốc cũng vậy. Chúng phục vụ cho các mục tiêu của Trung Quốc."
Ông Thẩm Kiến Quang, kinh tế gia trưởng của công ty đầu tư chứng khoán Mizuho, cho biết rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã gia tăng và nước này đã tiến tới chỗ mà ông gọi là “một giai đoạn mới” trong đó Trung Quốc có thể bành trướng sự hiện diện của mình ở nước ngoài một cách tự nhiên.
Ông Thẩm nói: "Tôi nghĩ rằng những gì mà Trung Quốc đang làm hiện nay không có gì khác so với những nước tiên tiến khác -- không khác với những gì mà các nước đó đã làm ở nước ngoài từ bấy lâu nay. Vì vậy cho nên tất cả các hoạt động viện trợ phát triển cho các nền kinh tế đang phát triển cũng đều liên hệ tới quyền lực mềm ở một mức độ nào đó. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ làm theo cách làm việc thông thường này mà thôi."
Tờ Financial Times cho biết hai ngân hàng của Trung Quốc cung cấp các khoản cho vay với những điều kiện dễ dãi hơn so với Ngân hàng Thế giới và những thời hạn chót cho vay khác, đặc biệt là cho những dự án mà Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ. Các khoản cho vay của Trung Quốc cũng có xu hướng là không có những đòi hỏi độc đoán về tính chất minh bạch.
Tại một cuộc họp báo hồi gần đây, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được hỏi là phải chăng Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới. Ông Hồng đã không trực tiếp trả lời câu hỏi mà chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho các nước trên thế giới.
Ông Hồng nói rằng tr khi tiếp tục phát triển Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho các nước khác và điều này phản ánh một cách cụ thể sự cống hiến của Trung Quốc cho hòa bình thế giới.
Tuy nhiên, những hoạt động viện trợ của Trung Quốc đã gặp phải sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền cùng với các tổ chức và cơ quan cứu trợ trên khắp thế giới. Một nhân vật hoạt động nhân quyền nói rằng viện trợ và các thỏa thuận thương mại của Trung Quốc, đặc biệt là ở Phi châu, đã góp phần củng cố quyền hành cho những chính phủ bất hảo và không mang lại lợi ích gì cho dân thường. Một số chuyên gia phát triển cho rằng những khoản cho vay và tài trợ không hoàn lại của Trung Quốc thường không được nối kết với nỗ lực ngăn ngừa tham nhũng và không có kết quả đáng kể trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Ngân hàng Thế giới đã khước từ đề nghị phỏng vấn của đài VOA về việc này nhưng họ có phúc đáp bằng văn bản, trong đó họ cho biết là ngân hàng này “đang hợp tác với Trung Quốc chặt chẽ hơn bao giờ hết” và đây là một mối quan hệ đối tác hợp tác mỗi ngày một quan trọng hơn và lớn mạnh hơn.
Các số liệu thống kê do nhật báo Financial Times ở Anh tổng hợp cho thấy trong năm 2009 và 2010, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã cho các chính phủ và công ty ở những quốc gia đang phát triển vay 110 tỉ đô la.
Con số vừa kể cao hơn số 100 tỉ đô la tín dụng mà Ngân hàng Thế giới đã cung cấp trong cùng khoảng thời gian này để ứng phó với vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Những hợp đồng cho vay của Trung Quốc bao gồm những thỏa thuận cho-vay-để-lấy-dầu trị giá nhiều tỉ đô la mà họ ký kết với Brazil, Nga và Venezuela, cùng với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Argentina, Belarus, Ghana và Mozambique.
Ông Yukon Huang, cựu Giám đốc quốc gia Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới cho biết như sau về việc này.
Ông Huang cho biết: "Một số những khoản cho vay này giúp cho Trung Quốc được tiếp cận các loại tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản, dầu lửa và các nguồn năng lượng, và thậm chí, trong một số trường hợp, được sử dụng đất đai nông nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất nông sản, tất cả những thứ mà Trung Quốc rất cần vì họ là một nước thiếu tài nguyên."
Ông Huang hiện đang làm việc cho Quỹ Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington. Ông nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn khối tiền khổng lổ mà họ đang có trong tay để phục vụ cho các quyền lợi của mình – như gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy cho kế hoạch quốc tế hóa chỉ tệ của họ, vì một số các khoản cho vay đã được tính bằng đồng nguyên.
Nhưng ông Huang nói thêm rằng điều này không có gì là bất thường.
Ông giải thích như sau: "Những khoản cho vay của Nhật hỗ trợ cho các mục tiêu của Nhật, các khoản cho vay của Mỹ phục vụ các mục tiêu của Mỹ. Và những khoản cho vay này của Trung Quốc cũng vậy. Chúng phục vụ cho các mục tiêu của Trung Quốc."
Ông Thẩm Kiến Quang, kinh tế gia trưởng của công ty đầu tư chứng khoán Mizuho, cho biết rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã gia tăng và nước này đã tiến tới chỗ mà ông gọi là “một giai đoạn mới” trong đó Trung Quốc có thể bành trướng sự hiện diện của mình ở nước ngoài một cách tự nhiên.
Ông Thẩm nói: "Tôi nghĩ rằng những gì mà Trung Quốc đang làm hiện nay không có gì khác so với những nước tiên tiến khác -- không khác với những gì mà các nước đó đã làm ở nước ngoài từ bấy lâu nay. Vì vậy cho nên tất cả các hoạt động viện trợ phát triển cho các nền kinh tế đang phát triển cũng đều liên hệ tới quyền lực mềm ở một mức độ nào đó. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ làm theo cách làm việc thông thường này mà thôi."
Tờ Financial Times cho biết hai ngân hàng của Trung Quốc cung cấp các khoản cho vay với những điều kiện dễ dãi hơn so với Ngân hàng Thế giới và những thời hạn chót cho vay khác, đặc biệt là cho những dự án mà Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ. Các khoản cho vay của Trung Quốc cũng có xu hướng là không có những đòi hỏi độc đoán về tính chất minh bạch.
Tại một cuộc họp báo hồi gần đây, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được hỏi là phải chăng Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới. Ông Hồng đã không trực tiếp trả lời câu hỏi mà chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho các nước trên thế giới.
Ông Hồng nói rằng tr khi tiếp tục phát triển Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho các nước khác và điều này phản ánh một cách cụ thể sự cống hiến của Trung Quốc cho hòa bình thế giới.
Tuy nhiên, những hoạt động viện trợ của Trung Quốc đã gặp phải sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền cùng với các tổ chức và cơ quan cứu trợ trên khắp thế giới. Một nhân vật hoạt động nhân quyền nói rằng viện trợ và các thỏa thuận thương mại của Trung Quốc, đặc biệt là ở Phi châu, đã góp phần củng cố quyền hành cho những chính phủ bất hảo và không mang lại lợi ích gì cho dân thường. Một số chuyên gia phát triển cho rằng những khoản cho vay và tài trợ không hoàn lại của Trung Quốc thường không được nối kết với nỗ lực ngăn ngừa tham nhũng và không có kết quả đáng kể trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Ngân hàng Thế giới đã khước từ đề nghị phỏng vấn của đài VOA về việc này nhưng họ có phúc đáp bằng văn bản, trong đó họ cho biết là ngân hàng này “đang hợp tác với Trung Quốc chặt chẽ hơn bao giờ hết” và đây là một mối quan hệ đối tác hợp tác mỗi ngày một quan trọng hơn và lớn mạnh hơn.