T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Du Chính Thanh (thứ nhì từ phải) là nhân vật thứ tư trong bộ máy lãnh đạo
Tân chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị của Trung Quốc trong phiên bế mạc kỳ họp đã tuyên bố nước này “không sao chép mô hình chính trị Phương Tây”, xóa tan các đồn đoán hoặc hy vọng về một cuộc cải tổ chính trị nội bộ.
Cơ quan còn có tên gọi tắt là hay Chính Hiệp, có tân chủ tịch trong kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc hay Đại hội Nhân Dân Đại biểu nhóm họp để thông qua các chức vụ cao nhất về mặt nhà nước.
Dự kiến tuần này, Chủ tịch Đảng Tập Cận Bình sẽ chính thức lên làm Chủ tịch Nước và ông Lý Khắc Cường sẽ làm Thủ tướng Quốc Vụ viện.
Phát biểu của ông Du Chính Thanh được cho là dấu hiệu mọi cơ quan, tổ chức công khai tại Trung Quốc bày tỏ lòng trung thành với Đảng Cộng sản.
Ông Du nói:
“Chúng ta cần theo con đường xã hội chủ nghĩa với phát triển chính trị mang mầu sắc Trung Quốc, không bắt chước hệ thống Phương Tây ở bất cứ hoàn cảnh nào.”
"Chúng ta cần theo con đường xã hội chủ nghĩa với phát triển chính trị mang mầu sắc Trung Quốc, không bắt chước hệ thống Phương Tây ở bất cứ hoàn cảnh nào"
Dù cơ quan Chính Hiệp không có thực quyền, gần đây nó được phép có tiếng nói lớn hơn để hóa giải mâu thuẫn nảy sinh từ nạn ô nhiễm môi trường, chiếm đất của nông dân hay an toàn thực phẩm.
Là nhân vật thứ tư trong Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, tiếng nói của ông Du là một dấu hiệu cơ hội ‘cải tổ chính trị’ hay dân chủ hóa ở Trung Quốc sẽ không được thực hiện, theo AP từ Bắc Kinh.
Một nhân vật có tiếng trong kinh tế Trung Quốc, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân Dân, ông Chu Tiểu Xuyên, được phong chức Phó Chủ tịch cơ quan Chính Hiệp.
Ông Du Chính Thanh, sinh năm 1945 ở tỉnh Thiểm Tây, đã tốt nghiệp ngành kỹ sư và vào Đảng Cộng sản năm 1964.
Từ 2007 đến gần đây, ông là bí thư Đảng tại Thượng Hải, một trung tâm kinh tế – tài chính của Trung Quốc và khu vực.
Hôm qua, 11/3/2013, ông chính thức được bầu chọn vào chức Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cơ quan tham vấn, không có quyền lập pháp, tập hợp các đảng phái chính trị, hội đoàn doanh nghiệp, trí thức mà Đảng Cộng sản cho phép tham chính mang tính đại diện.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Nhân dân Đại biểu kéo dài hai tuần tại Bắc Kinh, dư luận Trung Quốc cũng chú ý đến hai chuyện xã hội kinh khủng đang đặt ra câu hỏi về cách quản trị đất nước của bộ máy lãnh đạo.
Đó là vụ một kẻ trộm cắp xe ở tỉnh Cát Lâm đã bóp cổ giết chết bé sơ sinh chỉ mới 2 tháng tuổi ở trong xe.
Gần đây hơn là vụ hàng nghìn xác lợn chết bị tống xuống sông Hoàng Phố chảy qua Thượng Hải.
Theo BBC Vietnamese
Tân chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị của Trung Quốc trong phiên bế mạc kỳ họp đã tuyên bố nước này “không sao chép mô hình chính trị Phương Tây”, xóa tan các đồn đoán hoặc hy vọng về một cuộc cải tổ chính trị nội bộ.
Cơ quan còn có tên gọi tắt là hay Chính Hiệp, có tân chủ tịch trong kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc hay Đại hội Nhân Dân Đại biểu nhóm họp để thông qua các chức vụ cao nhất về mặt nhà nước.
Dự kiến tuần này, Chủ tịch Đảng Tập Cận Bình sẽ chính thức lên làm Chủ tịch Nước và ông Lý Khắc Cường sẽ làm Thủ tướng Quốc Vụ viện.
Phát biểu của ông Du Chính Thanh được cho là dấu hiệu mọi cơ quan, tổ chức công khai tại Trung Quốc bày tỏ lòng trung thành với Đảng Cộng sản.
Ông Du nói:
“Chúng ta cần theo con đường xã hội chủ nghĩa với phát triển chính trị mang mầu sắc Trung Quốc, không bắt chước hệ thống Phương Tây ở bất cứ hoàn cảnh nào.”
Là nhân vật thứ tư trong Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, tiếng nói của ông Du là một dấu hiệu cơ hội ‘cải tổ chính trị’ hay dân chủ hóa ở Trung Quốc sẽ không được thực hiện, theo AP từ Bắc Kinh.
Một nhân vật có tiếng trong kinh tế Trung Quốc, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân Dân, ông Chu Tiểu Xuyên, được phong chức Phó Chủ tịch cơ quan Chính Hiệp.
Ông Du Chính Thanh, sinh năm 1945 ở tỉnh Thiểm Tây, đã tốt nghiệp ngành kỹ sư và vào Đảng Cộng sản năm 1964.
Từ 2007 đến gần đây, ông là bí thư Đảng tại Thượng Hải, một trung tâm kinh tế – tài chính của Trung Quốc và khu vực.
Hôm qua, 11/3/2013, ông chính thức được bầu chọn vào chức Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cơ quan tham vấn, không có quyền lập pháp, tập hợp các đảng phái chính trị, hội đoàn doanh nghiệp, trí thức mà Đảng Cộng sản cho phép tham chính mang tính đại diện.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Nhân dân Đại biểu kéo dài hai tuần tại Bắc Kinh, dư luận Trung Quốc cũng chú ý đến hai chuyện xã hội kinh khủng đang đặt ra câu hỏi về cách quản trị đất nước của bộ máy lãnh đạo.
Đó là vụ một kẻ trộm cắp xe ở tỉnh Cát Lâm đã bóp cổ giết chết bé sơ sinh chỉ mới 2 tháng tuổi ở trong xe.
Gần đây hơn là vụ hàng nghìn xác lợn chết bị tống xuống sông Hoàng Phố chảy qua Thượng Hải.
Theo BBC Vietnamese