T
T$
Guest
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói với đài VOA rằng Trung Quốc không bình luận gì về diễn văn của Ngoại trưởng Clinton.
Phát biểu tại Washington hôm thứ Ba, bà Clinton nêu lên vai trò mà Twitter, Facebook và các trang mạng xã hội khác đã đóng trong các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập.
Cả hai trang mạng vừa kể đều bị cấm ở Trung Quốc.
Đảng Cộng Sản đương quyền ở Trung Quốc đang ra sức ngăn chận những vụ rối loạn xã hội và tìm cách hạn chế những hoạt động khiếu kiện và đòi hỏi cải cách của dân chúng.
Bắc Kinh thường xuyên ngăn chận các trang web của những cơ quan tin tức nước ngoài, như đài VOA chẳng hạn. Họ cũng ngăn không cho người dân thảo luận về những đề tài mà họ cho là nhạy cảm -- như những cuộc biểu tình qui mô lớn ở Ai Cập đã khiến Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức.
Câu hỏi về vấn đề kiểm duyệt internet đặt ra với chính phủ Trung Quốc thường được trả lời như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc đã trả lời hồi tuần trước.
Ông Mã nói rằng internet ở Trung Quốc là tự do và người dân Trung Quốc được tự do truy cập internet.
Ông David Bandurski là người đứng đầu Dự án Truyền thông Trung Quốc ở Hồng Kông. Ông nói rằng bài diễn văn của Ngoại trưởng Clinton sẽ gặp phải tình cảnh “đàn khảy tai trâu” ở Trung Quốc, là nơi mà ông mô tả là có sự kiểm soát chặt chẽ đối với internet. Ông cũng nói rằng có những giới hạn đối với vai trò của internet trong việc thúc đẩy cho tự do dân chủ ở Trung Quốc và những nơi khác.
Ông Bandurski nói: "Tôi nghĩ rằng có một điều mà chúng ta cần phải nhớ kỹ là internet không phải là một thứ thần dược. Nó là một khí cụ quan trọng, nhưng chúng ta không thể đánh giá quá cao vai trò của internet một cách đơn độc. Tình hình sẽ diễn ra như thế nào ở Trung Quốc là một việc khó mà nói trước, tuy internet là một khí cụ quan trọng để vận động cho mọi loại vấn đề ở Trung Quốc."
Ông Dư Quốc Minh, giáo sư môn truyền thông báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ông tán thành hầu hết những ý kiến mà ngoại trưởng Clinton nêu lên trong bài diễn văn. Nhưng ông nói thêm rằng tự do internet ở Trung Quốc là một vấn đề phức tạp và đang trong vòng biến chuyển.
Ông Dư cho rằng internet ở Trung Quốc hiện nay tự do hơn so với 5 năm trước và đang tiếp tục cởi mở thêm.
Ông Dư cũng cho rằng không nên thực hiện việc mở rộng internet một cách vội vã dưới áp lực của những nước khác - đặc biệt là áp lực của Hoa Kỳ, một nước mà ông cho là đang áp lực tiêu chuẩn đôi.
Ông nêu lên vụ tranh cãi về vấn đề WikiLeaks, trong đó có việc chính phủ Hoa Kỳ tìm cách ngăn chận những vụ rò rỉ thông tin mật trên internet.
Một chuyên viên công nghệ thông tin ở Bắc Kinh nói với đài VOA là ông nghĩ rằng Trung Quốc có tự do internet. Ông cũng nêu lên vụ Wikileaks và nói rằng nước nào cũng cần có luật lệ để kiểm soát internet, kể cả Hoa Kỳ. Ông nói thêm rằng Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt vì dân số quá đông và an ninh xã hội của nước này sẽ bị tổn hại nếu không có một hình thức kiểm soát nào đó đối với internet.
Phát biểu tại Washington hôm thứ Ba, bà Clinton nêu lên vai trò mà Twitter, Facebook và các trang mạng xã hội khác đã đóng trong các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập.
Cả hai trang mạng vừa kể đều bị cấm ở Trung Quốc.
Đảng Cộng Sản đương quyền ở Trung Quốc đang ra sức ngăn chận những vụ rối loạn xã hội và tìm cách hạn chế những hoạt động khiếu kiện và đòi hỏi cải cách của dân chúng.
Bắc Kinh thường xuyên ngăn chận các trang web của những cơ quan tin tức nước ngoài, như đài VOA chẳng hạn. Họ cũng ngăn không cho người dân thảo luận về những đề tài mà họ cho là nhạy cảm -- như những cuộc biểu tình qui mô lớn ở Ai Cập đã khiến Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức.
Câu hỏi về vấn đề kiểm duyệt internet đặt ra với chính phủ Trung Quốc thường được trả lời như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc đã trả lời hồi tuần trước.
Ông Mã nói rằng internet ở Trung Quốc là tự do và người dân Trung Quốc được tự do truy cập internet.
Ông David Bandurski là người đứng đầu Dự án Truyền thông Trung Quốc ở Hồng Kông. Ông nói rằng bài diễn văn của Ngoại trưởng Clinton sẽ gặp phải tình cảnh “đàn khảy tai trâu” ở Trung Quốc, là nơi mà ông mô tả là có sự kiểm soát chặt chẽ đối với internet. Ông cũng nói rằng có những giới hạn đối với vai trò của internet trong việc thúc đẩy cho tự do dân chủ ở Trung Quốc và những nơi khác.
Ông Bandurski nói: "Tôi nghĩ rằng có một điều mà chúng ta cần phải nhớ kỹ là internet không phải là một thứ thần dược. Nó là một khí cụ quan trọng, nhưng chúng ta không thể đánh giá quá cao vai trò của internet một cách đơn độc. Tình hình sẽ diễn ra như thế nào ở Trung Quốc là một việc khó mà nói trước, tuy internet là một khí cụ quan trọng để vận động cho mọi loại vấn đề ở Trung Quốc."
Ông Dư Quốc Minh, giáo sư môn truyền thông báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ông tán thành hầu hết những ý kiến mà ngoại trưởng Clinton nêu lên trong bài diễn văn. Nhưng ông nói thêm rằng tự do internet ở Trung Quốc là một vấn đề phức tạp và đang trong vòng biến chuyển.
Ông Dư cho rằng internet ở Trung Quốc hiện nay tự do hơn so với 5 năm trước và đang tiếp tục cởi mở thêm.
Ông Dư cũng cho rằng không nên thực hiện việc mở rộng internet một cách vội vã dưới áp lực của những nước khác - đặc biệt là áp lực của Hoa Kỳ, một nước mà ông cho là đang áp lực tiêu chuẩn đôi.
Ông nêu lên vụ tranh cãi về vấn đề WikiLeaks, trong đó có việc chính phủ Hoa Kỳ tìm cách ngăn chận những vụ rò rỉ thông tin mật trên internet.
Một chuyên viên công nghệ thông tin ở Bắc Kinh nói với đài VOA là ông nghĩ rằng Trung Quốc có tự do internet. Ông cũng nêu lên vụ Wikileaks và nói rằng nước nào cũng cần có luật lệ để kiểm soát internet, kể cả Hoa Kỳ. Ông nói thêm rằng Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt vì dân số quá đông và an ninh xã hội của nước này sẽ bị tổn hại nếu không có một hình thức kiểm soát nào đó đối với internet.