T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hành động của Philipines đi ngược lại với thỏa thuận giữa hai nước cũng như các nước trong khu vực
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế trong cuộc họp báo ngày 31/1/2013.
Trang China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận trước đó."
Theo trang này, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông với các thành viên khác của ASEAN vào năm 2002.
Theo đó, bất cứ tranh chấp trên biển nào đều phải giải quyết thông qua đàm phán thân thiện có sự tham gia trực tiếp của quốc gia liên quan.
Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philipines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".
Tuy nhiên ông này cũng khẳng định Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi với đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Hôm 23/1/2013, cũng ông Hồng đã yêu cầu Philipines tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề, sau khi Ngoại trưởng tuyên bố chính phủ nước này quyết định đưa tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra Tòa án Trọng tài một ngày trước đó.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Ngoại trưởng Philipines nói nước này đã cạn kiệt tất cả các giải pháp để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc
Trung Quốc vốn nhiều lần phản đối việc mang tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough ra tòa quốc tế, nói đây là chủ đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines.
Tình hình quanh bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham căng thẳng từ năm ngoái, khi Bắc Kinh gửi nhiều tàu thuyền tới đây.
Tháng 6/2012, Manila đã phải rút tàu của mình về.
Phát biểu trong bổi cảnh công bố quyết định của Philipines ngày 22/1, ông del Rosario nói Philippines "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".
Ông cũng nói ông hy vọng tòa án quốc tế sẽ đưa lại giải pháp lâu bền cho tranh chấp.
Theo BBC Vietnamese
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế trong cuộc họp báo ngày 31/1/2013.
Trang China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận trước đó."
Theo trang này, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông với các thành viên khác của ASEAN vào năm 2002.
Theo đó, bất cứ tranh chấp trên biển nào đều phải giải quyết thông qua đàm phán thân thiện có sự tham gia trực tiếp của quốc gia liên quan.
Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philipines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".
Tuy nhiên ông này cũng khẳng định Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi với đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Hôm 23/1/2013, cũng ông Hồng đã yêu cầu Philipines tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề, sau khi Ngoại trưởng tuyên bố chính phủ nước này quyết định đưa tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra Tòa án Trọng tài một ngày trước đó.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Trung Quốc vốn nhiều lần phản đối việc mang tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough ra tòa quốc tế, nói đây là chủ đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines.
Tình hình quanh bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham căng thẳng từ năm ngoái, khi Bắc Kinh gửi nhiều tàu thuyền tới đây.
Tháng 6/2012, Manila đã phải rút tàu của mình về.
Phát biểu trong bổi cảnh công bố quyết định của Philipines ngày 22/1, ông del Rosario nói Philippines "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".
Ông cũng nói ông hy vọng tòa án quốc tế sẽ đưa lại giải pháp lâu bền cho tranh chấp.
Theo BBC Vietnamese