TQ sẽ thăm dò đảo có tranh chấp với Nhật

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
121227103958_senkaku_464x261_senkaku_nocredit.jpg
Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư

Phát ngôn viên cao cấp của chính phủ Nhật Bản nói việc Trung Quốc định khảo sát để lập bản đồ khu đảo Senkaku của Nhật là không thể chấp nhận được, nếu tin do truyền thông Trung Quốc đưa là chính xác.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản nói trong buổi họp báo hôm 13/03, “nếu thông tin đó là đúng, Nhật Bản không thể chấp nhận”.
“Vùng đảo Senkaku là lãnh thổ do Nhật Bản được thừa kế nhìn từ cả góc độ lịch sử và luật pháp quốc tế,” ông Suga nói.
Nhật Bản khẳng định, bất kỳ sự xâm nhập nào dù là trên khu đảo hay là vùng nước xung quanh cũng bị coi là xâm phạm biên giới của Nhật.
Trước đó, tờ China Daily trích lời một quan chức của Cơ quan Quốc gia về khảo sát, lập bản đồ và thông tin địa lý Trung Quốc rằng họ sẽ đưa một nhóm các nhà khảo sát tới vùng đảo mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, để đánh dấu lãnh thổ nhằm làm rõ bản đồ khu đảo.
Ông Lê Bình Đức, Phó giám đốc cơ quan lập bản đồ nói trong một phỏng vấn với hãng CCTV rằng, việc khảo sát thực tế trên khu đảo cho phép xác định rõ những hang động và các điểm khác không quan sát được từ trên không.
“Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể đến đó [khu đảo Điếu Ngư] trong điều kiện tốt và đội khảo sát được đảm bảo an toàn,” ông nói.
Ông Lê Bình Đức cũng tuyên bố sẽ cho cử đội khảo sát tới “vào thời gian phù hợp”.
Tình hình tranh chấp chủ quyền ở khu đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi Điếu Ngư ngày càng căng thẳng do những động thái chính trị và quân sự từ hai bên.
Giới phân tích nhận định, bất kỳ hành động khảo sát nào từ phía Trung Quốc cũng chỉ khiến tình thế xấu thêm.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu phía Trung Quốc kiềm chế và nói Bắc Kinh “không có bất kỳ lý do nào để thực hiện khảo sát vùng đất đảo, vì đó rõ ràng là lãnh thổ của Nhật Bản.
Khu đảo Senkaku/Điếu Ngư bị hai quốc gia tranh chấp từ nhiều thập niên, nhưng mốc leo thang mới là hồi tháng 9/2012, khi Nhật mua lại ba hòn đảo từ tay tư nhân.
Động thái này gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ cả chính quyền và người dân Trung Quốc, với các vụ biểu tình, đập phá thậm chí tẩy chay hàng hóa của Nhật.
Bắc Kinh cũng thường xuyên cho tàu thuyền đối mặt với lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ở khu vực này.
130124100304_fishing_boat_304x171_reuters.jpg
Tàu phòng vệ bờ biển Nhật phun vòi rồng vào tàu Trung Quốc ở khu vực đảo tranh chấp hôm 24/01/2013

Để tránh xung đột, Nhật cũng cấm mọi công dân thuộc mọi quốc tịch được lên đảo, kể cả chính người Nhật Bản.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khu đảo dựa trên cách hiểu của họ về cứ liệu lịch sử, bản đồ đường chín khúc của Trung Quốc công bố năm ngoái khiến nhiều nước trong khu vực đồng loạt phản đối.
Vào giờ này tháng trước, sau khi Bắc Hàn thử hạt nhân lần thứ Ba và việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tuần tra biển vào đảo Senkaku có tranh chấp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói Nhật có quyền phát triển khả năng đánh phủ đầu nếu bị tấn công.
Ông Itsunori Onodera nói Nhật sẽ thực hiện điều đó "Khi có bằng chứng về ý định tấn công Nhật, có sự đe dọa rõ rệt và Nhật không còn sự lựa chọn nào khác, mặc dù ngay lúc này thì chưa chuẩn bị"
"Chúng tôi đang làm việc để tạo ra cơ chế liên lạc hàng hải từ việc tạo đường dây nóng cấp cao cho tới việc liên lạc giữa các tàu và phi cơ có mặt trong khu vực. Việc này đang được triển khai ở khuôn khổ hội đàm và chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện được càng sớm càng tốt”, ông Onodera nói.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top