T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Trung Quốc ngày càng tự tin về mặt quân sự trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng
Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn một tổ chức nghiên cứu chiến lược của Thụy Điển cho biết hôm thứ Hai ngày 18/3.
Đây là thứ hạng cao nhất của quốc gia châu Á này kể từ Đệ nhị Thế chiến với Pakistan là khách hàng chính.
[h=2]‘Nguồn cung quan trọng’[/h]Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thì xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc từ năm 2008 cho đến năm 2012 đã tăng 162% so với giai đoạn 5 năm trước đó khi mà thị phần của nước này trên thị trường vũ khí toàn cầu tăng từ 2 lên 5%.
Do đó, Trung Quốc đã thay thế Anh ở vị trí thứ năm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách này. Hai quốc gia này có thị phần xuất khẩu vũ khí tương ứng là 30% và 26%, theo SIPRI.
“Trung Quốc đang khẳng định mình là một nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho ngày càng nhiều những quốc gia có vị thế,” ông Paul Holtom, giám đốc Chương trình chuyển giao vũ khí của SIPRI, nói trong một thông cáo.
Sự thay đổi thứ hạng này, được đưa ra trong bản báo cáo về xu hướng trên thị trường khí tài quốc tế do SIPRI soạn thảo, là lần đầu tiên Trung Quốc lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu kể từ bản báo cáo 1986-1990 của SIPRI.
Giờ đây đã là nền kinh tế thứ hai thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng làm nước này có được sự tự tin quân sự với ngân sách ngày càng nhiều đổ vào phát triển các khí tài chiến tranh hiện đại, trong đó có tàu sân bay và máy bay không người lái.
Tại triển lãm hàng không Chu Hải hồi tháng 11 năm ngoái, các máy bay trực thăng tấn công, tên lửa, máy bay không người lái và các loại vũ khí phòng không của Trung Quốc lần đầu tiên được trình làng trước công chúng.
[h=2]Các khách hàng chính[/h]
Trung Quốc đã có tàu sân bay tự chế
“Pakistan – chiếm đến 55% xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc – có thể sẽ tiếp tục là quốc gia mua vũ khí Trung Quốc nhiều nhất trong những năm tới bởi vì còn nhiều đơn đặt hàng máy bay chiến đấu, tàu ngầm và chiến hạm mà nước này vẫn còn tồn đọng hoặc sắp sửa mua thêm,” SIPRI cho biết.
Miến Điện, vốn hiện đang trong lộ trình cải cách mà Hoa Kỳ tin rằng sẽ giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, mua 8% tổng số vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc.
Bangladesh chiếm 7% lượng vũ khí của Trung Quốc bán ra, trong khi Algeria, Venezuela và Maroc cũng từng mua chiến hạm, phi cơ và thiết giáp của Trung Quốc trong những năm qua.
Bắc Kinh không công bố con số chính thức về xuất khẩu vũ khí của họ.
Đức và Pháp nắm giữ vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách những quốc gia xuất khẩu vũ khí.
Trên bình diện nhập khẩu vũ khí thì Trung Quốc chỉ đứng sau Ấn Độ mặc dù họ đang giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài bằng cách tăng cường khả năng tự sản xuất.
Sau nhiều thập niên tăng ngân sách quốc phòng nhanh chóng cũng như đổ tiền của vào cho các công ty sản xuất khí tài trong nước, các chuyên gia tin rằng vũ khí do Trung Quốc chế tạo hiện nay có thể tương đương với hàng của Nga hoặc các nước phương Tây mặc dù ít có thông tin xác thực về khả năng chiến đấu của vũ khí Trung Quốc.
Quốc gia này đã bị phương Tây cấm vận vũ khí kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn hồi năm 1989. Do đó mà ngành công nghiệp chế tạo vũ khí của họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng chiến đấu hiện đại cho quân đội của họ trong các tranh chấp với Đài Loan và trên Biển Đông.
Theo BBC Vietnamese
Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn một tổ chức nghiên cứu chiến lược của Thụy Điển cho biết hôm thứ Hai ngày 18/3.
Đây là thứ hạng cao nhất của quốc gia châu Á này kể từ Đệ nhị Thế chiến với Pakistan là khách hàng chính.
[h=2]‘Nguồn cung quan trọng’[/h]Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thì xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc từ năm 2008 cho đến năm 2012 đã tăng 162% so với giai đoạn 5 năm trước đó khi mà thị phần của nước này trên thị trường vũ khí toàn cầu tăng từ 2 lên 5%.
Do đó, Trung Quốc đã thay thế Anh ở vị trí thứ năm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách này. Hai quốc gia này có thị phần xuất khẩu vũ khí tương ứng là 30% và 26%, theo SIPRI.
“Trung Quốc đang khẳng định mình là một nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho ngày càng nhiều những quốc gia có vị thế,” ông Paul Holtom, giám đốc Chương trình chuyển giao vũ khí của SIPRI, nói trong một thông cáo.
Sự thay đổi thứ hạng này, được đưa ra trong bản báo cáo về xu hướng trên thị trường khí tài quốc tế do SIPRI soạn thảo, là lần đầu tiên Trung Quốc lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu kể từ bản báo cáo 1986-1990 của SIPRI.
Giờ đây đã là nền kinh tế thứ hai thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng làm nước này có được sự tự tin quân sự với ngân sách ngày càng nhiều đổ vào phát triển các khí tài chiến tranh hiện đại, trong đó có tàu sân bay và máy bay không người lái.
Tại triển lãm hàng không Chu Hải hồi tháng 11 năm ngoái, các máy bay trực thăng tấn công, tên lửa, máy bay không người lái và các loại vũ khí phòng không của Trung Quốc lần đầu tiên được trình làng trước công chúng.
[h=2]Các khách hàng chính[/h]
“Pakistan – chiếm đến 55% xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc – có thể sẽ tiếp tục là quốc gia mua vũ khí Trung Quốc nhiều nhất trong những năm tới bởi vì còn nhiều đơn đặt hàng máy bay chiến đấu, tàu ngầm và chiến hạm mà nước này vẫn còn tồn đọng hoặc sắp sửa mua thêm,” SIPRI cho biết.
Miến Điện, vốn hiện đang trong lộ trình cải cách mà Hoa Kỳ tin rằng sẽ giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, mua 8% tổng số vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc.
Bangladesh chiếm 7% lượng vũ khí của Trung Quốc bán ra, trong khi Algeria, Venezuela và Maroc cũng từng mua chiến hạm, phi cơ và thiết giáp của Trung Quốc trong những năm qua.
Bắc Kinh không công bố con số chính thức về xuất khẩu vũ khí của họ.
Đức và Pháp nắm giữ vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách những quốc gia xuất khẩu vũ khí.
Trên bình diện nhập khẩu vũ khí thì Trung Quốc chỉ đứng sau Ấn Độ mặc dù họ đang giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài bằng cách tăng cường khả năng tự sản xuất.
Sau nhiều thập niên tăng ngân sách quốc phòng nhanh chóng cũng như đổ tiền của vào cho các công ty sản xuất khí tài trong nước, các chuyên gia tin rằng vũ khí do Trung Quốc chế tạo hiện nay có thể tương đương với hàng của Nga hoặc các nước phương Tây mặc dù ít có thông tin xác thực về khả năng chiến đấu của vũ khí Trung Quốc.
Quốc gia này đã bị phương Tây cấm vận vũ khí kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn hồi năm 1989. Do đó mà ngành công nghiệp chế tạo vũ khí của họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng chiến đấu hiện đại cho quân đội của họ trong các tranh chấp với Đài Loan và trên Biển Đông.
Theo BBC Vietnamese