Trà chanh Sài Gòn 'hợp rồi tan'

Jolie

Member
Bởi chơi theo phong trào.

trachanhava1.jpg




Trong khi Trà chanh tại Hà Nội sau nhiều năm vẫn là nơi được giới trẻ lựa chọn làm chỗ đến và còn rất đông vui thì trà chanh Sài Gòn lại hoàn toàn trái ngược.
Đìu hiu phố trà chanh Sài Gòn
Sau hơn 1 năm xuất hiện ở Sài Gòn và đã gây ra được làn sóng mới nhưng trà chanh Sài Gòn không giữ vững được vị thế của mình mà nhanh chóng tàn lụi. Bởi giới trẻ Sài Gòn chỉ tò mò về "văn hóa" này thời gian đầu, rồi cũng dần chìm vào quên lãng, giống như các món ăn phong trào khác như:chè Khúc Bạch, Bún đậu mắm tôm,...
Xuất hiện trên con đường được mệnh danh là trung tâm trà chanh của Sài Gòn ở Lê Thị Riêng (Quận 1), dạo quanh một vòng chỉ còn lèo tèo vài quán trà chanh buồn hắt hiu.
Sau hồi tìm kiếm quán đông đúc nhất nhưng bất thành, chúng tôi quyết định chọn một quán có cái tên "khá Hà Nội". Vừa bước tới cửa, tiếng nhạc ồn ã phát ra từ bộ loa gắn với chiếc laptop được người thanh niên trông quán ngồi nghiền ngẫm khi vắng khách.
trachanh3.jpg

Ngoài chúng tôi, quán trà chanh tại Sài Gòn vắng lặng, không có khách.
Vốn dĩ không có cảm tình với trà chanh, tôi quyết định chọn một ly nước khác và quan sát. Sau hơn 30 phút tại đây mới có thêm 1 cặp nam nữ tiến vào quán thế nhưng cũng như tôi, đôi nam nữ này không chọn trà chanh mà chọn: 1 ly chè Khúc Bạch, cùng 1 ly nước Mơ.
Khi được hỏi tại sao không uống trà chanh, thanh niên này nói: “Trà chanh không có gì đặc biệt, chẳng qua là nước hóa chất vị trà xanh và một vài lát chanh tươi tạo mùi, mình không thích trà chanh”. Bạn gái của anh chàng này thực dụng hơn, “Nếu so sánh giá cả và chất lượng, mình sẽ chọn một ly cam vắt tại Sài Gòn với giá chỉ 15 ngàn đồng, đắt hơn 5 ngàn nhưng đó không phải vấn đề, mình cần một thức uống có giá trị”.
trachanh1.jpg

Khách hàng hiếm hoi bước vào quán nhưng không chọn trà chanh .
Cố nán lại ngồi lâu hơn nhưng rốt cuộc cũng không có thêm khách hàng nào vào quán này nữa. Gọi tính tiền và tranh thủ hỏi chủ quán về tình hình kinh doanh, anh này nói, “Mình cũng sắp phải chuyển đổi mục đích sử dụng cái quán này thôi, trà chanh ế ẩm quá. Mình không phải thuê mặt bằng nên vẫn còn trụ được nhưng với lãi vài đồng lẻ thế này thì cũng không nên duy trì làm gì!”.
Nói chuyện với một bạn người Sài Gòn, tên Trang từng chứng kiến cảnh sầm uất, đông đúc tại Lê Thị Riêng được biết: “Đã rất nhiều quán trà chanh tại con đường này phải đóng cửa vì ế ẩm, ngay đối diện anh trước đây làquán trà chanh khá đông nhưng bây giờ là tiệm giặt ủi quần áo rồi”.
Nguyên nhân thất bại của trà chanh Sài Gòn
Xét đến Hà Nội, hai trung tâm trà chanh lớn tại Ngã tư Sở và khu Nhà thờ lớn phong trào cũng đã đi xuống nhưng ở nhà thờ vẫn còn tập trung được lượng khách quen thuộc muốn hòa mình vào đám đông. Vậy sự khác nhau nào khiến trà chanh Hà Nội duy trì và vẫn phát triển tốt trong khi Sài Gòn mới được một năm đã nhanh chóng tàn lụi.
trachanhnhatho.jpg

Trà chanh ở nhà thờ lớn Hà Nội vẫn được chú ý, tại đây tạo nên cộng đồng khá đông đảo nên phong trào khó đi xuống.
Kinh doanh trà chanh ở Hà Nội khá đơn giản khi chỉ cần những chiếc ghế nhựa và cái quan trọng nhất là phải có không gian đủ rộng để tạo thành một cộng đồng đông vui trong khi đó tại Sài Gòn, từng quán trà chanh chật hẹp được mở ra, vỉa hè không được sử dụng như Hà Nội đã khiến khả năng tạo liên kết cộng đồng bị "gãy".
Thời tiết tại Sài Gòn cũng là một rào cản với trà chanh, nếu như có không gian vỉa hè để kinh doanh, thì chiều tối trời lại thường đổ mưa tầm tã, khiến nhiều cuộc vui, chém gió,... của các nhóm bạn trẻ phải ngưng giữa chừng.
Mặt khác điểm mạnh tại các quán ở Sài Gòn thường có xu hướng chiều khách nhưng vô tình lại trở thành yếu điểm. Bởi trà chanh Hà Nội chỉ có một món duy nhất là trà chanh nên khách hàng vào không cần gọi đồ uống, không cần chọn lựa. Trong khi đó, ở Sài Gòn, một danh sách các đồ uống phong phú tại các quán đã vô tình khiến trà chanh nhạt nhòa đi hẳn.
Hoài Nam (Theo Báo Đất Việt)



 
Back
Top