N
nikki
Guest
Gần đây, nạn “xin đểu” xuất hiện nhiều nơi và ngày càng trở nên lộng hành ở nhiều bến xe, khu vực gần trường học, công viên, các khu công nghiệp... tại Saigon với nhiều “chiêu thức”.
13g ngày 16/6, khu vực Trung tâm điều hành xe buýt Bến Thành (Quận 1) khá đông hành khách tập trung lên xuống xe cũng như ngồi chờ tại các hàng ghế. Chúng tôi đang đứng lơ ngơ thì một thanh niên cao ráo, mặt mũi sáng sủa, mái tóc cắt cao, cầm 1.000 đồng trên tay, tiến lại gần nói: “Cho xin 2.000 đồng tiền đi xe buýt coi, tui ở Trà Vinh mới lên, đang cần tiền đi xe buýt về chợ đầu mối Thủ Đức mà còn có 1.000 đồng...”. Sau khi nhận tiền, gã thanh niên này lại đòi cho thêm: “Tui cần thêm 10.000 đồng để mua cơm ăn và 100.000 đồng tiền xe về quê. Mấy ông không muốn rắc rối thì đưa mau đi...”.
Từ bến xe...
Thấy chúng tôi cũng “hầm hố” và có vẻ chuẩn bị phản ứng lại, gã thanh niên bỏ vội 2.000 đồng vào ví và tiếp tục ca cẩm pha lẫn dọa nạt: “Thiếu 2.000 đồng đi xe buýt, cho mau đi cưng” với một cô gái trẻ đang đứng bên cạnh. Trong vài giờ, gã này vẫn cứ “điệp khúc” xin tiền đó với hàng loạt hành khách khác.
13g ngày 16/6, khu vực Trung tâm điều hành xe buýt Bến Thành (Quận 1) khá đông hành khách tập trung lên xuống xe cũng như ngồi chờ tại các hàng ghế. Chúng tôi đang đứng lơ ngơ thì một thanh niên cao ráo, mặt mũi sáng sủa, mái tóc cắt cao, cầm 1.000 đồng trên tay, tiến lại gần nói: “Cho xin 2.000 đồng tiền đi xe buýt coi, tui ở Trà Vinh mới lên, đang cần tiền đi xe buýt về chợ đầu mối Thủ Đức mà còn có 1.000 đồng...”. Sau khi nhận tiền, gã thanh niên này lại đòi cho thêm: “Tui cần thêm 10.000 đồng để mua cơm ăn và 100.000 đồng tiền xe về quê. Mấy ông không muốn rắc rối thì đưa mau đi...”.
Từ bến xe...
Thấy chúng tôi cũng “hầm hố” và có vẻ chuẩn bị phản ứng lại, gã thanh niên bỏ vội 2.000 đồng vào ví và tiếp tục ca cẩm pha lẫn dọa nạt: “Thiếu 2.000 đồng đi xe buýt, cho mau đi cưng” với một cô gái trẻ đang đứng bên cạnh. Trong vài giờ, gã này vẫn cứ “điệp khúc” xin tiền đó với hàng loạt hành khách khác.
Ban đầu gã tự nhận mình là dân miền Tây lên TP tìm việc làm và bị cướp hết giấy tờ tùy thân, nài nỉ xin tiền về quê. Sau đó dọa nạt đối với hành khách là người già và phụ nữ, học sinh. Thỉnh thoảng, gã lại nhét tiền vào ví, trong ví là xấp tiền dày cộm với đủ các loại tiền mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng... đến 50.000 đồng và một CMND. Trong gần hai giờ “hành nghề”, gã thanh niên được gần 50 hành khách cho tiền hoặc bị ép cho tiền chỉ với chiêu thức “xin đểu” kiểu trên.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, gã thanh niên kia tên D.. Cùng hoạt động tại trạm xe buýt Bến Thành với gã là một người đàn ông thường mặc áo trắng, đội nón vải đen tên P.. Tên này không “xin đểu” trực tiếp nhưng luôn đảo mắt quan sát hành khách và thỉnh thoảng thông báo tình hình với gã thanh niên “xin đểu” bằng cách đến gần mồi điếu thuốc hay đưa bịch nước ngọt...
Hai gã này cùng chung một nhóm hoạt động “xin đểu” chuyên nghiệp có gần chục tên, tập trung ở các bến xe buýt khu vực trung tâm TP, hoạt động theo phương thức ăn chia 7-3 (những gã “xin đểu” lấy phần nhiều, phần còn lại chia cho những tên cảnh giới, báo động khi có lực lượng công an, bảo vệ các bến xe xuất hiện...). Tương tự, anh Châu Phương (ngụ phường 4, quận 8) kể: “Mới cách đây vài ngày, tui đang đón xe buýt gần chợ Bến Thành thì gặp một thanh niên rất đô con nói trống không: “Tao ở “nhà đá” mới ra, cho xin 12.000 đồng đi xe buýt coi”. Tui cho hắn 3.000 đồng, gã lấy xong lại trở giọng “3.000 đồng lấy làm mẹ gì, keo vậy cha nội” và gã hùng hổ xin thêm tiền”. Anh Phương cho tiền xong, gã lại chuyển qua xin những người đi đường khác, có người tỏ ý không cho tiền thì tên này chửi bới, đòi hành hung.
Gần đây, cầu Chà Và nằm giữa ranh giới quận 5 và quận 8 cũng đang trở thành nỗi ám ảnh của người qua lại vì nạn “xin đểu” xuất hiện thường xuyên. Cứ chập choạng tối là các nhóm “xin đểu” bắt đầu hoạt động. Nhiều người đi qua cầu này bị bọn chúng chặn lại “hỏi thăm”.
Chị Hà, nhà ở đường Tùng Thiện Vương, quận 8, đón con về ngang qua cầu bị thủng lốp xe, một gã thanh niên nhào ra ngang nhiên xin 50.000 đồng để ăn cơm tối. Thấy gã này mặt mày bặm trợn, người xăm vằn vện, chị đành móc bóp đưa tiền cho hắn thì lại bị xin thêm... 100.000 đồng.
Theo những hộ dân hai bên đường, các đối tượng “xin đểu” ở đây hoạt động rất chuyên nghiệp. Bọn này “phân loại” từng đối tượng người đi đường, giờ giấc của từng người, nhóm người thường xuyên đi lại... để hành động. Đại loại như xế chiều hay mờ tối là giờ phụ huynh đi đón con tan học, đi học thêm về..., khuya khoắt là giờ công nhân tan ca hoặc những người đi bán hàng về muộn...
Đối với thanh niên thì khi xin tiền chúng “than nghèo, kể khổ”, nhưng với phụ nữ và người già lại đe dọa, trấn áp... Một số lần các nhóm “xin đểu” còn tiến thẳng ra đường, tay khua khua ống chích, kim tiêm để xin tiền người qua cầu...
... Đến các khu công nghiệp
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dọc các khu vực trạm đón xe buýt thuộc làng ĐH (Thủ Đức) và ven các khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), Khu chế xuất Linh Trung (Q.Thủ Đức)... có 7-8 nhóm xin “đểu” thường xuyên hoạt động với hơn 20 tên chuyên làm việc này. Đối tượng mà các nhóm “xin đểu” nhằm vào chủ yếu là sinh viên và công nhân.
Trang Vy, sinh viên năm 1 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, nói: “Em đang đón xe buýt từ làng ĐH về khu Xóm Mới (Gò Vấp) thì có một phụ nữ ăn mặc tươm tất, chìa ra một quyển sổ có ghi: “Tôi bị câm, mất bóp cần 3.000 đồng đi xe buýt”. Không nghi ngờ, Vy đưa cho người này tiền mua vé xe. Sau khi xin được tiền của Vy thì cô ta lảng vảng đến nhóm sinh viên khác, tiếp tục xin tiền.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, công nhân may Công ty Chutex, Khu công nghiệp Sóng Thần, kể: cách đây một tháng, khi chị Nguyệt vừa rút tiền tại một máy ATM trong khu công nghiệp bước ra, bất thình lình một đôi nam nữ đi xe Wave Trung Quốc xuất hiện. Người nữ mặc áo khoác đen dài tay, gương mặt xanh xao, tiến lại phía chị Nguyệt xin 50.000 đồng để mua “thuốc” cho bạn trai. Chị Nguyệt định bỏ đi thì người phụ nữ kia đứng chặn ngay trước mặt chị và hét lớn: “Tao nói đưa tiền đây, mày nghe không?”. Biết đụng phải bọn “xin đểu”, chị lưỡng lự rút ra tờ 100.000 đồng vì không còn tiền lẻ, chưa kịp nói gì thì người phụ nữ kia tiến lại, giật phắt tờ bạc rồi leo lên xe chạy hút vào đêm tối.
Nhiều công nhân làm việc tại khu vực này cho biết tại các máy rút tiền tự động ATM trong khuôn viên các khu công nghiệp, không ít nam nữ công nhân đi một hoặc hai người đến rút tiền đều bị bọn “xin đểu” đến xin, ép buộc phải đưa tiền. Cách đây hai tháng, một nữ công nhân đã bị bọn “xin đểu” đánh ngất xỉu chỉ vì đi rút tiền một mình và không chịu đưa tiền cho chúng.
Những nơi vắng vẻ, các cặp tình nhân thường tìm đến tâm sự cũng là địa bàn hoạt động thường xuyên của các băng nhóm “xin đểu”. Đêm 10-6, Trương Văn Khương, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, cùng bạn gái đang tâm sự tại vỉa hè gần khu vực Trường THPT Năng khiếu đang được xây dựng (Dĩ An, Bình Dương) thì gặp hai đối tượng “xin đểu”. Hai tên này tiến tới chỗ hai người đang ngồi, gằn giọng rằng có tiền không thì đưa vài chục ngàn đồng để bọn chúng tiêu xài. Khương trả lời không có thì một tên chĩa dao vào người Khương, tên còn lại lục soát khắp người anh và bạn gái. Để được an toàn, Khương phải đưa cho bọn chúng điện thoại di động của mình. Sau khi chở bạn gái về phòng trọ, khoảng 10 phút sau Khương quyết định quay lại tìm hai đối tượng “xin đểu” trên. Đến gần khu vực vừa ngồi thì anh thấy hai gã “xin đểu” tiếp tục “hành sự” với những nạn nhân khác. Khương tri hô, một gã bỏ chạy còn một tên bị Khương cùng với người dân địa phương áp giải về Công an ấp Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) xử lý...
zing
Theo tìm hiểu của chúng tôi, gã thanh niên kia tên D.. Cùng hoạt động tại trạm xe buýt Bến Thành với gã là một người đàn ông thường mặc áo trắng, đội nón vải đen tên P.. Tên này không “xin đểu” trực tiếp nhưng luôn đảo mắt quan sát hành khách và thỉnh thoảng thông báo tình hình với gã thanh niên “xin đểu” bằng cách đến gần mồi điếu thuốc hay đưa bịch nước ngọt...
Hai gã này cùng chung một nhóm hoạt động “xin đểu” chuyên nghiệp có gần chục tên, tập trung ở các bến xe buýt khu vực trung tâm TP, hoạt động theo phương thức ăn chia 7-3 (những gã “xin đểu” lấy phần nhiều, phần còn lại chia cho những tên cảnh giới, báo động khi có lực lượng công an, bảo vệ các bến xe xuất hiện...). Tương tự, anh Châu Phương (ngụ phường 4, quận 8) kể: “Mới cách đây vài ngày, tui đang đón xe buýt gần chợ Bến Thành thì gặp một thanh niên rất đô con nói trống không: “Tao ở “nhà đá” mới ra, cho xin 12.000 đồng đi xe buýt coi”. Tui cho hắn 3.000 đồng, gã lấy xong lại trở giọng “3.000 đồng lấy làm mẹ gì, keo vậy cha nội” và gã hùng hổ xin thêm tiền”. Anh Phương cho tiền xong, gã lại chuyển qua xin những người đi đường khác, có người tỏ ý không cho tiền thì tên này chửi bới, đòi hành hung.
Gần đây, cầu Chà Và nằm giữa ranh giới quận 5 và quận 8 cũng đang trở thành nỗi ám ảnh của người qua lại vì nạn “xin đểu” xuất hiện thường xuyên. Cứ chập choạng tối là các nhóm “xin đểu” bắt đầu hoạt động. Nhiều người đi qua cầu này bị bọn chúng chặn lại “hỏi thăm”.
Chị Hà, nhà ở đường Tùng Thiện Vương, quận 8, đón con về ngang qua cầu bị thủng lốp xe, một gã thanh niên nhào ra ngang nhiên xin 50.000 đồng để ăn cơm tối. Thấy gã này mặt mày bặm trợn, người xăm vằn vện, chị đành móc bóp đưa tiền cho hắn thì lại bị xin thêm... 100.000 đồng.
Theo những hộ dân hai bên đường, các đối tượng “xin đểu” ở đây hoạt động rất chuyên nghiệp. Bọn này “phân loại” từng đối tượng người đi đường, giờ giấc của từng người, nhóm người thường xuyên đi lại... để hành động. Đại loại như xế chiều hay mờ tối là giờ phụ huynh đi đón con tan học, đi học thêm về..., khuya khoắt là giờ công nhân tan ca hoặc những người đi bán hàng về muộn...
Đối với thanh niên thì khi xin tiền chúng “than nghèo, kể khổ”, nhưng với phụ nữ và người già lại đe dọa, trấn áp... Một số lần các nhóm “xin đểu” còn tiến thẳng ra đường, tay khua khua ống chích, kim tiêm để xin tiền người qua cầu...
... Đến các khu công nghiệp
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dọc các khu vực trạm đón xe buýt thuộc làng ĐH (Thủ Đức) và ven các khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), Khu chế xuất Linh Trung (Q.Thủ Đức)... có 7-8 nhóm xin “đểu” thường xuyên hoạt động với hơn 20 tên chuyên làm việc này. Đối tượng mà các nhóm “xin đểu” nhằm vào chủ yếu là sinh viên và công nhân.
Trang Vy, sinh viên năm 1 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, nói: “Em đang đón xe buýt từ làng ĐH về khu Xóm Mới (Gò Vấp) thì có một phụ nữ ăn mặc tươm tất, chìa ra một quyển sổ có ghi: “Tôi bị câm, mất bóp cần 3.000 đồng đi xe buýt”. Không nghi ngờ, Vy đưa cho người này tiền mua vé xe. Sau khi xin được tiền của Vy thì cô ta lảng vảng đến nhóm sinh viên khác, tiếp tục xin tiền.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, công nhân may Công ty Chutex, Khu công nghiệp Sóng Thần, kể: cách đây một tháng, khi chị Nguyệt vừa rút tiền tại một máy ATM trong khu công nghiệp bước ra, bất thình lình một đôi nam nữ đi xe Wave Trung Quốc xuất hiện. Người nữ mặc áo khoác đen dài tay, gương mặt xanh xao, tiến lại phía chị Nguyệt xin 50.000 đồng để mua “thuốc” cho bạn trai. Chị Nguyệt định bỏ đi thì người phụ nữ kia đứng chặn ngay trước mặt chị và hét lớn: “Tao nói đưa tiền đây, mày nghe không?”. Biết đụng phải bọn “xin đểu”, chị lưỡng lự rút ra tờ 100.000 đồng vì không còn tiền lẻ, chưa kịp nói gì thì người phụ nữ kia tiến lại, giật phắt tờ bạc rồi leo lên xe chạy hút vào đêm tối.
Nhiều công nhân làm việc tại khu vực này cho biết tại các máy rút tiền tự động ATM trong khuôn viên các khu công nghiệp, không ít nam nữ công nhân đi một hoặc hai người đến rút tiền đều bị bọn “xin đểu” đến xin, ép buộc phải đưa tiền. Cách đây hai tháng, một nữ công nhân đã bị bọn “xin đểu” đánh ngất xỉu chỉ vì đi rút tiền một mình và không chịu đưa tiền cho chúng.
Những nơi vắng vẻ, các cặp tình nhân thường tìm đến tâm sự cũng là địa bàn hoạt động thường xuyên của các băng nhóm “xin đểu”. Đêm 10-6, Trương Văn Khương, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, cùng bạn gái đang tâm sự tại vỉa hè gần khu vực Trường THPT Năng khiếu đang được xây dựng (Dĩ An, Bình Dương) thì gặp hai đối tượng “xin đểu”. Hai tên này tiến tới chỗ hai người đang ngồi, gằn giọng rằng có tiền không thì đưa vài chục ngàn đồng để bọn chúng tiêu xài. Khương trả lời không có thì một tên chĩa dao vào người Khương, tên còn lại lục soát khắp người anh và bạn gái. Để được an toàn, Khương phải đưa cho bọn chúng điện thoại di động của mình. Sau khi chở bạn gái về phòng trọ, khoảng 10 phút sau Khương quyết định quay lại tìm hai đối tượng “xin đểu” trên. Đến gần khu vực vừa ngồi thì anh thấy hai gã “xin đểu” tiếp tục “hành sự” với những nạn nhân khác. Khương tri hô, một gã bỏ chạy còn một tên bị Khương cùng với người dân địa phương áp giải về Công an ấp Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) xử lý...
zing