[h=2]Sau gần 50 năm tu hành tại chùa, vị sư thầy này lại bị trục xuất khỏi chùa vì lý do "mượn danh nhà chùa lừa tiền tỷ".[/h]
Tuổi cao sức yếu, lại phải đối mặt với sức ép từ phía chủ nợ, ông đã trở nên lẩn thẩn, ngờ nghệch, không làm chủ được hành vi. Thấy vậy, người nhà đã đưa ông vào bệnh viện Tâm thần chữa trị. Nhiều ngày qua, tình hình sức khỏe của ông ngày càng sa sút, tinh thần hoảng loạn, ông vẫn khăng khăng với mọi người về một "quả đậm" chắc chắn sẽ trúng trong tương lai gần.
Cầm cố sổ đỏ của chùa, mượn danh nhà chùa lừa tiền tỷ
Sáng 21/10, một đại diện cơ quan CSĐT công an TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) cho biết đã nhận được đơn tố giác của bà N.N.L. (ngụ quận 12, TP.HCM) đối với ông Trương Văn Bảy (SN 1954), đang là trụ trì chùa G.H tại quốc lộ 1A (phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về hành vi mượn 600 triệu đồng từ năm 2010 nhưng không trả. Không chỉ dừng lại ở đó, qua điều tra xác minh, cơ quan CSĐT phát hiện ông Bảy còn vay mượn tiền của nhiều phật tử khác và nói dối là tổ chức chương trình "hành hương tâm linh xuyên việt". Ngoài ra, ông Bảy còn đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà chùa ra cầm cố, thế chấp, vay tiền của nhiều phật tử, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng.
Ngôi chùa nơi ông Bảy làm trụ trì.
Xét thấy tính nghiêm trọng của sự việc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã quyết định bãi miễn chức trụ trì chùa G.H, xóa bộ tăng ni, đồng thời trục xuất ra khỏi giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với thượng tọa Thích Minh Thành, thế danh Trương Văn Bảy. Theo kết quả điều tra ban đầu, trong thời gian làm trụ trì chùa G.H, ông Bảy đã nói dối hàng chục phật tử để sửa chữa chùa và trả nợ cho xã hội đen với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Bảy đã sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân.
Được biết, trong thời gian còn làm trụ trì chùa G.H, ông Bảy còn kiêm phó ban Phật Giáo chùa Hoằng Pháp tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). Do vậy, ông Bảy thường xuyên đi lại giữa Tiền Giang và TP.HCM để công tác. Nhờ đó, ông Bảy có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều tín đồ phật tử từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Với sự tin tưởng tuyệt đối vào vị trụ trì đức cao vọng trọng này, nhiều người đã cho vay mượn số tiền hàng trăm triệu đồng mà không chút nghi ngờ, không giấy tờ vay mượn. Năm này qua năm khác, số tiền ngày một lớn hơn mà không thấy sư thầy đả động đến ngày trả nợ, nhiều người bắt đầu lo lắng, hoang mang. Cho đến lúc mọi việc vỡ lở, ai nấy đều kinh ngạc vì không ít người trúng phải "quả lừa" như mình.
Trao đổi với PV, chị N.T.T. (42 tuổi, một phật tử tham gia khóa tu mùa hè tại chùa Hoằng Pháp) cho hay: "Thầy Thành (pháp danh của thầy Bảy) thường xuyên giảng giáo pháp tại chùa Hoằng Pháp, và hay tổ chức các hoạt động hành hương, các khóa tu ngắn ngày cho phật tử từ nhiều năm nay. Do vậy, rất nhiều tín đồ phật giáo tin tưởng và có mối quan hệ thân thiết với thầy. Khi thấy thầy Thành tỏ ra buồn rầu, lo lắng vì không có kinh phí tu sửa chùa thì nhiều người đã tội nghiệp, đồng tình nên cho vay tiền.
Lúc đầu, chúng tôi chỉ cho thầy vay chục triệu đồng, nhưng nghe thầy Thành nói vẫn còn thiếu rất nhiều nên đã cho vay thêm và thầy đã hứa sẽ trả lại ngay. Lâu ngày, số tiền cho vay lên đến vài trăm triệu đồng. Chúng tôi đã nhắc khéo thầy về việc đã quá hạn trả nợ nhưng thầy không trả lời dứt khoát mà cứ lảng tránh, thất hứa nhiều lần. Thời gian gần đây, chúng tôi không liên lạc được với thầy Thành, đến chùa tìm thầy thì mới phát giác ra khoản tiền khổng lồ mà thầy đang mắc nợ. Thầy Thành đã thú nhận thẳng là mình không có khả năng chi trả, chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào cho phải".
Chính điện chùa G.H vắng lặng kể từ ngày xảy ra vụ việc.
Nghi vấn sư thầy bị lừa tiền vì ham "trúng quả đậm"
Từ ngày nhiều chủ nợ bao vây chùa đòi tiền cho đến lúc bị cởi bỏ áo tu hành trục xuất khỏi chùa, sư thầy vẫn lặng im, không lên tiếng thanh minh, giải thích về hành vi của mình. Ông chỉ lẩm bẩm mãi một câu nói: "Rồi sẽ thắng một vố lớn giải quyết hết mọi khoản nợ". Sau đó nhiều ngày liền, mọi người xung quanh phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ngày một nghiêm trọng ở vị cố trụ trì này. Vốn dĩ là một người khù khờ, kiệm lời, ông bỗng thường hay cười nói, lẩm bẩm một mình. Không những thế, ông không còn nhận ra mọi người xung quanh mà tự trò chuyện, nói huyên thuyên, gặp ai ông cũng kéo lại giảng kinh phật. Trước tình cảnh đó, thân nhân của ông Bảy sống tại huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã đưa ông đi điều trị tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang và được chẩn đoán ông Bảy bị sốc tâm lý dẫn đến không làm chủ được hành vi.
Nghe câu chuyện về ông Bảy, rất nhiều người dân sống gần chùa G.H thông cảm và tiếc nuối. Chị Nguyễn Thị T. (43 tuổi, bán tạp hóa gần chùa) cho hay : "Ông Bảy là người rất hiền lành, tốt bụng. Ông thường hay cho tiền người nghèo, giúp đỡ xây nhà, lo ăn học cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi lần thầy đi giảng kinh, thấy người không nơi nương tựa là lại dắt về chùa, lo nơi ăn chốn ở. Tôi và nhiều người sinh ra và lớn lên ở đây quen biết thầy đã được mấy chục năm đều cảm thấy thương và tội nghiệp cho thầy. Thầy đi tu từ nhỏ ở chùa G.H, việc bị đuổi ra khỏi chùa có lẽ là một cú sốc quá lớn không thể vượt qua đối với ông. Thầy khù khờ, nhẹ dạ cả tin lại ham món lợi lớn nên mới ra nông nỗi như vậy".
Có nhân vật bí ẩn đứng sau?
Được biết, ông Bảy là người sống khá giản dị, đơn sơ. Trong căn phòng hơn chục mét vuông, ông Bảy sinh sống trong nhiều năm nay, đồ vật có giá trị duy nhất chính là chiếc quạt điện cà tàng để đầu giường. Thậm chí, ông Bảy còn không biết đi xe máy, mỗi lần có việc ông luôn phải nhờ người chở đi. Ông Bảy sống đúng với tác phong khổ hạnh của những người tu đạo, ăn chay niệm phật, ông luôn đi chân đất dù có việc đi xa hay gần, không bao giờ dùng đồ xa xỉ. Hơn nữa, ông Bảy là người không biết cách ăn nói, sống xuề xòa, suốt đời chỉ quanh quẩn trong chùa nên nghi vấn ông lấy tiền cho phụ nữ được loại trừ ngay từ đầu. Vì thế, mọi người xung quanh cũng như các tăng ni phật tử trong chùa vẫn luôn thắc mắc về nơi đến của hơn 3 tỷ đồng ông Bảy đã vay mượn.
Đồng thời, việc ông Bảy đem tiền cho gia đình cũng không phải lý do thuyết phục. Bởi lẽ, ông Bảy đi tu từ nhỏ, rất ít liên lạc với gia đình. Bên cạnh đó, ông Bảy xuất thân trong một gia đình bề thế, nổi tiếng giàu có ở huyện Châu Thành. Lúc ông Bảy bị chủ nợ bủa vây, chính gia đình ông đã đứng ra thanh toán khoản nợ hơn 1 tỷ đồng để ông Bảy được yên ổn. Khi mọi người tra hỏi về nguồn gốc số tiền đã thất thoát, ông Bảy chỉ trả lời: "Mất hết rồi, người ta không trả lại". Cho đến lúc phát bệnh, ông Bảy vẫn luôn canh cánh về một khoản tiền kếch xù sẽ được nhận lại từ nhân vật bí ẩn ông đã đưa tiền. "Sư phụ luôn mơ ước xây dựng được một ngôi chùa khang trang, bề thế. Có lẽ thầy đã nghe lời dụ dỗ của kẻ gian đưa tiền cho họ để kinh doanh, kiếm lời về xây chùa nên mới ra nông nỗi đó. Tham thì thâm, câu nói này đã ứng vào trường hợp của thầy. Người tu hành kị nhất việc lòng còn tham vọng, thầy đã phải trả giá đắt vì tham niệm của mình", một hòa thượng tại chùa G.H chia sẻ.
Hoài Thương
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Tuổi cao sức yếu, lại phải đối mặt với sức ép từ phía chủ nợ, ông đã trở nên lẩn thẩn, ngờ nghệch, không làm chủ được hành vi. Thấy vậy, người nhà đã đưa ông vào bệnh viện Tâm thần chữa trị. Nhiều ngày qua, tình hình sức khỏe của ông ngày càng sa sút, tinh thần hoảng loạn, ông vẫn khăng khăng với mọi người về một "quả đậm" chắc chắn sẽ trúng trong tương lai gần.
Cầm cố sổ đỏ của chùa, mượn danh nhà chùa lừa tiền tỷ
Sáng 21/10, một đại diện cơ quan CSĐT công an TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) cho biết đã nhận được đơn tố giác của bà N.N.L. (ngụ quận 12, TP.HCM) đối với ông Trương Văn Bảy (SN 1954), đang là trụ trì chùa G.H tại quốc lộ 1A (phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về hành vi mượn 600 triệu đồng từ năm 2010 nhưng không trả. Không chỉ dừng lại ở đó, qua điều tra xác minh, cơ quan CSĐT phát hiện ông Bảy còn vay mượn tiền của nhiều phật tử khác và nói dối là tổ chức chương trình "hành hương tâm linh xuyên việt". Ngoài ra, ông Bảy còn đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà chùa ra cầm cố, thế chấp, vay tiền của nhiều phật tử, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng.
Ngôi chùa nơi ông Bảy làm trụ trì.
Xét thấy tính nghiêm trọng của sự việc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã quyết định bãi miễn chức trụ trì chùa G.H, xóa bộ tăng ni, đồng thời trục xuất ra khỏi giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với thượng tọa Thích Minh Thành, thế danh Trương Văn Bảy. Theo kết quả điều tra ban đầu, trong thời gian làm trụ trì chùa G.H, ông Bảy đã nói dối hàng chục phật tử để sửa chữa chùa và trả nợ cho xã hội đen với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Bảy đã sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân.
Được biết, trong thời gian còn làm trụ trì chùa G.H, ông Bảy còn kiêm phó ban Phật Giáo chùa Hoằng Pháp tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). Do vậy, ông Bảy thường xuyên đi lại giữa Tiền Giang và TP.HCM để công tác. Nhờ đó, ông Bảy có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều tín đồ phật tử từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Với sự tin tưởng tuyệt đối vào vị trụ trì đức cao vọng trọng này, nhiều người đã cho vay mượn số tiền hàng trăm triệu đồng mà không chút nghi ngờ, không giấy tờ vay mượn. Năm này qua năm khác, số tiền ngày một lớn hơn mà không thấy sư thầy đả động đến ngày trả nợ, nhiều người bắt đầu lo lắng, hoang mang. Cho đến lúc mọi việc vỡ lở, ai nấy đều kinh ngạc vì không ít người trúng phải "quả lừa" như mình.
Trao đổi với PV, chị N.T.T. (42 tuổi, một phật tử tham gia khóa tu mùa hè tại chùa Hoằng Pháp) cho hay: "Thầy Thành (pháp danh của thầy Bảy) thường xuyên giảng giáo pháp tại chùa Hoằng Pháp, và hay tổ chức các hoạt động hành hương, các khóa tu ngắn ngày cho phật tử từ nhiều năm nay. Do vậy, rất nhiều tín đồ phật giáo tin tưởng và có mối quan hệ thân thiết với thầy. Khi thấy thầy Thành tỏ ra buồn rầu, lo lắng vì không có kinh phí tu sửa chùa thì nhiều người đã tội nghiệp, đồng tình nên cho vay tiền.
Lúc đầu, chúng tôi chỉ cho thầy vay chục triệu đồng, nhưng nghe thầy Thành nói vẫn còn thiếu rất nhiều nên đã cho vay thêm và thầy đã hứa sẽ trả lại ngay. Lâu ngày, số tiền cho vay lên đến vài trăm triệu đồng. Chúng tôi đã nhắc khéo thầy về việc đã quá hạn trả nợ nhưng thầy không trả lời dứt khoát mà cứ lảng tránh, thất hứa nhiều lần. Thời gian gần đây, chúng tôi không liên lạc được với thầy Thành, đến chùa tìm thầy thì mới phát giác ra khoản tiền khổng lồ mà thầy đang mắc nợ. Thầy Thành đã thú nhận thẳng là mình không có khả năng chi trả, chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào cho phải".
Chính điện chùa G.H vắng lặng kể từ ngày xảy ra vụ việc.
Nghi vấn sư thầy bị lừa tiền vì ham "trúng quả đậm"
Từ ngày nhiều chủ nợ bao vây chùa đòi tiền cho đến lúc bị cởi bỏ áo tu hành trục xuất khỏi chùa, sư thầy vẫn lặng im, không lên tiếng thanh minh, giải thích về hành vi của mình. Ông chỉ lẩm bẩm mãi một câu nói: "Rồi sẽ thắng một vố lớn giải quyết hết mọi khoản nợ". Sau đó nhiều ngày liền, mọi người xung quanh phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ngày một nghiêm trọng ở vị cố trụ trì này. Vốn dĩ là một người khù khờ, kiệm lời, ông bỗng thường hay cười nói, lẩm bẩm một mình. Không những thế, ông không còn nhận ra mọi người xung quanh mà tự trò chuyện, nói huyên thuyên, gặp ai ông cũng kéo lại giảng kinh phật. Trước tình cảnh đó, thân nhân của ông Bảy sống tại huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã đưa ông đi điều trị tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang và được chẩn đoán ông Bảy bị sốc tâm lý dẫn đến không làm chủ được hành vi.
Nghe câu chuyện về ông Bảy, rất nhiều người dân sống gần chùa G.H thông cảm và tiếc nuối. Chị Nguyễn Thị T. (43 tuổi, bán tạp hóa gần chùa) cho hay : "Ông Bảy là người rất hiền lành, tốt bụng. Ông thường hay cho tiền người nghèo, giúp đỡ xây nhà, lo ăn học cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi lần thầy đi giảng kinh, thấy người không nơi nương tựa là lại dắt về chùa, lo nơi ăn chốn ở. Tôi và nhiều người sinh ra và lớn lên ở đây quen biết thầy đã được mấy chục năm đều cảm thấy thương và tội nghiệp cho thầy. Thầy đi tu từ nhỏ ở chùa G.H, việc bị đuổi ra khỏi chùa có lẽ là một cú sốc quá lớn không thể vượt qua đối với ông. Thầy khù khờ, nhẹ dạ cả tin lại ham món lợi lớn nên mới ra nông nỗi như vậy".
Có nhân vật bí ẩn đứng sau?
Được biết, ông Bảy là người sống khá giản dị, đơn sơ. Trong căn phòng hơn chục mét vuông, ông Bảy sinh sống trong nhiều năm nay, đồ vật có giá trị duy nhất chính là chiếc quạt điện cà tàng để đầu giường. Thậm chí, ông Bảy còn không biết đi xe máy, mỗi lần có việc ông luôn phải nhờ người chở đi. Ông Bảy sống đúng với tác phong khổ hạnh của những người tu đạo, ăn chay niệm phật, ông luôn đi chân đất dù có việc đi xa hay gần, không bao giờ dùng đồ xa xỉ. Hơn nữa, ông Bảy là người không biết cách ăn nói, sống xuề xòa, suốt đời chỉ quanh quẩn trong chùa nên nghi vấn ông lấy tiền cho phụ nữ được loại trừ ngay từ đầu. Vì thế, mọi người xung quanh cũng như các tăng ni phật tử trong chùa vẫn luôn thắc mắc về nơi đến của hơn 3 tỷ đồng ông Bảy đã vay mượn.
Đồng thời, việc ông Bảy đem tiền cho gia đình cũng không phải lý do thuyết phục. Bởi lẽ, ông Bảy đi tu từ nhỏ, rất ít liên lạc với gia đình. Bên cạnh đó, ông Bảy xuất thân trong một gia đình bề thế, nổi tiếng giàu có ở huyện Châu Thành. Lúc ông Bảy bị chủ nợ bủa vây, chính gia đình ông đã đứng ra thanh toán khoản nợ hơn 1 tỷ đồng để ông Bảy được yên ổn. Khi mọi người tra hỏi về nguồn gốc số tiền đã thất thoát, ông Bảy chỉ trả lời: "Mất hết rồi, người ta không trả lại". Cho đến lúc phát bệnh, ông Bảy vẫn luôn canh cánh về một khoản tiền kếch xù sẽ được nhận lại từ nhân vật bí ẩn ông đã đưa tiền. "Sư phụ luôn mơ ước xây dựng được một ngôi chùa khang trang, bề thế. Có lẽ thầy đã nghe lời dụ dỗ của kẻ gian đưa tiền cho họ để kinh doanh, kiếm lời về xây chùa nên mới ra nông nỗi đó. Tham thì thâm, câu nói này đã ứng vào trường hợp của thầy. Người tu hành kị nhất việc lòng còn tham vọng, thầy đã phải trả giá đắt vì tham niệm của mình", một hòa thượng tại chùa G.H chia sẻ.
Không bị bắt giữ vì hai bên tự thỏa thuận giải quyết nợ nần Trao đổi với PV, một đại diện cơ quan CSĐT công an TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) cho hay: "Đối với trường hợp ông Bảy, cơ quan CSĐT không tạm giam vì hai bên đã tự giải quyết nợ nần với nhau. Gia đình ông Bảy đã đứng ra trả nợ. Hiện nay, tình trạng tinh thần của ông Bảy không ổn định, cơ quan CSĐT rất khó để làm việc với ông. Hơn nữa, trong sổ ghi nợ, ông Bảy chỉ ghi pháp danh phật tử chứ không ghi tên, địa chỉ cụ thể. Nếu nhận được đơn tố cáo từ phía người bị hại, cơ quan CSĐT sẽ giải quyết đúng theo luật định". |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn