T
T$
Guest
[h=1]Tranh cãi về trinh tiết tân binh Indo[/h]
Phụ nữ có 'thói quen xấu' không được phép gia nhập quân đội Indonesia, phát ngôn viên lực lượng này nói Các nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi Indonesia chấm dứt yêu cầu nữ tân binh giám định trinh tiết trước khi nhập ngũ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói việc giám định làm 'tổn thương sức khỏe và danh dự', trong lúc một tổ chức khác nói hành động này có thể bị sánh ngang với tra tấn.
Quân đội Indonesia đã bảo vệ cho yêu cầu giám định trinh tiết và nói điều này giúp ngăn chặn phụ nữ thiếu đạo đức gia nhập quân đội.
Cảnh sát Indonesia cũng bị chỉ trích hồi năm ngoái vì đưa ra yêu cầu tương tự.
Bên cạnh HRW, Hội đồng Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân Tra tấn (IRCT) cũng lên tiếng về việc giám định trước thềm một hội nghị về y dược trong quân đội ở Bali, Indonesia.
IRCT diễn tả việc giám định là "hành động vi phạm nữ quyền nghiêm trọng và có thể bị xem là tra tấn theo luật pháp quốc tế".
Hai tổ chức này cũng nói hôn thê của các sỹ quan nam cũng bị yêu cầu giám định trinh tiết trước hôn nhân.
Tuy nhiên, quân đội Indonesia nói với hãng thông tấn AFP rằng điều này không đúng sự thật.
Indonesia có đa số dân theo Hồi giáo [h=2]'Thói quen xấu'[/h]Phát ngôn viên của quân đội Indonesia, ông Fuad Basya, nói với BBC rằng việc giám định là 'cần thiết'.
Ông nói ông hiểu vì sao nên cho phép một số phụ nữ không còn trinh gia nhập quân đội, và nói có thể điều này "là vì tai nạn, bệnh tật hoặc thói quen".
"Nhưng nếu là vì thói quen, quân đội Indonesia không thể chấp nhận những tân binh này," ông Basya nói.
Tổ chức Y tế Thế giới gọi việc giám định là một dạng bạo lực tình dục, đồng thời cho biết quy trình này không có giá trị khoa học nào.
Có nhiều lý do vì sao màng trinh phụ nữ trông "không còn nguyên vẹn" khi được giám định.
Hồi năm 2014, chính phủ Indonesia đã phải ngưng yêu cầu nữ giới nhập học tại các trường đào tạo công chức trải qua giám định trinh tiết do làn sóng phản đối từ dư luận.
Một kế hoạch yêu cầu các nữ sinh tại một số khu vực ở Java phải giám định trinh tiết mới được lên cấp hai cũng bị hủy bỏ do bị dư luận chỉ trích.
Theo BBC Vietnamese
- 15 tháng 5 2015
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói việc giám định làm 'tổn thương sức khỏe và danh dự', trong lúc một tổ chức khác nói hành động này có thể bị sánh ngang với tra tấn.
Quân đội Indonesia đã bảo vệ cho yêu cầu giám định trinh tiết và nói điều này giúp ngăn chặn phụ nữ thiếu đạo đức gia nhập quân đội.
Cảnh sát Indonesia cũng bị chỉ trích hồi năm ngoái vì đưa ra yêu cầu tương tự.
Bên cạnh HRW, Hội đồng Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân Tra tấn (IRCT) cũng lên tiếng về việc giám định trước thềm một hội nghị về y dược trong quân đội ở Bali, Indonesia.
IRCT diễn tả việc giám định là "hành động vi phạm nữ quyền nghiêm trọng và có thể bị xem là tra tấn theo luật pháp quốc tế".
Hai tổ chức này cũng nói hôn thê của các sỹ quan nam cũng bị yêu cầu giám định trinh tiết trước hôn nhân.
Tuy nhiên, quân đội Indonesia nói với hãng thông tấn AFP rằng điều này không đúng sự thật.
Ông nói ông hiểu vì sao nên cho phép một số phụ nữ không còn trinh gia nhập quân đội, và nói có thể điều này "là vì tai nạn, bệnh tật hoặc thói quen".
"Nhưng nếu là vì thói quen, quân đội Indonesia không thể chấp nhận những tân binh này," ông Basya nói.
Tổ chức Y tế Thế giới gọi việc giám định là một dạng bạo lực tình dục, đồng thời cho biết quy trình này không có giá trị khoa học nào.
Có nhiều lý do vì sao màng trinh phụ nữ trông "không còn nguyên vẹn" khi được giám định.
Hồi năm 2014, chính phủ Indonesia đã phải ngưng yêu cầu nữ giới nhập học tại các trường đào tạo công chức trải qua giám định trinh tiết do làn sóng phản đối từ dư luận.
Một kế hoạch yêu cầu các nữ sinh tại một số khu vực ở Java phải giám định trinh tiết mới được lên cấp hai cũng bị hủy bỏ do bị dư luận chỉ trích.
Theo BBC Vietnamese