Tranh giải Ba 'chẳng bao giờ thừa'

T

T$

Guest
140712194448_fifa_wc_brasil_vs_holland_ssm_624x351_getty.jpg
Vết thương của Brazil đã bị ''xát thêm muối'' sau trận tranh giải Ba.


Nếu hỏi 10 đội mới thua ở bán kết rằng có muốn đấu tiếp một trận để tranh giải Ba hay không, có lẽ phải đến 9 đội trả lời là không.
Chẳng ai muốn làm việc tiếp sau khi mới thất bại ở mục tiêu cao nhất cả, tâm trạng chung lúc này là muốn ở trong vòng tay gia đình để được vỗ về an ủi.
Bắt những người đàn ông đang bị tổn thương phải chiến đấu tiếp quả là một điều “tàn nhẫn”.
Đội hiếm hoi muốn đá là những đội bóng nhỏ, những người rất hiếm khi có cơ hội được lọt vào bán kết World Cup. Croatia chẳng đã rất vui mừng khi thắng Hà lan trong trận tranh giải Ba tại France 98 đấy thôi.
Với những đội bóng này, việc đoạt hạng Ba, hay nói một cách khác là đoạt huy chương Đồng là chứng tỏ họ đã được ghi vào lịch sử bóng đá thế giới.
Đương nhiên có huy chương thì hay hơn là “đã lọt vào bán kết” rồi, nhưng vẫn có đội không muốn nó, như Hà Lan chẳng hạn. Louis van Gaal thẳng thừng tuyên bố phản đối trận đấu này.
Ông đưa ra nhiều lý do, và nói đã nêu ý kiến từ chục năm trước. Nếu nhìn vào phát biểu này, mọi người đều dự đoán Hà Lan sẽ vào trận một cách uể oải, đá cho xong trận đấu thủ tục để còn về nhà.
''Đấu thủ tục''
140712200937_wc2014_brazil_holland_304x171_getty_nocredit.jpg
Robben vẫn thi đấu hết công suất trong trận tranh giải Ba.


Thế mà không, Hà Lan vẫn đá “máu” như thường. Các cầu thủ áo Cam, trong đó có “Đôi chân pha lê” Arjen Robben chẳng hề ngại lối vào bóng thô bạo của chủ nhà (2 cầu thủ Hà Lan đã phải rời sân vì chấn thương).
Và khi ghi được bàn, toàn đội Hà Lan vẫn cứ ăn mừng như thường. Huấn luyện viên của họ - Louis van Gaal (cùng toàn thể ban huấn luyện) cũng đứng bật dậy, giơ hai nắm đấm lên trời hò hét sung sướng.
Rõ ràng chiến thắng và huy chương thì chẳng ai chê cả, người ta không muốn đá chỉ vì sợ thua mà thôi.
Một điều nghịch lý nữa, trong các trận đấu “quan trọng” tại giải như vòng loại 1/16, tứ kết hay bán kết có không ít những trận đấu kém hấp dẫn.
Đặc biệt là chung kết – trận quan trọng nhất nhưng tại mọi giải đấu (không riêng World Cup), việc nó diễn ra tẻ nhạt đã trở thành việc bình thường. Trận đấu cuối cùng của Nam Phi 2010 giữa Hà Lan và Tây Ban Nha là một ví dụ.
"Với người hâm mộ, có thêm một trận đấu bóng đá chẳng bao giờ là thừa"



Vậy mà trận đấu “thủ tục” – trận tranh hạng Ba lại chưa bao giờ dở. Nhìn lại các kỳ World Cup gần đây từnăm 1998 tại Pháp, Nhật Bản & Hàn Quốc 2002, Đức 2006 và Nam Phi 2010, chẳng trận nào dở cả, toàn là những cuộc rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
Croatia thắng Hà Lan 2-1, chủ nhà Hàn Quốc thua Thổ Nhĩ Kỳ 2-3, Đức vượt qua Bồ Đào Nha 3-1 và bốn năm sau “Cỗ xe tăng” lại giành phần thắng trong trận đấu này trước Uruguay với tỷ số sát nút 3-2.
Năm nay tuy không được như vậy nhưng ít nhất trận đấu cũng có 3 bàn thắng và có nhiều cú sút uy hiếp khung thành của hai đội.
Khác hẳn với phần lớn những trận đấu loại trực tiếp khi có một nửa các cặp đấu mà hai đội thi đấu với tinh thần “thà thua trên chấm 11 mét còn hơn thất bại trong những phút thi đấu chính thức”.
“Chủ trương” rất mới này khiến cho nhiều trận đấu trở nên dài lê thê đối với người hâm mộ. Vậy thêm một trận đấu hay liệu có phải là thừa đối với giải đấu?
Với người hâm mộ, có thêm một trận đấu bóng đá chẳng bao giờ là thừa, đặc biệt với những người dân có đội tuyển thi đấu. Người dân Brazil chẳng phải vẫn đến kín sân dù họ vừa trải qua thất bại đau đớn nhất trong lịch sử đấy thôi!
Vậy phải mất sức thêm một chút liệu có phải điều gì quá đáng không hỡi những chàng trai đang mang trên mình chiếc áo nhuốm màu cờ tổ quốc?
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm của tác giả.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top