[h=2]Gần đây, hàng nghìn gói bim bim được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng do quá đát doanh nghiệp mang đổ đầy đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, thay vì bị kiểm tra, xử lý thì mặt hàng này được người dân đua nhau tranh dùng?[/h]
Mối lo "hoá chất" hại người
Vụ việc xảy ra gần đây khiến không ít người dân giật mình về cách thức quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng cũng như sự vô trách nhiệm đối với người tiêu dùng nhìn từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối sản phẩm. Trong khi đó, không biết vì lý do gì, do sự thiếu thốn hay do thiếu ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm mà người dân trên địa bàn thi nhau ra tranh giành những gói bim bim này mang về ăn. Thậm chí, có người còn hám lợi mang về bán lại cho người khác để kiếm tiền.
Vừa qua, trên đường Tân Sơn (đoạn gần với giao lộ Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM) xuất hiện hàng ngàn gói snack (bim bim - PV) đủ hương vị nằm ngổn ngang, kéo dài hàng chục mét được chất đống bên hè đường. Thấy vậy, nhiều người sống xung quanh cùng người qua đường đã tạt vào "hôi của". Có người còn đánh cả xe máy chạy ra lấy về vì cho rằng đây là của "béo bở" có thể kiếm ra tiền. Một số người dân sống gần đó cho biết, quãng thời gian xâm xẩm tối có một chiếc xe tải chở snack đến đổ đống tại đây. Sau khi chiếc xe này bỏ đi, rất nhiều người đi đường, người dân đổ xô đến lấy. "Lúc đầu có nhiều bịch snack còn nguyên nằm la liệt, tuy nhiên chưa đầy nửa canh giờ sau, người đi đường, người dân nơi đây lấy hết".
Snack bim bim Thái được doanh nghiệp chỉ đạo đổ đầy đường vi phạm luật bảo vệ môi trường
Qua kiểm tra cho thấy, các loại snack được vứt bỏ tại khu vực này có tên là snack Thái Kaiko với đủ loại hương vị như ớt cây, bơ sữa, mực xốp… do công ty cổ phần thương mại Minh Vĩnh Khang có trụ sở tại 216 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3, TP. HCM nhập khẩu và phân phối. Điều đáng nói, những gói snack này đã quá hạn sử dụng từ 2 - 3 tháng. Cụ thể trên gói snack Thái Kaiko vị bơ sữa có hạn sử dụng đến ngày 1/7/2013, trên gói snack Thái Carada vị mực xốp đến ngày 27/06/2013...
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn vô tư lấy về sử dụng mà không hề quan tâm đến việc sản phẩm có thể gây nguy hại đến sức khỏe của họ và những người tiêu dùng, đặc biệt là các em nhỏ. Ngoài ra, việc vứt bỏ mặt hàng đã hết hạn sử dụng bừa bãi ra đường của chủ phương tiện, cơ sở nhập khẩu, phân phối đã cho thấy thái độ vô trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sức khỏe của người dân nhưng lại không hề thấy bất kỳ lực lượng liên quan đến kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm?!
Vô cảm hay bất lực?
Không chỉ loại snack bim bim, chắc hẳn người tiêu dùng không còn xa lạ gì với một số loại váng sữa được nhập khẩu của nước ngoài như Fontana, Monterro… Kể cả hàng nhập khẩu chính ngạch lẫn sản phẩm được xách tay từ nước ngoài về Việt Nam, sau khi đến tay người sử dụng thì những sản phẩm này bỗng nổi váng, xuất hiện tình trạng nấm mốc gây nguy hại cho người sử dụng (nguy hiểm hơn, đây là những thực phẩm, thức ăn dành cho trẻ nhỏ), trong khi đó cơ quan chức năng dường như bất lực trước việc kiểm soát chất lượng về những mặt hàng nói trên. Tiếp đến, hàng loạt các mặt hàng rượu tây, có độ cồn mạnh được đặt sản xuất "lậu", (chủ yếu pha chế bằng cồn công nghiệp gây hại tới sức khoẻ) ở nước ngoài với giá rẻ sau đó qua mặt các cơ quan chức năng được tuồn về Việt Nam tiêu thụ, bức tử sức khoẻ người tiêu dùng?!
Tệ hại hơn, vừa qua người dân trên địa bàn TP. Hà Nội không khỏi giật mình về cách thức kinh doanh thực phẩm theo kiểu bất chấp sức khoẻ cộng đồng của một số siêu thị thuộc loại "tai to mặt lớn" trên địa bàn thành phố. Cụ thể, sau khi hàng loạt hàng hoá như táo, lê, nho, cam... có nguồn gốc từ nước ngoài như Anh, Mỹ, Australia, Chi Lê... được nhập khẩu và trưng bày, bày bán cho khách tại siêu thị. Khi những sản phẩm này hết hạn sử dụng hoặc bị nát, lên mốc, không thể bán cho khách theo giá niêm yết được nữa, thay vì đem đi tiêu huỷ thì được lãnh đạo siêu thị chỉ đạo nhân viên quây ô, bày bán sản phẩm "quá đát" với giá chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với giá sản phẩm khi còn tươi mới đã thu hút không ít người tham giá rẻ tập trung lại lựa chọn, mua về sử dụng. Doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức, bất chấp sức khoẻ người dân để chạy theo lợi nhuận là vậy. Còn cơ quan chức năng kiểm soát trong lĩnh vực này thì lại "chạy mất tăm" khiến cho lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rơi vào "khủng hoảng".
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế khẳng định: "Đây là sự vô đạo đức, thiếu lương tâm của một bộ phận nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân phối thực phẩm. Những hành vi này không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm với sức khoẻ người dân, đặc biệt là trẻ con, người nghèo, mà khi họ xả thải rác, vứt sản phẩm ra đường một cách bừa bãi sẽ gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Tiếp đến, bán sản phẩm quá đát, thực phẩm không đảm bảo chất lượng lại càng không thể chấp nhận được. Mỗi hành vi vi phạm xảy ra thì các cơ quan chức năng như y tế, cảnh sát môi trường phải tiến hành thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm. Đằng này, họ lại bàng quan, không vào cuộc, cho thấy tất cả đều vô trách nhiệm, thờ ơ với chính sức khoẻ, tính mạng của người dân".
Quỳnh Chi
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Mối lo "hoá chất" hại người
Vụ việc xảy ra gần đây khiến không ít người dân giật mình về cách thức quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng cũng như sự vô trách nhiệm đối với người tiêu dùng nhìn từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối sản phẩm. Trong khi đó, không biết vì lý do gì, do sự thiếu thốn hay do thiếu ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm mà người dân trên địa bàn thi nhau ra tranh giành những gói bim bim này mang về ăn. Thậm chí, có người còn hám lợi mang về bán lại cho người khác để kiếm tiền.
Vừa qua, trên đường Tân Sơn (đoạn gần với giao lộ Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TP. HCM) xuất hiện hàng ngàn gói snack (bim bim - PV) đủ hương vị nằm ngổn ngang, kéo dài hàng chục mét được chất đống bên hè đường. Thấy vậy, nhiều người sống xung quanh cùng người qua đường đã tạt vào "hôi của". Có người còn đánh cả xe máy chạy ra lấy về vì cho rằng đây là của "béo bở" có thể kiếm ra tiền. Một số người dân sống gần đó cho biết, quãng thời gian xâm xẩm tối có một chiếc xe tải chở snack đến đổ đống tại đây. Sau khi chiếc xe này bỏ đi, rất nhiều người đi đường, người dân đổ xô đến lấy. "Lúc đầu có nhiều bịch snack còn nguyên nằm la liệt, tuy nhiên chưa đầy nửa canh giờ sau, người đi đường, người dân nơi đây lấy hết".
Snack bim bim Thái được doanh nghiệp chỉ đạo đổ đầy đường vi phạm luật bảo vệ môi trường
Qua kiểm tra cho thấy, các loại snack được vứt bỏ tại khu vực này có tên là snack Thái Kaiko với đủ loại hương vị như ớt cây, bơ sữa, mực xốp… do công ty cổ phần thương mại Minh Vĩnh Khang có trụ sở tại 216 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3, TP. HCM nhập khẩu và phân phối. Điều đáng nói, những gói snack này đã quá hạn sử dụng từ 2 - 3 tháng. Cụ thể trên gói snack Thái Kaiko vị bơ sữa có hạn sử dụng đến ngày 1/7/2013, trên gói snack Thái Carada vị mực xốp đến ngày 27/06/2013...
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn vô tư lấy về sử dụng mà không hề quan tâm đến việc sản phẩm có thể gây nguy hại đến sức khỏe của họ và những người tiêu dùng, đặc biệt là các em nhỏ. Ngoài ra, việc vứt bỏ mặt hàng đã hết hạn sử dụng bừa bãi ra đường của chủ phương tiện, cơ sở nhập khẩu, phân phối đã cho thấy thái độ vô trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sức khỏe của người dân nhưng lại không hề thấy bất kỳ lực lượng liên quan đến kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm?!
Vô cảm hay bất lực?
Vi phạm ngày càng gia tăngTS.LS Lương Văn Tuấn, Trưởng văn phòng Luật sư Tân Luật Mới cho biết, theo quy định của luật An toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm đều phải có nhãn mác, thời hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm đều phải chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên tăng cường, thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ làm theo kiểu "đánh trống bỏ dùi" khiến tình trạng vi phạm ngày càng gia tăng như hiện nay. |
Tệ hại hơn, vừa qua người dân trên địa bàn TP. Hà Nội không khỏi giật mình về cách thức kinh doanh thực phẩm theo kiểu bất chấp sức khoẻ cộng đồng của một số siêu thị thuộc loại "tai to mặt lớn" trên địa bàn thành phố. Cụ thể, sau khi hàng loạt hàng hoá như táo, lê, nho, cam... có nguồn gốc từ nước ngoài như Anh, Mỹ, Australia, Chi Lê... được nhập khẩu và trưng bày, bày bán cho khách tại siêu thị. Khi những sản phẩm này hết hạn sử dụng hoặc bị nát, lên mốc, không thể bán cho khách theo giá niêm yết được nữa, thay vì đem đi tiêu huỷ thì được lãnh đạo siêu thị chỉ đạo nhân viên quây ô, bày bán sản phẩm "quá đát" với giá chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với giá sản phẩm khi còn tươi mới đã thu hút không ít người tham giá rẻ tập trung lại lựa chọn, mua về sử dụng. Doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức, bất chấp sức khoẻ người dân để chạy theo lợi nhuận là vậy. Còn cơ quan chức năng kiểm soát trong lĩnh vực này thì lại "chạy mất tăm" khiến cho lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rơi vào "khủng hoảng".
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế khẳng định: "Đây là sự vô đạo đức, thiếu lương tâm của một bộ phận nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân phối thực phẩm. Những hành vi này không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm với sức khoẻ người dân, đặc biệt là trẻ con, người nghèo, mà khi họ xả thải rác, vứt sản phẩm ra đường một cách bừa bãi sẽ gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Tiếp đến, bán sản phẩm quá đát, thực phẩm không đảm bảo chất lượng lại càng không thể chấp nhận được. Mỗi hành vi vi phạm xảy ra thì các cơ quan chức năng như y tế, cảnh sát môi trường phải tiến hành thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm. Đằng này, họ lại bàng quan, không vào cuộc, cho thấy tất cả đều vô trách nhiệm, thờ ơ với chính sức khoẻ, tính mạng của người dân".
Quỳnh Chi
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn