[h=2]Tại vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, người dân thường kể về hồn ma trinh nữ hiện về chỉ cho quân ta đánh nhiều trận thắng giòn giã. Bà cũng đã được vua tặng cho hai câu liễn nói về đức hạnh của mình. Cho tới ngày nay, người dân nơi đây vẫn còn thường xuyên đến thắp nhang, thờ cúng hồn ma trinh nữ trong Miếu Cô.[/h]
Ân đền, oán trả
Trước khi đi vào câu chuyện tại vùng biên giới, nhà văn Người Khăn Trắng đã kể lại câu chuyện tại Tiền Giang. Hồi đó, ở làng Mỹ Đông Thượng (làng Mỹ Đông có hai làng: Mỹ Đông Thượng và Mỹ Đông Hạ), thuộc huyện Cai Lậy, nằm bên dòng kinh Trà Tân có một gia đình họ Nguyễn chỉ sinh được duy nhất một người con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Liệu, hay thường gọi là Liễu. Dù sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng Liễu hết sức chăm ngoan, hiền lành và chăm chỉ.
Khi lớn lên, Liễu có nhan sắc hơn người, so với đám cùng trang lứa con nhà nông, nhà buôn bán nhỏ thời ấy thì ai cũng phải trầm trồ và khen Liễu hết lời. Liễu sinh ra trong một gia đình có cha chuyên đi buôn bán ở vùng biên giới từ Kiến Tường (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An ngày nay) sang tận Campuchia. Những chuyến đi buôn bằng ghe thuyền của ông luôn kéo dài hàng tháng trời, lênh đênh trên các dòng sông.
Khu vực xưa kia là nơi dân lái thường đi buôn hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại.
Vào thời điểm ấy, ngoài việc buôn bán khó khăn thì những lái thương buôn này luôn phải đối mặt với những nạn cướp bóc dọc đường. Nhiều băng cướp mọc lên, chúng thoắt ẩn thoắt hiện, và sẵn sàng giết hại con mồi để cướp hàng hóa, tài sản. Nhiều lái buôn đã ra đi nhưng mãi không quay trở về. Trước tình cảnh cướp bóc ngày càng lộng hành như vậy, Liễu khuyên cha mình nên bỏ nghề để tìm việc khác làm ăn nhưng ông không chịu. Cha Liễu nói rằng, phải chờ một thời gian nữa, sau khi tích cóp được số tiền rồi mới nghỉ đi buôn.
Thế rồi trong một chuyến đi buôn đến KrongPong Chàm mất hơn một tháng trời mà Liễu vẫn chưa thấy cha về. Linh tính có chuyện chẳng lành, Liễu ở nhà cứ đi ra đi vào mấy ngày liền nhưng không thể làm gì khác hơn. Và đúng như linh cảm của cô, vào một ngày nọ, cô nhận được hung tin, cha cô đã bị bọn cướp chặn đường và giết hại. Hung thủ không ai khác chính là băng cướp của Thạch Giao khét tiếng vùng KrongPong Chàm gây ra.
Sau nhiều ngày bỏ ăn, bỏ uống vì mất đi người cha thương yêu của mình, Liễu đã không bi lụy, héo mòn mà ngược lại, nàng Liễu càng mạnh mẽ và quyết định lên đường đi vào hang cọp, bắt tên trùm băng cướp khét tiếng phải đền mạng. Liễu lặn lội đường sá xa xôi, không quản ngại nắng mưa, ngày đêm tức tốc lên đường. Cuối cùng Liễu cũng tới được hang ổ của băng cướp Thạch Giao.
Dĩ nhiên với một cô gái nhỏ bé như vậy thì Thạch Giao không hề tỏ ra sợ hãi hay lo lắng gì. Trái lại, hắn còn tỏ ra đắc chí và mừng thầm, vì trời đã ban cho hắn một món quà vô giá là một thiếu nữ đồng trinh đến hiến dâng. Để hưởng thụ, hắn đem Liễu về sào huyệt và đuổi hết bọn lính lác ra ngoài để trọn niềm hoan lạc. Nhưng tên tướng cướp khét tiếng không thể ngờ tới hành động và ý chí mạnh mẽ của cô gái liễu yếu đào tơ. Khi hắn gần chiếm được sự trong trắng của Liễu thì cô giả vờ "chiều" để được nới lỏng. Và một khi có cơ hội thì Liễu đã chạy một mạch tới một thân cây cổ thụ và đâm đầu vào chết ngay tại chỗ.
Trước cái chết bất ngờ của cô gái, tên tướng cướp vừa thấy tiếc vừa khâm phục cô gái vì giữ sự trong trắng của mình mình mà bỏ đi mạng sống. Chuyện kể lại rằng, sau khi nàng Liễu chết đi thì tên tướng cướp đã cho đám đàn em chôn cất cẩn thận. Thế nhưng, qua ngày hôm sau thì mọi người tá hỏa khi phát hiện mộ nàng đã bị xới tung và trong quan tài cũng không hề thấy thi thể nàng Liễu đâu. Nhiều người nói rằng, xác cô gái đã bị mãnh thú ăn mất. Một điều làm cho nhiều người thấy thiêng chính là ngay sáng hôm đó, khi Thạch Giao đang điểm binh, chuẩn bị thực hiện một vụ cướp lớn thì bỗng nhiên có bàn tay của ai đó siết chặt cổ của hắn.
Đám lính ở dưới chẳng thấy ai bóp cổ nhưng lưỡi của hắn cứ lè ra, rồi lăn đùng xuống đất chết không kịp ngáp. Trong lúc đó, đám lính lác định chạy tới can thiệp nhưng mấy tên khác cũng chịu cảnh tương tự. Sau đó, người ta đếm lại thì có tám tên đã chết mà không rõ nguyên do gì. Nhưng đến khi nghiệm lại thì mới hay, đó toàn là những tên đã tham gia vào vụ bắt giữ Liễu. Sau đó, tin này được truyền đi khắp nơi.
Người Khăn Trắng kể tiếp, đó mới chỉ là phần mở đầu của những cuộc báo thù liên tiếp về sau. Theo một số tư liệu và dân gian kể lại, thì cô trinh nữ họ Nguyễn ở làng Mỹ Đông Thượng bên bờ kinh Trà Tân được ví như là trinh nữ tiết liệt anh hùng. Nổi bật nhất chính là cô đã hiện về báo mộng cho quan quân ta biết những khi có địch rắp tâm càn quét, cướp phá nơi này nơi khác. Nhiều lần trong số đó là việc hiện hồn báo cho quan quân ta những ý định xâm chiếm của giặc, nhờ thế mà ta đã ngăn chặn kịp thời.
Chính vì những thành tích ấy mà vua Tự Đức của triều Nguyễn đã tặng cho bà một đôi liễn tại miếu thờ ở làng Mỹ Đông Thượng: "Thanh đức bao sanh dung thi tiết liệt khả khuyến" và "Thiên lương cẩm phát vô vi cường bạo khả ố". Hai câu liễn này có nghĩa là nhà vua phong tặng cho cô gái biết giữ khí tiết, dẫu trong cơn nguy biến mà không để ô danh tiết hạnh của mình.
Miếu Cô hiện nay.
Sự trùng hợp kỳ lạ và miếu Hai Cô
Người Khăn Trắng còn kể một câu chuyện xảy ra ở vùng biên giới An Giang và tỉnh bạn Campuchia. Một vụ việc cũng giống như chuyện đau lòng đã xảy ra với nàng Liễu. Dù thời điểm xảy ra cách vụ của cô Liễu hơn cả trăm năm sau, nhưng lại được chính nàng Liễu hiện hồn về trừ hại đám cướp bóc. Vào thời điểm mà bọn diệt chủng Pôn Pốt còn lũng đoạn, là nỗi khiếp đảm của dân thường thì có một gia đình có tên là Ba Thắc ở Việt Nam chạy sang vùng biên giới, thuộc địa phận nước bạn làm ăn.
Hai vợ chồng ông Ba cũng có một cô con gái hiền lành, nết na, có nhan sắc. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều phận nữ trinh trắng khác, chưa được sống những ngày hạnh phúc thì Út Hương (con gái ông Ba) đã phải nếm trái đắng và vĩnh viễn lìa xa cõi đời. Điều kỳ lạ là, thời điểm ấy, tại vùng này cũng có một băng cướp khét tiếng do Sơn Rock cần đầu đã gieo rắc vô vàn tội ác. Chúng ngoài cướp bóc của cải, hàng hóa, tài sản... thì con gây biết bao nỗi kinh hoàng cho bá tánh lương dân, đó là hãm hiếp con gái nhà lành.
Và trong một ngày nọ, Út Hương đã bị chính tên tướng cướp khét tiếng hãm hại đời con gái. Chưa hết, sau đó, hắn đã nhẫn tâm giết hại không thương tiếc rồi quăng xác Út Hương cho thú dữ ăn. Sau khi chết đi một cách oan ức, được vài tháng thì cô gái về báo mộng cho gia đình phải lập một cái miếu dưới gốc cây Tha La để vong hồn về trú ẩn. Và sau đó, có một vong hồn khác cũng hiện về báo cho bà mẹ phải lập một bàn thờ nữa trong miếu cho cô ấy. Người đó, chính là cô Liễu.
Trong một lần, hai cô hiện hồn về báo cho vợ chồng ông Ba biết rằng, đã đến ngày tận số của Sơn Rock. Quả đúng như vậy thật, trong một phi vụ chở hàng lậu từ phía Campuchia tràn vào Việt Nam thì chúng bị lực lượng biên phòng truy bắt. Hoảng loạn, chúng trốn chạy toán loạn. Sơn Rock cùng một số đàn em tháo chạy trên một chiếc ghe. Chạy được một đoạn thì ghe của bọn chúng bị hai cô gái chặn đầu.
Người ta cũng không biết bằng cách nào mà hai cô gái này có thể nhấn chìm được chiếc ghe chở Sơn Rock và đám đàn em. Đặc biệt, chúng là những tên cướp bơi lội rất giỏi, thế nhưng khi bị nhấn chìm xuống thì không một tên nào trồi lên được mặt nước. Sau đó, một số dân chài ở vùng hạ lưu đã vớt được xác của Sơn Rock và đám lính lác của hắn. Biết được tên tướng cướp, chuyên gây tội ác và là nỗi khiếm đảm của dân lành, bà con đã rất vui mừng. Và dân chúng ở đấy cũng tin rằng, hai người con gái chặn đầu và dìm băng cướp khét tiếng xuống nước cũng chính là hai cô: Út Hương và nàng Liễu. Vì thế, họ tập trung kéo về miếu Hai Cô dưới gốc cây Tha La, quỳ sạp xuống kính cẩn nghiêng mình cảm ơn đã diệt trừ mối hậu họa cho lương dân.
Chí Thanh
(Còn nữa)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Ân đền, oán trả
Trước khi đi vào câu chuyện tại vùng biên giới, nhà văn Người Khăn Trắng đã kể lại câu chuyện tại Tiền Giang. Hồi đó, ở làng Mỹ Đông Thượng (làng Mỹ Đông có hai làng: Mỹ Đông Thượng và Mỹ Đông Hạ), thuộc huyện Cai Lậy, nằm bên dòng kinh Trà Tân có một gia đình họ Nguyễn chỉ sinh được duy nhất một người con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Liệu, hay thường gọi là Liễu. Dù sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng Liễu hết sức chăm ngoan, hiền lành và chăm chỉ.
Khi lớn lên, Liễu có nhan sắc hơn người, so với đám cùng trang lứa con nhà nông, nhà buôn bán nhỏ thời ấy thì ai cũng phải trầm trồ và khen Liễu hết lời. Liễu sinh ra trong một gia đình có cha chuyên đi buôn bán ở vùng biên giới từ Kiến Tường (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An ngày nay) sang tận Campuchia. Những chuyến đi buôn bằng ghe thuyền của ông luôn kéo dài hàng tháng trời, lênh đênh trên các dòng sông.
Khu vực xưa kia là nơi dân lái thường đi buôn hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại.
Vào thời điểm ấy, ngoài việc buôn bán khó khăn thì những lái thương buôn này luôn phải đối mặt với những nạn cướp bóc dọc đường. Nhiều băng cướp mọc lên, chúng thoắt ẩn thoắt hiện, và sẵn sàng giết hại con mồi để cướp hàng hóa, tài sản. Nhiều lái buôn đã ra đi nhưng mãi không quay trở về. Trước tình cảnh cướp bóc ngày càng lộng hành như vậy, Liễu khuyên cha mình nên bỏ nghề để tìm việc khác làm ăn nhưng ông không chịu. Cha Liễu nói rằng, phải chờ một thời gian nữa, sau khi tích cóp được số tiền rồi mới nghỉ đi buôn.
Thế rồi trong một chuyến đi buôn đến KrongPong Chàm mất hơn một tháng trời mà Liễu vẫn chưa thấy cha về. Linh tính có chuyện chẳng lành, Liễu ở nhà cứ đi ra đi vào mấy ngày liền nhưng không thể làm gì khác hơn. Và đúng như linh cảm của cô, vào một ngày nọ, cô nhận được hung tin, cha cô đã bị bọn cướp chặn đường và giết hại. Hung thủ không ai khác chính là băng cướp của Thạch Giao khét tiếng vùng KrongPong Chàm gây ra.
Sau nhiều ngày bỏ ăn, bỏ uống vì mất đi người cha thương yêu của mình, Liễu đã không bi lụy, héo mòn mà ngược lại, nàng Liễu càng mạnh mẽ và quyết định lên đường đi vào hang cọp, bắt tên trùm băng cướp khét tiếng phải đền mạng. Liễu lặn lội đường sá xa xôi, không quản ngại nắng mưa, ngày đêm tức tốc lên đường. Cuối cùng Liễu cũng tới được hang ổ của băng cướp Thạch Giao.
Dĩ nhiên với một cô gái nhỏ bé như vậy thì Thạch Giao không hề tỏ ra sợ hãi hay lo lắng gì. Trái lại, hắn còn tỏ ra đắc chí và mừng thầm, vì trời đã ban cho hắn một món quà vô giá là một thiếu nữ đồng trinh đến hiến dâng. Để hưởng thụ, hắn đem Liễu về sào huyệt và đuổi hết bọn lính lác ra ngoài để trọn niềm hoan lạc. Nhưng tên tướng cướp khét tiếng không thể ngờ tới hành động và ý chí mạnh mẽ của cô gái liễu yếu đào tơ. Khi hắn gần chiếm được sự trong trắng của Liễu thì cô giả vờ "chiều" để được nới lỏng. Và một khi có cơ hội thì Liễu đã chạy một mạch tới một thân cây cổ thụ và đâm đầu vào chết ngay tại chỗ.
Trước cái chết bất ngờ của cô gái, tên tướng cướp vừa thấy tiếc vừa khâm phục cô gái vì giữ sự trong trắng của mình mình mà bỏ đi mạng sống. Chuyện kể lại rằng, sau khi nàng Liễu chết đi thì tên tướng cướp đã cho đám đàn em chôn cất cẩn thận. Thế nhưng, qua ngày hôm sau thì mọi người tá hỏa khi phát hiện mộ nàng đã bị xới tung và trong quan tài cũng không hề thấy thi thể nàng Liễu đâu. Nhiều người nói rằng, xác cô gái đã bị mãnh thú ăn mất. Một điều làm cho nhiều người thấy thiêng chính là ngay sáng hôm đó, khi Thạch Giao đang điểm binh, chuẩn bị thực hiện một vụ cướp lớn thì bỗng nhiên có bàn tay của ai đó siết chặt cổ của hắn.
Đám lính ở dưới chẳng thấy ai bóp cổ nhưng lưỡi của hắn cứ lè ra, rồi lăn đùng xuống đất chết không kịp ngáp. Trong lúc đó, đám lính lác định chạy tới can thiệp nhưng mấy tên khác cũng chịu cảnh tương tự. Sau đó, người ta đếm lại thì có tám tên đã chết mà không rõ nguyên do gì. Nhưng đến khi nghiệm lại thì mới hay, đó toàn là những tên đã tham gia vào vụ bắt giữ Liễu. Sau đó, tin này được truyền đi khắp nơi.
Người Khăn Trắng kể tiếp, đó mới chỉ là phần mở đầu của những cuộc báo thù liên tiếp về sau. Theo một số tư liệu và dân gian kể lại, thì cô trinh nữ họ Nguyễn ở làng Mỹ Đông Thượng bên bờ kinh Trà Tân được ví như là trinh nữ tiết liệt anh hùng. Nổi bật nhất chính là cô đã hiện về báo mộng cho quan quân ta biết những khi có địch rắp tâm càn quét, cướp phá nơi này nơi khác. Nhiều lần trong số đó là việc hiện hồn báo cho quan quân ta những ý định xâm chiếm của giặc, nhờ thế mà ta đã ngăn chặn kịp thời.
Chính vì những thành tích ấy mà vua Tự Đức của triều Nguyễn đã tặng cho bà một đôi liễn tại miếu thờ ở làng Mỹ Đông Thượng: "Thanh đức bao sanh dung thi tiết liệt khả khuyến" và "Thiên lương cẩm phát vô vi cường bạo khả ố". Hai câu liễn này có nghĩa là nhà vua phong tặng cho cô gái biết giữ khí tiết, dẫu trong cơn nguy biến mà không để ô danh tiết hạnh của mình.
Miếu Cô hiện nay.
Sự trùng hợp kỳ lạ và miếu Hai Cô
Miếu CôNgày nay, ngôi miếu thờ Út Liễu thuộc ấp Mỹ Thuận, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Theo các tài liệu chúng tôi có được thì ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1846. Nhiều người vùng này vẫn quen gọi là miếu Cô hoặc dinh Cô. Tuy nhiên, sau nhiều biến đổi của thời gian cùng việc xây dựng đường sá, ngôi miếu này đã có những thay đổi và thờ cúng theo nhiều tâm linh khác. |
Hai vợ chồng ông Ba cũng có một cô con gái hiền lành, nết na, có nhan sắc. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều phận nữ trinh trắng khác, chưa được sống những ngày hạnh phúc thì Út Hương (con gái ông Ba) đã phải nếm trái đắng và vĩnh viễn lìa xa cõi đời. Điều kỳ lạ là, thời điểm ấy, tại vùng này cũng có một băng cướp khét tiếng do Sơn Rock cần đầu đã gieo rắc vô vàn tội ác. Chúng ngoài cướp bóc của cải, hàng hóa, tài sản... thì con gây biết bao nỗi kinh hoàng cho bá tánh lương dân, đó là hãm hiếp con gái nhà lành.
Và trong một ngày nọ, Út Hương đã bị chính tên tướng cướp khét tiếng hãm hại đời con gái. Chưa hết, sau đó, hắn đã nhẫn tâm giết hại không thương tiếc rồi quăng xác Út Hương cho thú dữ ăn. Sau khi chết đi một cách oan ức, được vài tháng thì cô gái về báo mộng cho gia đình phải lập một cái miếu dưới gốc cây Tha La để vong hồn về trú ẩn. Và sau đó, có một vong hồn khác cũng hiện về báo cho bà mẹ phải lập một bàn thờ nữa trong miếu cho cô ấy. Người đó, chính là cô Liễu.
Trong một lần, hai cô hiện hồn về báo cho vợ chồng ông Ba biết rằng, đã đến ngày tận số của Sơn Rock. Quả đúng như vậy thật, trong một phi vụ chở hàng lậu từ phía Campuchia tràn vào Việt Nam thì chúng bị lực lượng biên phòng truy bắt. Hoảng loạn, chúng trốn chạy toán loạn. Sơn Rock cùng một số đàn em tháo chạy trên một chiếc ghe. Chạy được một đoạn thì ghe của bọn chúng bị hai cô gái chặn đầu.
Người ta cũng không biết bằng cách nào mà hai cô gái này có thể nhấn chìm được chiếc ghe chở Sơn Rock và đám đàn em. Đặc biệt, chúng là những tên cướp bơi lội rất giỏi, thế nhưng khi bị nhấn chìm xuống thì không một tên nào trồi lên được mặt nước. Sau đó, một số dân chài ở vùng hạ lưu đã vớt được xác của Sơn Rock và đám lính lác của hắn. Biết được tên tướng cướp, chuyên gây tội ác và là nỗi khiếm đảm của dân lành, bà con đã rất vui mừng. Và dân chúng ở đấy cũng tin rằng, hai người con gái chặn đầu và dìm băng cướp khét tiếng xuống nước cũng chính là hai cô: Út Hương và nàng Liễu. Vì thế, họ tập trung kéo về miếu Hai Cô dưới gốc cây Tha La, quỳ sạp xuống kính cẩn nghiêng mình cảm ơn đã diệt trừ mối hậu họa cho lương dân.
Chí Thanh
(Còn nữa)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn