T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Phim truyện Việt dã sử hiếm hoiĐiều đáng nói là theo dư luận báo chí thì Cánh đồng bất tận cũng là phim truyện nhựa dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình là một bộ phim “sẽ bất khả chiến bại”.
Thế nhưng đến phút chót, Long thành cầm giả ca - phim truyện nhựa dã sử, kịch bản Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn đã đoạt ngôi vị Quán quân. Liệu đây có thể được xem là một tín hiệu đáng mừng bước đầu khẳng định và đề cao yếu tố chuyên môn trong thẩm định tác phẩm nghệ thuật, chứ không chịu áp lực của truyền thông?
Tuy là phim dã sử nhưng việc tôn trọng những sự kiện lịch sử giai đoạn 1783 - 1813, cuối Lê, đầu Nguyễn không thể không tính đến. Sự thật lịch sử đó chủ yếu dựa vào một mối tình đã được “thơ hóa” trong một tác phẩm nghệ thuật của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, nên đây là một bộ phim nghệ thuật dã sử theo đúng nghĩa.Các nhà chép sử trước đây thường ít quan tâm đến tình cảm cá nhân của những người thuộc hạng “xướng ca vô loài”. Đây chính là lợi thế cho các tác phẩm nghệ thuật về lịch sử phát huy “đất dụng võ”. Đến nay, chưa ai dám chắc rằng Long thành cầm giả ca có bao nhiêu phần trăm là hư cấu nghệ thuật và bao nhiêu phần trăm là sự thật lịch sử. Nhân vật chính Tố Như (tên tự của Nguyễn Du) là một nhân vật lịch sử và văn hóa đã được nhiều thế hệ người Việt Nam và cả thế giới biết đến, nhưng người bạn tình của thi hào thì chỉ một mình ông biết mà thôi. Cái mà chúng ta có thể biết được về người con gái có tên Cầm cũng chỉ là một hình tượng nghệ thuật trong một bài thơ khá nổi tiếng có tên Long thành cầm giả ca của cụ Nguyễn Tiên Điền. Người con gái trong bài thơ nói trên và cả trong bộ phim cùng tên sau này không phải là một nhân vật lịch sử, mà là một hình tượng nghệ thuật do hư cấu mà nên.
Văn nhân và ca kỹ - hai loại người này về số phận lịch sử thường có những nét tương đồng nên rất dễ cảm thông cho nhau, đồng thời thân phận những con người nhỏ bé trước sự ba đào của lịch sử bao giờ cũng dễ tìm được sự đồng cảm của nhiều người. Tác giả kịch bản Văn Lê và đạo diễn Đào Bá Sơn tỏ ra có lý khi quyết định đưa hình ảnh một nhân vật lịch sử là danh nhân văn hóa lên màn ảnh rộng. Đấy là điểm mấu chốt đầu tiên khiến phimLong thành cầm giả ca được nhiều người đón đợi và quan tâm bàn luận.
Sự tôn vinh văn hóa ViệtLoại trừ tất cả những khiếm khuyết trong quá trình dàn dựng bộ phim về tính chuyên nghiệp của đạo diễn và diễn viên, về âm nhạc, ánh sáng, trường quay, về các yếu tố kỹ thuật, phục trang, lời thoại... thì bộ phim về một danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du ít nhất phải thỏa mãn được tâm lý người Việt khi thưởng ngoạn.
Cái hồn Việt được toát lên ở không khí chung của toàn cảnh bộ phim và trong từng chi tiết mà các diễn viên thể hiện, trong tiết tấu nhạc nền và âm thanh, trong bối cảnh... Bởi lẽ, lịch sử dân tộc có lúc thăng, lúc trầm, có tiến, có thoái thì hà cớ gì lại chỉ phản ánh những màn binh đao khói lửa, đạn bom và súng gươm, đầu rơi máu chảy, những thiên anh hùng ca hào sảng đến chói lóa.
Phim được mở đầu bằng hình ảnh một cô bé soi bóng dưới làn nước trong lành của giếng làng (do Nhật Kim Anh đóng), tạo nên cảm giác cho người xem đây là một làng quê hiền hòa, thanh bình. Mẹ của cô bé là một ca kỹ nên cô cũng theo nghề của mẹ. Cô bé được đưa lên Long thành, theo học tại lớp đàn hát của thầy Nguyễn và tại đây, cô được đổi tên là Cầm. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, thầy Nguyễn đã nhận ra ở Cầm một khí chất và tài năng hơn người. Tiếng đàn của Cầm toát lên vẻ thanh tao, cao quý mà không phải bất cứ một ca nương nào cũng có. Vào tuổi trăng tròn, Cầm may mắn được gặp và đem lòng cảm mến tân khoa Tố Như (do Quách Ngọc Ngoan đóng) khi anh trên đường trở về nhà. Cuộc gặp gỡ định mệnh khiến hai tâm hồn trở nên xao động. Dù đã có vợ và hai con ở quê nhà, nhưng Tố Như không thể làm ngơ trước tài sắc của Cầm.
Thế nhưng ở vào cái thời buổi đất nước loạn lạc, vua quan tranh giành quyền bính, giặc ngoại xâm uy hiếp nền thái bình dân tộc, khiến người dân lầm than, ly tán khắp muôn phương. Trong cơn ba đào ấy, chàng tân khoa Tố Như đã viết nên những vần thơ làm lay động lòng dân trăm họ về ca nương Cầm. Và câu chuyện tình đầy lãng mạn nhưng cũng vô cùng éo le giữa hai người bắt đầu nảy nở từ đấy.Đạo diễn Đào Bá Sơn đã tập trung khai thác những yếu tố tâm lý, xúc cảm của con người được thể hiện qua câu chuyện tình ấy làm người xem rung động. Đồng thời phim đã tạo dựng được một không khí cổ kính, uy nghiêm, mang đậm hồn cốt Việt, mà đỉnh cao của nó chính là con người và miền đất kinh thành Thăng Long xưa.
Với nhiều cảnh quan đẹp từ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, phủ Thành Chương, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, các chùa chiền ở kinh Bắc xưa, cố đô Huế... và một dàn diễn viên đẹp như người mẫu Quách Ngọc Ngoan, ca sĩ Nhật Kim Anh, diễn viên Bùi Bài Bình, Trần Lực... Long thành cầm giả ca đã phần nào thể hiện được nét văn hóa lâu đời của người Việt. Khán giả như được sống lại bầu không khí cổ xưa với những trò chơi dân gian quen thuộc, những câu thơ trữ tình hay những điệu hát chầu văn, ả đào, các bài đồng dao được điểm xuyết trong phim gợi lên không gian thân thuộc của người dân đất Bắc xa xưa. Hình ảnh giếng làng, cây đa quán dốc hay các nàng ca kỹ e ấp bên cây đàn nguyệt được tận dụng tối đa.Có thể nói, Long thành cầm giả ca là một trong những phim dã sử hiếm hoi của Điện ảnh Việt Nam thể hiện được tính thuần Việt trong khâu mỹ thuật của bộ phim này.
Theo SKDS
2sao.net
Thế nhưng đến phút chót, Long thành cầm giả ca - phim truyện nhựa dã sử, kịch bản Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn đã đoạt ngôi vị Quán quân. Liệu đây có thể được xem là một tín hiệu đáng mừng bước đầu khẳng định và đề cao yếu tố chuyên môn trong thẩm định tác phẩm nghệ thuật, chứ không chịu áp lực của truyền thông?
Tuy là phim dã sử nhưng việc tôn trọng những sự kiện lịch sử giai đoạn 1783 - 1813, cuối Lê, đầu Nguyễn không thể không tính đến. Sự thật lịch sử đó chủ yếu dựa vào một mối tình đã được “thơ hóa” trong một tác phẩm nghệ thuật của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, nên đây là một bộ phim nghệ thuật dã sử theo đúng nghĩa.Các nhà chép sử trước đây thường ít quan tâm đến tình cảm cá nhân của những người thuộc hạng “xướng ca vô loài”. Đây chính là lợi thế cho các tác phẩm nghệ thuật về lịch sử phát huy “đất dụng võ”. Đến nay, chưa ai dám chắc rằng Long thành cầm giả ca có bao nhiêu phần trăm là hư cấu nghệ thuật và bao nhiêu phần trăm là sự thật lịch sử. Nhân vật chính Tố Như (tên tự của Nguyễn Du) là một nhân vật lịch sử và văn hóa đã được nhiều thế hệ người Việt Nam và cả thế giới biết đến, nhưng người bạn tình của thi hào thì chỉ một mình ông biết mà thôi. Cái mà chúng ta có thể biết được về người con gái có tên Cầm cũng chỉ là một hình tượng nghệ thuật trong một bài thơ khá nổi tiếng có tên Long thành cầm giả ca của cụ Nguyễn Tiên Điền. Người con gái trong bài thơ nói trên và cả trong bộ phim cùng tên sau này không phải là một nhân vật lịch sử, mà là một hình tượng nghệ thuật do hư cấu mà nên.
Văn nhân và ca kỹ - hai loại người này về số phận lịch sử thường có những nét tương đồng nên rất dễ cảm thông cho nhau, đồng thời thân phận những con người nhỏ bé trước sự ba đào của lịch sử bao giờ cũng dễ tìm được sự đồng cảm của nhiều người. Tác giả kịch bản Văn Lê và đạo diễn Đào Bá Sơn tỏ ra có lý khi quyết định đưa hình ảnh một nhân vật lịch sử là danh nhân văn hóa lên màn ảnh rộng. Đấy là điểm mấu chốt đầu tiên khiến phimLong thành cầm giả ca được nhiều người đón đợi và quan tâm bàn luận.
Sự tôn vinh văn hóa ViệtLoại trừ tất cả những khiếm khuyết trong quá trình dàn dựng bộ phim về tính chuyên nghiệp của đạo diễn và diễn viên, về âm nhạc, ánh sáng, trường quay, về các yếu tố kỹ thuật, phục trang, lời thoại... thì bộ phim về một danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du ít nhất phải thỏa mãn được tâm lý người Việt khi thưởng ngoạn.
Cái hồn Việt được toát lên ở không khí chung của toàn cảnh bộ phim và trong từng chi tiết mà các diễn viên thể hiện, trong tiết tấu nhạc nền và âm thanh, trong bối cảnh... Bởi lẽ, lịch sử dân tộc có lúc thăng, lúc trầm, có tiến, có thoái thì hà cớ gì lại chỉ phản ánh những màn binh đao khói lửa, đạn bom và súng gươm, đầu rơi máu chảy, những thiên anh hùng ca hào sảng đến chói lóa.
Phim được mở đầu bằng hình ảnh một cô bé soi bóng dưới làn nước trong lành của giếng làng (do Nhật Kim Anh đóng), tạo nên cảm giác cho người xem đây là một làng quê hiền hòa, thanh bình. Mẹ của cô bé là một ca kỹ nên cô cũng theo nghề của mẹ. Cô bé được đưa lên Long thành, theo học tại lớp đàn hát của thầy Nguyễn và tại đây, cô được đổi tên là Cầm. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, thầy Nguyễn đã nhận ra ở Cầm một khí chất và tài năng hơn người. Tiếng đàn của Cầm toát lên vẻ thanh tao, cao quý mà không phải bất cứ một ca nương nào cũng có. Vào tuổi trăng tròn, Cầm may mắn được gặp và đem lòng cảm mến tân khoa Tố Như (do Quách Ngọc Ngoan đóng) khi anh trên đường trở về nhà. Cuộc gặp gỡ định mệnh khiến hai tâm hồn trở nên xao động. Dù đã có vợ và hai con ở quê nhà, nhưng Tố Như không thể làm ngơ trước tài sắc của Cầm.
Thế nhưng ở vào cái thời buổi đất nước loạn lạc, vua quan tranh giành quyền bính, giặc ngoại xâm uy hiếp nền thái bình dân tộc, khiến người dân lầm than, ly tán khắp muôn phương. Trong cơn ba đào ấy, chàng tân khoa Tố Như đã viết nên những vần thơ làm lay động lòng dân trăm họ về ca nương Cầm. Và câu chuyện tình đầy lãng mạn nhưng cũng vô cùng éo le giữa hai người bắt đầu nảy nở từ đấy.Đạo diễn Đào Bá Sơn đã tập trung khai thác những yếu tố tâm lý, xúc cảm của con người được thể hiện qua câu chuyện tình ấy làm người xem rung động. Đồng thời phim đã tạo dựng được một không khí cổ kính, uy nghiêm, mang đậm hồn cốt Việt, mà đỉnh cao của nó chính là con người và miền đất kinh thành Thăng Long xưa.
Với nhiều cảnh quan đẹp từ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, phủ Thành Chương, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, các chùa chiền ở kinh Bắc xưa, cố đô Huế... và một dàn diễn viên đẹp như người mẫu Quách Ngọc Ngoan, ca sĩ Nhật Kim Anh, diễn viên Bùi Bài Bình, Trần Lực... Long thành cầm giả ca đã phần nào thể hiện được nét văn hóa lâu đời của người Việt. Khán giả như được sống lại bầu không khí cổ xưa với những trò chơi dân gian quen thuộc, những câu thơ trữ tình hay những điệu hát chầu văn, ả đào, các bài đồng dao được điểm xuyết trong phim gợi lên không gian thân thuộc của người dân đất Bắc xa xưa. Hình ảnh giếng làng, cây đa quán dốc hay các nàng ca kỹ e ấp bên cây đàn nguyệt được tận dụng tối đa.Có thể nói, Long thành cầm giả ca là một trong những phim dã sử hiếm hoi của Điện ảnh Việt Nam thể hiện được tính thuần Việt trong khâu mỹ thuật của bộ phim này.
Theo SKDS
2sao.net