T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Đây là lần xuất hiện cuối cùng của Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng Trung Quốc
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc vừa khai mạc ở Bắc Kinh để hoàn thành bước cuối cùng trong việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sau một thập kỷ.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đọc báo cáo của Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc. Ông dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế.
Cũng tại kỳ họp Quốc hội lần này, phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước.
Tuy nhiên, kỳ họp này vẫn sẽ được chăm chú theo dõi để xem ai sẽ nắm giữ các trọng trách trong nội các mới.
[h=2]‘Quốc hội tượng trưng’[/h]Có khoảng 3.000 đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội lần này, trong đó có lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo, các sắc dân thiểu số và lãnh đạo các doanh nghiệp. Đa số các đại biểu Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thay vì bàn thảo các chính sách, công việc của các đại biểu lại là phê chuẩn những quyết định đã được các lãnh đạo Đảng thông qua trong các cuộc họp kín. Do đó trên thực tế Quốc hội chỉ mang tính tượng trưng.
Các đại biểu sẽ chuẩn y các chương trình tái cơ cấu lại một số bộ của Chính phủ cũng như điều chỉnh một số chính sách lâu nay về lực lượng vũ trang, sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước và tự do cá nhân.
Mặc dù chương trình làm việc của Quốc hội chưa bao giờ được thông báo cho công chúng, vào cuối kỳ họp kéo dài hai tuần lễ này, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc.
Hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng chính trị lớn nhất trên thế giới.
Kể từ khi lên lãnh đạo Đảng, ông Tập đã được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là ‘lãnh đạo gần dân’ và là một người kiên định bảo vệ lợi ích của dân tộc Trung Quốc.
Ông cũng được dẫn lời lên tiếng rất mạnh mẽ về việc phải triệt tiêu nạn tham nhũng ở tất cả các cấp.
Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong Đảng, cũng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo ở vị trí Thủ tướng Quốc vụ viện. Ông sẽ có một cuộc họp báo vào cuối kỳ họp.
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc được cho là chỉ thực thi những gì đã được Đảng quyết định
So với thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, các tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ đối mặt với một công chúng mạnh mẽ hơn nhiều khi mà hơn bao giờ hết các mạng xã hội ngày nay buộc họ phải giải quyết các quan ngại của người dân.
[h=2]‘Kỳ vọng lớn’[/h]Trước thêm phiên khai mạc Quốc hội, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về kỳ vọng rất lớn của dân chúng. Người dân yêu cầu phải có hành động chống tham nhũng, cải cách giáo dục, an sinh xã hội, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như có hành động để giải quyết hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.
Thông thường thì Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng hàng năm vào ngày trước khi Quốc hội khai mạc nhưng năm nay thì không. Bà Phó Oánh, người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội lần này, cho biết ngân sách quốc phòng sẽ nằm trong kế hoạch ngân sách chung.
Trước đó, hãng tin Tân Hoa Xã dẫn báo cáo ngân sách sẽ trình trước Quốc hội cho biết chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc sẽ tăng ở mức 10,7% lên gần 116 tỷ Mỹ kim, giảm chút ít so với mức tăng 11,2% trong năm 2012.í
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số trong những năm qua trong khi các nhà quan sát cho rằng mức chi tiêu trên thực tế còn cao hơn.
Hôm thứ Hai ngày 4/3, bà Phó đã biện hộ cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Bà nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào quốc phòng là để góp phần bảo đảm ‘an ninh khu vực’.
“Sẽ không hay cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc lại không thể bảo vệ được an ninh của chính mình,” bà phát biểu trước các phóng viên.
Tập Cận Bình vốn được xem là gần gũi với quân đội. Ông đã chứng tỏ điều này khi đến thăm các đơn vị quân sự hồi tháng 12 và phát biểu rằng: “Tất cả mọi công việc trong quân đội phải tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.”
Theo BBC Vietnamese
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc vừa khai mạc ở Bắc Kinh để hoàn thành bước cuối cùng trong việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sau một thập kỷ.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đọc báo cáo của Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc. Ông dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế.
Cũng tại kỳ họp Quốc hội lần này, phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước.
Tuy nhiên, kỳ họp này vẫn sẽ được chăm chú theo dõi để xem ai sẽ nắm giữ các trọng trách trong nội các mới.
[h=2]‘Quốc hội tượng trưng’[/h]Có khoảng 3.000 đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội lần này, trong đó có lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo, các sắc dân thiểu số và lãnh đạo các doanh nghiệp. Đa số các đại biểu Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thay vì bàn thảo các chính sách, công việc của các đại biểu lại là phê chuẩn những quyết định đã được các lãnh đạo Đảng thông qua trong các cuộc họp kín. Do đó trên thực tế Quốc hội chỉ mang tính tượng trưng.
"Sẽ không hay cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc lại không thể bảo vệ được an ninh của chính mình."
Phó Oánh, người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc
Các đại biểu sẽ chuẩn y các chương trình tái cơ cấu lại một số bộ của Chính phủ cũng như điều chỉnh một số chính sách lâu nay về lực lượng vũ trang, sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước và tự do cá nhân.
Mặc dù chương trình làm việc của Quốc hội chưa bao giờ được thông báo cho công chúng, vào cuối kỳ họp kéo dài hai tuần lễ này, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc.
Hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng chính trị lớn nhất trên thế giới.
Kể từ khi lên lãnh đạo Đảng, ông Tập đã được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là ‘lãnh đạo gần dân’ và là một người kiên định bảo vệ lợi ích của dân tộc Trung Quốc.
Ông cũng được dẫn lời lên tiếng rất mạnh mẽ về việc phải triệt tiêu nạn tham nhũng ở tất cả các cấp.
Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong Đảng, cũng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo ở vị trí Thủ tướng Quốc vụ viện. Ông sẽ có một cuộc họp báo vào cuối kỳ họp.
So với thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, các tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ đối mặt với một công chúng mạnh mẽ hơn nhiều khi mà hơn bao giờ hết các mạng xã hội ngày nay buộc họ phải giải quyết các quan ngại của người dân.
[h=2]‘Kỳ vọng lớn’[/h]Trước thêm phiên khai mạc Quốc hội, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về kỳ vọng rất lớn của dân chúng. Người dân yêu cầu phải có hành động chống tham nhũng, cải cách giáo dục, an sinh xã hội, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như có hành động để giải quyết hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.
Thông thường thì Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng hàng năm vào ngày trước khi Quốc hội khai mạc nhưng năm nay thì không. Bà Phó Oánh, người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội lần này, cho biết ngân sách quốc phòng sẽ nằm trong kế hoạch ngân sách chung.
"Tất cả mọi công việc trong quân đội phải tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu."
Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trước đó, hãng tin Tân Hoa Xã dẫn báo cáo ngân sách sẽ trình trước Quốc hội cho biết chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc sẽ tăng ở mức 10,7% lên gần 116 tỷ Mỹ kim, giảm chút ít so với mức tăng 11,2% trong năm 2012.í
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số trong những năm qua trong khi các nhà quan sát cho rằng mức chi tiêu trên thực tế còn cao hơn.
Hôm thứ Hai ngày 4/3, bà Phó đã biện hộ cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Bà nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào quốc phòng là để góp phần bảo đảm ‘an ninh khu vực’.
“Sẽ không hay cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc lại không thể bảo vệ được an ninh của chính mình,” bà phát biểu trước các phóng viên.
Tập Cận Bình vốn được xem là gần gũi với quân đội. Ông đã chứng tỏ điều này khi đến thăm các đơn vị quân sự hồi tháng 12 và phát biểu rằng: “Tất cả mọi công việc trong quân đội phải tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.”
Theo BBC Vietnamese