T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ngư dân trên tàu Quảng Ngãi nói bị tàu TQ bắn cháy rụi cabin (Ảnh: Người Lao Động)
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa khẳng định rằng không có tàu nào của Giải phóng quân Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam và cho rằng đây hoàn toàn là ‘cáo buộc vô căn cứ’, nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông đã nóng trở lại sau sự kiện Việt Nam hôm 25/3 cáo buộc một tàu hải quân Trung Quốc nổ súng vào tàu cá của họ đang đánh bắt trên vùng biển mà hai nước hiện đang có tranh chấp.
[h=2]‘Hoàn toàn bịa đặt’[/h]Tờ báo này dẫn lời một quan chức hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc nói rằng một tàu tuần tiễu của họ đã ‘bắn hai lần để cảnh báo sau khi không đẩy được tàu Việt Nam ra khỏi lãnh hải Trung Quốc’.
Còn hãng tin AP của Mỹ dẫn một thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vào tối muộn hôm thứ Ba ngày 26/3 cho biết hải quân của họ đã ‘bắn pháo sáng’ vào tàu cá Việt Nam nhưng bác bỏ cáo buộc của Hà Nội rằng chiếc tàu cá đã bị bắn cho hư hại.
Theo thông cáo này thì tàu hải quân Trung Quốc ‘đã phải bắn hai loạt pháo sáng vào bốn tàu cá Việt Nam’ sau khi các tàu cá này không có phản ứng gì trước các động thái dùng còi hụ, hô lớn và vẫy cờ của của phía Trung Quốc yêu cầu ngừng đánh bắt và ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền Trung Quốc’.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc các tàu cá Việt Nam ‘đang đánh bắt phi pháp’ tại vùng biển Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa hôm 20/3.
Họ cho biết hai loạt pháo sáng đều tan trong không trung và rằng họ không bắn đạn và không có tàu cá Việt Nam nào bị cháy cả.
Trong khi đó, Việt Nam cho rằng khoang tàu của một trong số các tàu cá này đã bị cháy trong vụ va chạm mà họ gọi là ‘rất nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, yêu cầu bồi thường cho ngư dân Việt Nam và trừng phạt những ai đã nổ súng.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức hải quân giấu tên nói rằng việc Trung Quốc nổ súng là ‘hoàn toàn bịa đặt’.
“Việc tàu Trung Quốc trục xuất tàu của các nước khác vào lãnh hải của Trung Quốc một cách phi pháp để bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi hải sản là hoàn toàn hợp pháp,” thông cáo cho biết.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng nói rằng Trung Quốc đã có hành động ‘hợp pháp và thỏa đáng’ nhằm vào tàu cá Việt Nam.
[h=2]Đến Bãi cạn James[/h]
Hải quân Trung Quốc đã đến điểm xa nhất mà họ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông
Trong một diễn biến liên quan, hải quân Trung Quốc đã có một hành trình biểu tượng đến vùng biển có tranh chấp này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập quân sự có sự tham gia của các tàu đổ bộ và máy bay chiến đấu.
Chuyến đi đến Bãi cạn James này diễn ra sau những ngày tập trận bắt đầu từ thứ Bảy ngày 23/3, truyền thông Trung Quốc cho biết.
Tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn chở theo lính hải quân Trung Quốc đã đến khu vực Bãi đá này vốn chỉ cách bờ biển Malaysia 80km nhưng cách lục địa Trung Quốc đến 1.800km hôm 26/3.
Hồi năm 2010 biết nước này đã cắm cột tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi đá này.
Binh lính Trung Quốc có mặt trên sân đỗ trực thăng của Tĩnh Cương Sơn đã thề sẽ ‘phấn đấu hết mình để thực hiện giấc mơ của một cường quốc’, Tân Hoa Xã đưa tin.
Cuộc tập trận và ghé Bãi đá James không xâm phạm bất cứ hòn đảo nào trên Biển Đông mà các nước láng giềng hiện đang chiếm giữ. Do đó các nước trong khu vực hiện chưa có phản ứng gì.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời ông Chu Phương, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh, nhận định chuyến đi này của hải quân Trung Quốc mang tính biểu tượng về quyết tâm khẳng định chủ quyền ở vùng biển này nhưng lại có ít ý nghĩa về mặt quân sự vì hải quân Trung Quốc đã từng đến đây nhiều lần và không có ý định đóng quân ở đây.
Theo BBC Vietnamese
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa khẳng định rằng không có tàu nào của Giải phóng quân Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam và cho rằng đây hoàn toàn là ‘cáo buộc vô căn cứ’, nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông đã nóng trở lại sau sự kiện Việt Nam hôm 25/3 cáo buộc một tàu hải quân Trung Quốc nổ súng vào tàu cá của họ đang đánh bắt trên vùng biển mà hai nước hiện đang có tranh chấp.
[h=2]‘Hoàn toàn bịa đặt’[/h]Tờ báo này dẫn lời một quan chức hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc nói rằng một tàu tuần tiễu của họ đã ‘bắn hai lần để cảnh báo sau khi không đẩy được tàu Việt Nam ra khỏi lãnh hải Trung Quốc’.
Còn hãng tin AP của Mỹ dẫn một thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vào tối muộn hôm thứ Ba ngày 26/3 cho biết hải quân của họ đã ‘bắn pháo sáng’ vào tàu cá Việt Nam nhưng bác bỏ cáo buộc của Hà Nội rằng chiếc tàu cá đã bị bắn cho hư hại.
Theo thông cáo này thì tàu hải quân Trung Quốc ‘đã phải bắn hai loạt pháo sáng vào bốn tàu cá Việt Nam’ sau khi các tàu cá này không có phản ứng gì trước các động thái dùng còi hụ, hô lớn và vẫy cờ của của phía Trung Quốc yêu cầu ngừng đánh bắt và ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền Trung Quốc’.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc các tàu cá Việt Nam ‘đang đánh bắt phi pháp’ tại vùng biển Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa hôm 20/3.
Họ cho biết hai loạt pháo sáng đều tan trong không trung và rằng họ không bắn đạn và không có tàu cá Việt Nam nào bị cháy cả.
Trong khi đó, Việt Nam cho rằng khoang tàu của một trong số các tàu cá này đã bị cháy trong vụ va chạm mà họ gọi là ‘rất nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, yêu cầu bồi thường cho ngư dân Việt Nam và trừng phạt những ai đã nổ súng.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức hải quân giấu tên nói rằng việc Trung Quốc nổ súng là ‘hoàn toàn bịa đặt’.
“Việc tàu Trung Quốc trục xuất tàu của các nước khác vào lãnh hải của Trung Quốc một cách phi pháp để bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi hải sản là hoàn toàn hợp pháp,” thông cáo cho biết.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng nói rằng Trung Quốc đã có hành động ‘hợp pháp và thỏa đáng’ nhằm vào tàu cá Việt Nam.
[h=2]Đến Bãi cạn James[/h]
Trong một diễn biến liên quan, hải quân Trung Quốc đã có một hành trình biểu tượng đến vùng biển có tranh chấp này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập quân sự có sự tham gia của các tàu đổ bộ và máy bay chiến đấu.
Chuyến đi đến Bãi cạn James này diễn ra sau những ngày tập trận bắt đầu từ thứ Bảy ngày 23/3, truyền thông Trung Quốc cho biết.
Tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn chở theo lính hải quân Trung Quốc đã đến khu vực Bãi đá này vốn chỉ cách bờ biển Malaysia 80km nhưng cách lục địa Trung Quốc đến 1.800km hôm 26/3.
Hồi năm 2010 biết nước này đã cắm cột tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi đá này.
Binh lính Trung Quốc có mặt trên sân đỗ trực thăng của Tĩnh Cương Sơn đã thề sẽ ‘phấn đấu hết mình để thực hiện giấc mơ của một cường quốc’, Tân Hoa Xã đưa tin.
Cuộc tập trận và ghé Bãi đá James không xâm phạm bất cứ hòn đảo nào trên Biển Đông mà các nước láng giềng hiện đang chiếm giữ. Do đó các nước trong khu vực hiện chưa có phản ứng gì.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời ông Chu Phương, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh, nhận định chuyến đi này của hải quân Trung Quốc mang tính biểu tượng về quyết tâm khẳng định chủ quyền ở vùng biển này nhưng lại có ít ý nghĩa về mặt quân sự vì hải quân Trung Quốc đã từng đến đây nhiều lần và không có ý định đóng quân ở đây.
Theo BBC Vietnamese