Trung Quốc bịt miệng truyền thông để chặn biểu tình kiểu Trung Đông

T

T$

Guest
Chính phủ Trung Quốc đe dọa sẽ thu hồi visa* và trục xuất các phóng viên nước ngoài đưa tin tại các khu vực náo nhiệt nhất định mà không được cho phép trước.

Chủ Nhật tuần trước, khoảng 16 phóng viên nước ngoài đã bị lực lượng an ninh bắt và sách nhiễu tại khu phố buôn bán Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh.

Các phóng viên tới đó để đưa tin về một cuộc tập hợp quy mô nhỏ* của những người đáp lại lời kêu gọi trên Internet* về các cuộc tập hợp để bày tỏ ủng hộ đối với 'Cuộc cách mạng Hoa Nhài' ở Trung Đông cũng như kêu gọi cải tổ ở Trung Quốc.

Một ký giả Mỹ đã bị đả thương nặng đến nỗi phải được đưa vào bệnh viện.

Tự do bày tỏ quan điểm ở Trung Quốc bấy lâu nay đã bị giới hạn một cách khắc nghiệt. Các trang web* truyền thông xã hội như Facebook* và Twitter và nhiều đài phát thanh nước ngoài như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cùng nhiều các trang tin tức nước ngoài khác đã bị chặn.

Nhưng kể từ khi các cuộc biểu tình ở Trung Đông và Bắc Phi làm lung lay các chính phủ bám trụ bấy lâu nay tại những khu vực này, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình tương tự.

Gilles Lordet, người phụ trách việc phối hợp nghiên cứu về châu Á của tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, nhận định rằng Trung Quốc đã gia tăng kiểm soát báo chí cũng như những người chỉ trích chính phủ, kể từ khi nhà hoạt động vì nhân quyền Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel* Hòa Bình hồi tháng 10:

"Điều đó cho thấy chính phủ lo lắng về các vụ biểu tình, về khả năng các cuộc phản đối ở Trung Đông có thể tác động tới mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và những người bênh vực cho quyền tự do phát biểu ở Trung Quốc. Chúng* tôi thấy rằng đó là chính sách ngày càng khắc nghiệt kể từ khi ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình hồi tháng 10. Tình hình Trung Đông càng làm chính phủ lo ngại về đề tài này".

Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước kể từ năm 1949. Cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ cuối cùng ở Bắc Kinh đã chấm dứt trong tình trạng đổ máu năm 1989, khi các lực lượng của chính phủ nhả đạn vào hàng trăm sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.

Năm 2008, tình trạng bạo loạn ở Tây Tạng cũng bị quân đội dẹp yên, và năm 2009, chính phủ một lần nữa lại đàn áp các cuộc bạo loạn ở khu vực tự trị Tân Cương.

Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc hôm qua cảnh báo về một 'làn sóng đàn áp hoảng loạn' ở Trung Quốc.

Nhóm này cho biết nhiều nhà hoạt động khắp Trung Quốc đã bị bắt hoặc bị quản thúc tại gia vì bị cáo buộc gây nguy hại tới an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền liên quan tới những lời kêu gọi thực hiện một 'Cuộc cách mạng Hoa Nhài'.

Bà Vương Tùng Liên là người phụ trách việc phối hợp nghiên cứu của nhóm này nói:

“Tôi nghĩ chúng ta có lẽ đang chứng kiến một trong những cuộc đàn áp tàn bạo nhất trong thời gian có lẽ là 5 năm vừa qua, bởi lẽ nếu xét về số người bị bắt giam mà không được đưa ra xét xử, con số là hơn một trăm người. Con số đó cũng ngang ngửa số bị giữ trong thời gian diễn ra lễ trao giải Nobel* Hòa Bình. Nhưng tôi nghĩ điều khác biệt ở đây là việc chính phủ nhanh chóng huy động cảnh sát để bắt bớ các nhà hoạt động đó.”

Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa hợp xã hội. Chính quyền đã chi rất nhiều tiền để mua sắm các hệ thống theo dõi tối tân, kiểm duyệt Internet* và các biện pháp khác để chặn đứng bất ổn xã hội hoặc bất đồng trước khi chúng lan ra.

Một số nhà phân tích chính trị nói rằng điều đó khiến cho việc phát động dễ dàng cuộc đối kháng chống lại chính phủ không thể thực hiện được.

Một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói rằng chính quyền Bắc Kinh không có lý do gì để hoảng sợ, và rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm bất ổn đất nước không thể thành công.

Một số trang web Trung Quốc ở hải ngoại lại kêu gọi biểu tình vào Chủ Nhật này. Tuy nhiên, chưa rõ là người dân Trung Quốc có thể xem được các thông điệp đó hay không.
 
Back
Top