Trung Quốc chặn một số tin trên mạng về biểu tình ở Ai Cập

T

T$

Guest
Tìm kiếm từ “Ai Cập” bằng tiếng Hoa qua trang web Sina.com của Trung Quốc đã đưa ra lời nhắn “không tìm ra được kết quả”.

Nhân viên phụ trách giao tế của Sina.com xác nhận rằng các tìm kiếm từ “Ai Cập” bằng tiếng Hoa đã bị chận trên trang web nhắn tin nhanh Sina Weibo.

Nhân viên này cho biết chính công ty không thực hiện quyết định này, mà chỉ theo đúng các luật lệ và quy định có liên quan của Trung Quốc. Ông này không cho biết chi tiết và cũng không nói bộ nào trong chính phủ đặc trách việc này. Ông nói không biết lệnh hạn chế sẽ được áp dụng bao lâu.

Chính phủ Trung Quốc đã chận truy cập Internet các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook, có cơ sở ở Hoa Kỳ. Nhưng hàng triệu người Trung Quốc đã sử dụng các trang blog vi mô để sử dụng dịch vụ nhắn tin nhanh.

Ông Jeremy Goldkorn điều hành trang web truyền thông Danwei.org, theo dõi các thay đổi về Internet và truyền thông Trung Quốc.

Ông cho biết đã không nhận được chỉ thị của bất cứ cơ quan kiểm soát thông tin nào của Trung Quốc, nhưng ông nghĩ rằng phải có một chỉ thị nào đó gửi cho các cơ quan thông tin và các trang web là chỉ được sử dụng bản tin chính thức của Tân Hoa Xã về các diễn biến ở Ai Cập và Tunisi, và không được nhấn mạnh cũng như cắt bớt các thảo luận của công dân mạng về các đề tài này.

Việc sử dụng rộng rãi mạng Internet là một diễn biến tương đối mới ở Trung Quốc, nhưng ông Goldkorn cho rằng chính phủ đã có quyết định hạn chế tiếp cận thông tin về các diễn biến mới đây trên toàn cầu.

Ông Goldkorn nói có một hình thức kiểm duyệt tương tự khi xảy ra những diễn biến được gọi là cách mạng các mầu ở Đông Âu và ông cho rằng các lý do tương đối khá rõ là vì chính phủ thích dân chúng đừng nêu ra những điểm tương đồng với những gì đang xảy ra ở Ai Cập với những gì có thể xảy ra ở Trung Quốc.

Giáo sư về quan hệ quốc tế của trường Đại học Nhân Dân của Trung Quốc cũng đưa ra những suy nghĩ như thế.

Theo ông, ưu tiên trên hết của chính phủ Trung Quốc là duy trì ổn định chính trị và xã hội.

Vị giáo sư này nói chính phủ đã quan ngại về tìn hình bất ổn công cộng kể từ khi họ trấn át các cuộc biểu tình đòi dân chủ trên khắp nước vào năm 1989. Ông mô tả tình trạng lo âu như thế này là văn hóa chính trị hiện thời ở Trung Quốc.

Ông nói hình thức văn hóa chính trị như thế này sẽ định hình Trung Quốc trong một thời gian lâu dài. Vì thế, bên trong Trung Quôc mọi người đều biết là chính phủ cực kỳ quan tâm về weiwang.

“Weiwang có nghĩa là duy trì ổn cố xã hội.

Giáo sư về quan hệ quốc tế của trường đại học Bắc Kinh Chu Phong mô tả các nỗ lực kiểm soát việc truy cập thông tin về Ai Cập trên Internet là một biện pháp phòng chống có tính phòng bị.

Ông Chu cho rằng có các tình hình hiện hữu về ổn cố xã hội ở Trung Quốc, và chính phủ đặc biệt lo ngại trong thời gian ngày tết nguyên đán.

Trung Quốc lâu nay vẫn lo ngại điều mà họ coi là các phong trào lý khai ở vùng Tân Cương và Tây Tạng của họ. Trung Quốc cũng lo ngại về sự phẫn nộ của công chúng về tình hình tham nhũng trong các giới chức, tình trạng giá cả gia tăng, những vụ chiếm dụng đất và các mối lo ngại khác về xã hội đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trong mấy năm vừa qua.

Ông Chu nói ông nghĩ rằng Internet đã trở thành công cụ hữu hiệu nhất để phổ biến thông itn.

Ông tỏ ra lo sợ rằng việc cắt đứt Internet sẽ trở thành phương pháp phổ biến của chính phủ để đối phó với một cuộc nổi dậy của quần chúng.

Chính phủ Ai Cập đã cắt đứt việc truy cập Interent trong nước vì lo ngại người biểu tình dùng các phương tiện mạng lưới xã hội để tổ chức các hoạt động của họ. Trong mấy năm vừa qua, các nước như Trung Quốc và Iran đã tiến hành các biện pháp tương tự sau khi xảy ra những vụ biểu tình ồ ạt.
 
Back
Top