T
T$
Guest
GDP của Nhật Bản giảm 0,3% trong 3 tháng cuối cùng của năm 2010 vì mức tiêu dùng nội địa chậm lại. Nhưng Bộ trưởng Kinh tế Kaoru Yosano cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời:
“Chúng tôi đang thấy có những dấu hiệu cho thấy kinh tế của chúng tôi cất cánh trở lại, vì số ôtô bán ra và mức sản xuất đã ở dưới đáy rồi.”
Dù kinh tế Nhật Bản vẫn xoay xở để đạt mức mong đợi, với tốc độ tăng trưởng 3,9% tính theo năm lịch, nhưng vẫn chưa đủ để Nhật tiếp tục giữ vị trí số 2 giống như đã giữ từ 40 năm qua.
Nền kinh tế số 2 của thế giới bây giờ thuộc về Trung Quốc, nước có sản lượng nội địa trong năm ngoái gần 5.880 tỉ đôla, trong khi của Nhật là 5.470 tỉ.
Nhà kinh tế Sang Baichuang ở Bắc Kinh nói rằng dù các con số này cho Trung Quốc có quyền lên gân một chút, nhưng mãi lực của người Trung Quốc vẫn còn thua xa người Nhật:
“Kinh tế của chúng tôi qua mặt kinh tế của Nhật Bản nhưng GPD bình quân đầu người của chúng tôi chỉ bằng 1 phần 11 của Nhật. Chúng tôi không thể hài lòng nếu chỉ tính chung về GDP. Sự phồn vinh của Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ.”
Các nhà phân tích cho rằng nếu Nhật Bản xuống hạng 3 cũng không có gì lạ vì dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ trong khi Nhật Bản chỉ có gần 130 triệu.
Nhà kinh tế Masayuki Kichikawa của Nhật cho rằng kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc là điều tốt cho Nhật Bản vì có nghĩa hàng hóa của Nhật Bản sẽ có thêm người mua:
“Nhật Bản nên xem đây là một hiện tượng tích cực bởi vì có thể người Trung Quốc sẽ bắt đầu mua những món có giá trị lâu bền, như ôtô chẳng hạn. Và có thể Trung Quốc sẽ là thị trường tốt của Nhật.”
Kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc được nhiều người xem là động lực giúp cho việc phục hồi kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng vừa qua; trong đó Hoa Kỳ, nước đứng số 1 và có sản lượng nội địa thường niên gần gấp 3 Trung Quốc, cũng được hưởng lợi.
“Chúng tôi đang thấy có những dấu hiệu cho thấy kinh tế của chúng tôi cất cánh trở lại, vì số ôtô bán ra và mức sản xuất đã ở dưới đáy rồi.”
Dù kinh tế Nhật Bản vẫn xoay xở để đạt mức mong đợi, với tốc độ tăng trưởng 3,9% tính theo năm lịch, nhưng vẫn chưa đủ để Nhật tiếp tục giữ vị trí số 2 giống như đã giữ từ 40 năm qua.
Nền kinh tế số 2 của thế giới bây giờ thuộc về Trung Quốc, nước có sản lượng nội địa trong năm ngoái gần 5.880 tỉ đôla, trong khi của Nhật là 5.470 tỉ.
Nhà kinh tế Sang Baichuang ở Bắc Kinh nói rằng dù các con số này cho Trung Quốc có quyền lên gân một chút, nhưng mãi lực của người Trung Quốc vẫn còn thua xa người Nhật:
“Kinh tế của chúng tôi qua mặt kinh tế của Nhật Bản nhưng GPD bình quân đầu người của chúng tôi chỉ bằng 1 phần 11 của Nhật. Chúng tôi không thể hài lòng nếu chỉ tính chung về GDP. Sự phồn vinh của Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ.”
Các nhà phân tích cho rằng nếu Nhật Bản xuống hạng 3 cũng không có gì lạ vì dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ trong khi Nhật Bản chỉ có gần 130 triệu.
Nhà kinh tế Masayuki Kichikawa của Nhật cho rằng kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc là điều tốt cho Nhật Bản vì có nghĩa hàng hóa của Nhật Bản sẽ có thêm người mua:
“Nhật Bản nên xem đây là một hiện tượng tích cực bởi vì có thể người Trung Quốc sẽ bắt đầu mua những món có giá trị lâu bền, như ôtô chẳng hạn. Và có thể Trung Quốc sẽ là thị trường tốt của Nhật.”
Kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc được nhiều người xem là động lực giúp cho việc phục hồi kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng vừa qua; trong đó Hoa Kỳ, nước đứng số 1 và có sản lượng nội địa thường niên gần gấp 3 Trung Quốc, cũng được hưởng lợi.