T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Trung Quốc ưu tiên nhiều cho hải quân
Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2011, giữa lúc có lo ngại trong khu vực về chuyện quân sự nước này đang gia tăng.
Chi tiêu sẽ tăng 12,7%, tăng 601,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 91,5 tỷ đô la) so với mức 532,1 tỷ nhân dân tệ năm ngoái, các quan chức cho biết.
Nhiều nhà phân tích nói rằng chi tiêu thực tế về quốc phòng của Trung Quốc là cao hơn so với báo cáo của chính phủ.
Thông báo này được đưa ra một ngày trước kỳ họp Quốc dân Đại hội thường niên, là dịp Đảng Cộng sản sẽ vạch ra kế hoạch năm năm.
Xây dựng quân đội
Trung Quốc đã phát triển quân sự trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng tăng 7,5% trong năm 2010, sau thời kỳ đầu tư ở mức hai con số trong những năm trước.
Phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh nói rằng sự gia tăng là hợp lý, và Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa cho bất cứ ai.
"Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là tương đối thấp so với tiêu chuẩn thế giới", ông Lý nói, lặp lại những lời khẳng định trước đây của Bắc Kinh rằng ngân sách quốc phòng của nước này nhỏ hơn nhiều so với của Mỹ.
"Trung Quốc luôn chú trọng để hạn chế chi tiêu quốc phòng," ông nói thêm.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng con số thực chi cho quốc phòng là cao hơn nhiều.
Bắc Kinh khẳng định rằng chương trình hiện đại hóa quân đội của mình là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, khoản chi phí mới nhất trong chi tiêu quốc phòng, nhằm củng cố sự hùng hậu của Quân đội Giải phóng Nhân dân vốn đã có 2,3 triệu người, nhiều khả năng sẽ khiến tâm trạng bất an trong khu vực càng dâng cao.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và hệ thống tên lửa tiên tiến, và cũng có kế hoạch cho ra chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Các quốc gia láng giềng nói rằng Bắc Kinh đang trở nên quyết đoán hơn do quân sự phát triển.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở nên căng thẳng quanh các hòn đảo có tranh tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi giàu trữ lượng dầu khí.
Hôm thứ Năm, Nhật Bản cho biết họ đã gửi máy bay phản lực lên sau khi hai máy bay quân sự Trung Quốc bay gần vào khu vực đảo có tranh chấp.
"Việc Trung Quốc hiện đại hóa và gia tăng hoạt động quân sự, bên cạnh việc thiếu minh bạch, là vấn đề cần quan tâm," Yukio Edano, bộ trưởng trong nội các Nhật Bản nói.
Trung Quốc cũng đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với những vùng lãnh hải rộng lớn và các đảo đa phần không có người ở trong vùng biển Đông, khiến một số quốc gia Đông Nam Á tức giận.
Hôm thứ Sáu, Philippines đã đòi phải có lời giải thích sau khi nước này nói hai tàu tuần tra của Trung Quốc đe dọa một trong các tàu của Philippines hoạt động trong khu vực.
Chủ quyền ở Biển Đông là vấn đề quan trọng, không chỉ bởi nguồn trữ lượng dầu khí được cho là rất dồi dào ở đây.
Quan trọng hơn là ngành công nghiệp thủy sản và vấn đề tự do thương mại hết sức quan trọng qua một số trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất trên thế giới - 80% năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua vùng biển này.
Một cơ sở của Trung Quốc tại Trường Sa
Xung đột khu vực?
"Không có hai cách giải thích cho một thực tế là sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng," ông Duncan Innes-Kerr từ Đơn vị Tình báo Kinh tế có trụ sở ở Bắc Kinh nói.
"Khả năng họ tiến tới áp đảo các đối thủ thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn," ông nói thêm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng ít có khả năng xảy ra xung đột quân sự quanh các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
"Với Trung Quốc, tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ là mối quan ngại thứ yếu so với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định trong nước," ông Innes-Kerr nói thêm.
Việc tập trung vào vấn đề kinh tế dự kiến sẽ được chứng mình trong kỳ họp quốc hội, bắt đầu vào thứ Bảy này.
Dẫu cho trong hôm thứ Sáu, chủ đề chính chủ yếu xoay quanh sức mạnh quân sự đang tăng của Trung Quốc, nhưng cuộc họp hàng năm của các nhà lập pháp dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc.
Phóng viên BBC có mặt tại Bắc Kinh, Martin Patience nói rằng việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng dự kiến sẽ là một nội dung then chốt của kế hoạch năm năm mới.
Các chương trình mới về dịch vụ xã hội và chi tiêu cho giáo dục nhiều khả năng cũng sẽ là một số các biện pháp sẽ được công bố.
Theo BBC Vietnamese
Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2011, giữa lúc có lo ngại trong khu vực về chuyện quân sự nước này đang gia tăng.
Chi tiêu sẽ tăng 12,7%, tăng 601,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 91,5 tỷ đô la) so với mức 532,1 tỷ nhân dân tệ năm ngoái, các quan chức cho biết.
Nhiều nhà phân tích nói rằng chi tiêu thực tế về quốc phòng của Trung Quốc là cao hơn so với báo cáo của chính phủ.
Thông báo này được đưa ra một ngày trước kỳ họp Quốc dân Đại hội thường niên, là dịp Đảng Cộng sản sẽ vạch ra kế hoạch năm năm.
Xây dựng quân đội
Trung Quốc đã phát triển quân sự trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng tăng 7,5% trong năm 2010, sau thời kỳ đầu tư ở mức hai con số trong những năm trước.
Phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh nói rằng sự gia tăng là hợp lý, và Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa cho bất cứ ai.
"Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là tương đối thấp so với tiêu chuẩn thế giới", ông Lý nói, lặp lại những lời khẳng định trước đây của Bắc Kinh rằng ngân sách quốc phòng của nước này nhỏ hơn nhiều so với của Mỹ.
"Trung Quốc luôn chú trọng để hạn chế chi tiêu quốc phòng," ông nói thêm.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng con số thực chi cho quốc phòng là cao hơn nhiều.
Bắc Kinh khẳng định rằng chương trình hiện đại hóa quân đội của mình là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Việc Trung Quốc hiện đại hóa và gia tăng hoạt động quân sự, bên cạnh việc thiếu minh bạch, là vấn đề cần quan tâm.
Yukio Edano, bộ trưởng trong nội các Nhật Bản
Tuy nhiên, khoản chi phí mới nhất trong chi tiêu quốc phòng, nhằm củng cố sự hùng hậu của Quân đội Giải phóng Nhân dân vốn đã có 2,3 triệu người, nhiều khả năng sẽ khiến tâm trạng bất an trong khu vực càng dâng cao.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và hệ thống tên lửa tiên tiến, và cũng có kế hoạch cho ra chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Các quốc gia láng giềng nói rằng Bắc Kinh đang trở nên quyết đoán hơn do quân sự phát triển.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở nên căng thẳng quanh các hòn đảo có tranh tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi giàu trữ lượng dầu khí.
Hôm thứ Năm, Nhật Bản cho biết họ đã gửi máy bay phản lực lên sau khi hai máy bay quân sự Trung Quốc bay gần vào khu vực đảo có tranh chấp.
"Việc Trung Quốc hiện đại hóa và gia tăng hoạt động quân sự, bên cạnh việc thiếu minh bạch, là vấn đề cần quan tâm," Yukio Edano, bộ trưởng trong nội các Nhật Bản nói.
Trung Quốc cũng đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với những vùng lãnh hải rộng lớn và các đảo đa phần không có người ở trong vùng biển Đông, khiến một số quốc gia Đông Nam Á tức giận.
Hôm thứ Sáu, Philippines đã đòi phải có lời giải thích sau khi nước này nói hai tàu tuần tra của Trung Quốc đe dọa một trong các tàu của Philippines hoạt động trong khu vực.
Chủ quyền ở Biển Đông là vấn đề quan trọng, không chỉ bởi nguồn trữ lượng dầu khí được cho là rất dồi dào ở đây.
Quan trọng hơn là ngành công nghiệp thủy sản và vấn đề tự do thương mại hết sức quan trọng qua một số trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất trên thế giới - 80% năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua vùng biển này.
Xung đột khu vực?
"Không có hai cách giải thích cho một thực tế là sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng," ông Duncan Innes-Kerr từ Đơn vị Tình báo Kinh tế có trụ sở ở Bắc Kinh nói.
"Khả năng họ tiến tới áp đảo các đối thủ thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn," ông nói thêm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng ít có khả năng xảy ra xung đột quân sự quanh các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
"Với Trung Quốc, tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ là mối quan ngại thứ yếu so với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định trong nước," ông Innes-Kerr nói thêm.
Việc tập trung vào vấn đề kinh tế dự kiến sẽ được chứng mình trong kỳ họp quốc hội, bắt đầu vào thứ Bảy này.
Dẫu cho trong hôm thứ Sáu, chủ đề chính chủ yếu xoay quanh sức mạnh quân sự đang tăng của Trung Quốc, nhưng cuộc họp hàng năm của các nhà lập pháp dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc.
Phóng viên BBC có mặt tại Bắc Kinh, Martin Patience nói rằng việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng dự kiến sẽ là một nội dung then chốt của kế hoạch năm năm mới.
Các chương trình mới về dịch vụ xã hội và chi tiêu cho giáo dục nhiều khả năng cũng sẽ là một số các biện pháp sẽ được công bố.
Theo BBC Vietnamese