T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Bộ Đường sắt của TQ bị giải thể và sáp nhập vào Bộ Giao thông sau khi bị cho là để xảy ra lãng phí và tham nhũng
Trung Quốc giải thể Bộ đường sắt như một trong các biện pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tính hiệu quả của chính phủ và chống tham nhũng.
Bộ đường sắt, vốn bị chỉ trích vì tội gian lận và lãng phí vốn, nay trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
Ủy ban kế hoạch hóa gia đình, giám sát chính sách một con gây tranh cãi, được ghép với Bộ Y tế.
Trung Quốc đang tổ chức Đại hội nhân dân toàn quốc (Quốc hội), sự kiện sẽ đánh dấu một cách chính thức việc thay đổi thế hệ lãnh đạo của cả thập niên.
Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Chủ tịch nước, thay thế ông Hồ Cẩm Đào, trong khi ông Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo trên ghế Thủ tướng.
Trong báo cáo của mình tại phiên khai mạc vào tuần trước, ông Ôn Gia Bảo hứa hẹn tăng trưởng ổn định, nỗ lực chống tham nhũng và cung cấp phúc lợi xã hội tốt hơn.
Việc tinh giản mới nhất đối với các bộ, phản ánh mối quan ngại của công chúng và lãnh đạo trước nạn tham nhũng và lãng phí do tính chồng chéo của bộ máy quan liêu.
[h=2]'Cẩu thả, chồng chéo'[/h]
Quan chức này nói giám sát yếu kém đã dẫn đến nhiều công việc bị tắc trách “làm dở dang hoặc làm cẩu thả", đồng thời việc chồng chéo nhiệm vụ trên cùng một phạm vi công việc giữa các ngành khác nhau “thường dẫn đến việc các cán bộ đùn đẩy nhau”.
Lần tinh giản mới nhất cắt bỏ bốn cơ quan và giảm đie hai bộ, đưa số lượng các bộ nay chỉ còn ở con số 25.
Quản lý thực phẩm và dược phẩm sẽ do một bộ quản lý thống nhất, sau khi xảy ra một số vụ bê bối với các sản phẩm bị nhiễm độc.
Bộ đường sắt được cho là đã chậm thay đổi. Cựu bộ trưởng của Bộ này đã bị sa thải vào năm 2011 và đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Cơ cấu mới sẽ đặt công tác xây dựng và quản lý các dịch vụ dưới sự điều vận của Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc, trong khi an toàn và các quy định sẽ do Bộ giao thông đảm trách.
[h=2]'Xem lại chính sách?'[/h]
Trung Quốc đang ở trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo cả thập niên mới có một lần
Hiện chưa rõ liệu việc đưa Ủy ban kế hoạch hóa gia đình nhập vào Bộ Y tế có cho thấy sự tính toán lại trong chính sách một con hay không.
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản nói rằng họ sẽ tiếp tục đặt ra chính sách về vấn đề này, với kế hoạch hóa gia đình tiếp tục đặt trên "trên cơ sở ổn định và tỷ lệ sinh thấp".
Một số cơ quan hàng hải được đưa vào một cơ cấu quản lý duy nhất trong lúc Trung Quốc phải đối mặt với tranh chấp gia tăng về chủ quyền ở các vùng biển giáp ranh, trong đó có Biển Đông.
Cục Quản lý Đại dương Quốc gia sẽ kiểm soát các lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quan và thực thi pháp luật trong lĩnh vực thủy sản.
Hai cơ quan kiểm soát truyền thông là Tổng cục Báo chí và Xuất bản và Cục quản lý Nhà nước về phát thanh, điện ảnh và truyền hình cũng sẽ được sáp nhập.
Khoảng 3.000 đại biểu tham dự Đại hội, bao gồm các thành viên của quân đội, các tu sĩ, đại diện các dân tộc thiểu số và các nhà lãnh đạo kinh doanh.
Đa số các đại biểu này là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo BBC Vietnamese
Trung Quốc giải thể Bộ đường sắt như một trong các biện pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tính hiệu quả của chính phủ và chống tham nhũng.
Bộ đường sắt, vốn bị chỉ trích vì tội gian lận và lãng phí vốn, nay trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
Ủy ban kế hoạch hóa gia đình, giám sát chính sách một con gây tranh cãi, được ghép với Bộ Y tế.
Trung Quốc đang tổ chức Đại hội nhân dân toàn quốc (Quốc hội), sự kiện sẽ đánh dấu một cách chính thức việc thay đổi thế hệ lãnh đạo của cả thập niên.
Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Chủ tịch nước, thay thế ông Hồ Cẩm Đào, trong khi ông Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo trên ghế Thủ tướng.
Trong báo cáo của mình tại phiên khai mạc vào tuần trước, ông Ôn Gia Bảo hứa hẹn tăng trưởng ổn định, nỗ lực chống tham nhũng và cung cấp phúc lợi xã hội tốt hơn.
Việc tinh giản mới nhất đối với các bộ, phản ánh mối quan ngại của công chúng và lãnh đạo trước nạn tham nhũng và lãng phí do tính chồng chéo của bộ máy quan liêu.
[h=2]'Cẩu thả, chồng chéo'[/h]
"Giám sát yếu kém dẫn đến nhiều công việc bị tắc trách, làm dở dang hoặc làm cẩu thả, đồng thời chồng chéo nhiệm vụ giữa các ngành khác nhau dẫn đến việc các cán bộ đùn đẩy nhau"
Cũng tại phiên họp, các đại biểu đã được nghe ý kiến của Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Ma Kai, cho rằng việc "tắc trách, lợi dụng chức quyền cho lợi ích cá nhân và tham nhũng" đã không được xử lý một cách hiệu quả.
Quan chức này nói giám sát yếu kém đã dẫn đến nhiều công việc bị tắc trách “làm dở dang hoặc làm cẩu thả", đồng thời việc chồng chéo nhiệm vụ trên cùng một phạm vi công việc giữa các ngành khác nhau “thường dẫn đến việc các cán bộ đùn đẩy nhau”.
Lần tinh giản mới nhất cắt bỏ bốn cơ quan và giảm đie hai bộ, đưa số lượng các bộ nay chỉ còn ở con số 25.
Quản lý thực phẩm và dược phẩm sẽ do một bộ quản lý thống nhất, sau khi xảy ra một số vụ bê bối với các sản phẩm bị nhiễm độc.
Bộ đường sắt được cho là đã chậm thay đổi. Cựu bộ trưởng của Bộ này đã bị sa thải vào năm 2011 và đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Cơ cấu mới sẽ đặt công tác xây dựng và quản lý các dịch vụ dưới sự điều vận của Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc, trong khi an toàn và các quy định sẽ do Bộ giao thông đảm trách.
[h=2]'Xem lại chính sách?'[/h]
Hiện chưa rõ liệu việc đưa Ủy ban kế hoạch hóa gia đình nhập vào Bộ Y tế có cho thấy sự tính toán lại trong chính sách một con hay không.
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản nói rằng họ sẽ tiếp tục đặt ra chính sách về vấn đề này, với kế hoạch hóa gia đình tiếp tục đặt trên "trên cơ sở ổn định và tỷ lệ sinh thấp".
Một số cơ quan hàng hải được đưa vào một cơ cấu quản lý duy nhất trong lúc Trung Quốc phải đối mặt với tranh chấp gia tăng về chủ quyền ở các vùng biển giáp ranh, trong đó có Biển Đông.
Cục Quản lý Đại dương Quốc gia sẽ kiểm soát các lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quan và thực thi pháp luật trong lĩnh vực thủy sản.
Hai cơ quan kiểm soát truyền thông là Tổng cục Báo chí và Xuất bản và Cục quản lý Nhà nước về phát thanh, điện ảnh và truyền hình cũng sẽ được sáp nhập.
Khoảng 3.000 đại biểu tham dự Đại hội, bao gồm các thành viên của quân đội, các tu sĩ, đại diện các dân tộc thiểu số và các nhà lãnh đạo kinh doanh.
Đa số các đại biểu này là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo BBC Vietnamese