Trung Quốc và ‘láng giềng định mệnh’

T

T$

Guest

150608143204_suu_kyi_640x360_suukyi_nocredit.jpg

Tân Hoa Xã ca ngợi "bà Suu Kyi là chính khách quan trọng không chỉ ở Myanmar"

Trước chuyến thăm Trung Quốc tuần này của lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, trang Tân Hoa Xã có cách dùng từ đáng chú ý về hai nước.
Đầu tiên, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc “hoan nghênh người có thiện chí hữu nghị, không để bụng điều không vui trong quá khứ”.
Ngôn ngữ của Tân Hoa Xã, trong bản tiếng Anh, rất thẳng thắn, gọi những gì đã xảy ra là “past unpleasantness" (điều khó chịu, không vui).
Tân Hoa Xã nhắc lại sự im lặng nhiều năm của Trung Quốc trước tình trạng chính quyền quân nhân cầm giữ bà Aung San Suu Kyi cả thẩy 21 năm.
[h=2]Nhãn quan thực tiễn[/h]Nhưng cũng có thể hiểu Trung Quốc nói “điều khó chịu” cho chính bà Aung San Suu Kyi, cũng là quá khứ ‘khó chịu’ khi phải “làm ăn” với chính quyền Myanmar.
Xây cho chính quyền Myanmar cả thủ đô mới, cả sân bay to đẹp nhưng Trung Quốc vẫn bị 'trúng bom rơi' ở biên giới khi máy bay Myanmar ném bom phiến quân.
Nhưng điểm đáng chú ý hơn cả là câu Tân Hoa Xã nhắc bà Suu Kyi nhìn vào sự thật:
“Không điều gì có thể thay đổi được thực tế là Trung Quốc và Myanmar là láng giềng của nhau.”
Nói ngắn gọn thì định mệnh của địa lý là như thế, bà Suu Kyi cần hiểu Trung Quốc sẽ luôn ở đó.
Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào Myanmar, gồm cả những công trình bị phản đối, và sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong tác động đến phiến quân làm chủ vùng rừng núi biên giới bất ổn.
Câu nói cũng cho thấy một cách nhìn thực tiễn của ban lãnh đạo Trung Quốc với các quốc gia xung quanh.
141223121822_letpadaung_640x360_ap.jpg

Mỏ đồng do Trung Quốc đầu tư bị dân chúng Myanmar phản đối

Thực tế thứ nhất là Trung Quốc không còn coi màu sắc ý thức hệ là ‘kim chỉ nam’ cho đối ngoại.
Tại châu Á, hai nước nhận đầu tư Trung Quốc lớn nhất là Kazakhstan và Indonesia đều là hai nước không có mô hình giống Trung Quốc.
Và chính Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ động mời bà Aung San Suu Kyi sang thăm.
Được biết bà, dù hiện chỉ là lãnh đạo khối đối lập trong Hạ viện, bà gặp cả hai lãnh đạo nhất Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Hoàn toàn chấp nhận chuyện bà được Nobel Hoà bình, Tân Hoa Xã còn viết “bà Aung San Suu Kyi là một chính trị gia quan trọng không chỉ ở Myanmar”.
Nghĩa là họ tự tin có thể xử lý bang giao ‘trái ý thức hệ’ với các nước khác và không nhất thiết cứ phải bám chặt lấy các tướng lĩnh Myanmar.
Thứ nhì, Trung Quốc có kinh nghiệm ứng xử với các dạng thể chế khác nhau, từ trong ra ngoài.
Họ công nhận đa đảng qua Hội nghị Hiệp thương Chính trị (dù chỉ hình thức) ở lục địa và thường xuyên tham vấn các đảng phái Hong Kong, Macau.
Lãnh đạo Trung Quốc giao lưu cả với đối tác Đài Loan, thừa nhận họ ‘hoạt động trong vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc’ nhưng hiện dưới sự quản trị khác biệt.
[h=2]Việt Nam lại về sau?[/h]Những điều này dẫn đến một số suy luận và một số câu hỏi như sau:
150504064316_cn_eric_chu_xi_jinping_03_640x360_epa_nocredit.jpg

Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) đón ông Eric Chu, lãnh đạo Quốc Dân Đảng Đài Loan

Suy nghĩ rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam như một ‘đồng minh ý thức hệ’ để gìn giữ mô hình thể chế hiện nay có thể đã lạc hậu.
Việt Nam có cải tổ tản quyền, chia quyền, thậm chí thay đổi thể chế và dân chủ hóa cũng không phải là câu hỏi sống còn với Trung Quốc những năm tới.
Nước này thừa sức ứng phó với một Việt Nam đa nguyên vì đã làm được như thế với tất cả các nước ASEAN đa đảng mà Myanmar là ví dụ mới nhất.
Cũng vì thế, cứ 'đổ tại Trung Quốc' để không cải tổ chính trị thì cũng oan cho họ.
Các lãnh đạo Trung Quốc hiểu chính trị ở các nước ‘láng giềng định mệnh’ cũng biến thiên theo thời gian và họ sẽ thích ứng.
Rất thực tiễn, Trung Quốc bắt tay với tất cả chứ không thể phủ nhận một xu hướng này hay chỉ ‘đặt cược’ vào xu hướng kia.
Màu sắc ý thức hệ đang ngày càng nhạt nên đừng ai lấy làm lạ nếu một ngày Trung Quốc mời cả phe đối lập người Việt sang thăm.
Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ tình cảm truyền thống, hay nhìn quan hệ trong và ngoài nước qua lăng kính ý thức hệ.
Vai trò của bà Suu Kyi ít được báo chí Việt Nam đề cao (lại thua báo chí Trung Quốc 1-0) và giới lãnh đạo, ngoại giao Việt Nam hình như chưa hề tiếp xúc với bà.
150130121202_suu_kyi_gate_640x360_afp.jpg

Người dân chào đón bà Aung San Suu Kyi qua hàng rào sắt tháng 11/2010

Giả sử sau cuộc bầu cử năm tới, bà Suu Kyi không làm được tổng thống nhưng vẫn làm Chủ tịch Quốc hội, nhân vật quyền lực thứ nhì trong Liên bang Myanmar, thì Việt Nam mới mời bà sang thăm?
Như thế có phải là hạn chế về tầm nhìn do cặp kính ý thức hệ khiến Việt Nam một lần nữa bị chậm hơn Trung Quốc về ngoại giao, ngay cả khi đang là nước cùng hội viên ASEAN với Myanmar?
Hiện đang có nhiều đồn đoán rằng bà Aung San Suu Kyi sang Trung Quốc sẽ được gì, mất gì.
Những điều đó chưa ai có thể nói trước.
Ta thấy rõ là bà không sợ phải sang Trung Quốc, dù ở thế yếu trong nước (đảng của bà chưa cầm quyền), từ nước yếu hơn và chỉ đi với một uy tín đạo đức quốc tế.
Nhưng khi Trung Quốc đã không sợ phải tiếp bà thì vì sao bà Suu Kyi phải sợ hãi?
Chúc hai bên có cuộc gặp ý nghĩa và cũng mong nỗi ám ảnh kép vẫn có ở Việt Nam, sợ cả Trung Quốc hùng mạnh, sợ cả thay đổi dân chủ được phần nào giảm đi.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top