T
T$
Guest
Quân đội Tunisia đã dựng lều trại ở phía biên giới của họ cho hàng ngàn công nhân di cư bị mắc kẹt sau khi bỏ chạy khỏi cuộc nổi dậy đẫm máu ở Libya.
Một số trong những người di cư phần lớn là người Ai Cập đã bị kẹt lại nhiều ngày tại khu trại của Tunisia đối diện với thị trấn biên giới Ras Ajdir của Libya trong khi chờ chính phủ đưa họ trở về nhà.
Một nhóm công nhân đường sắt Trung Quốc đã vượt biên giới để tránh phải chịu số phận như thế hôm Chủ nhật, hiện đang xếp hàng chờ xe buýt đưa họ đi sâu hơn vào lãnh thổ Tunisia để lên các chuyến bay về nước.
Nhiều người di cư Ai Cập phàn nàn rằng họ bị chính phủ làm lơ trong lúc họ đợi chỉ thị từ giới hữu trách Tunisia.
Hàng trăm người Ai Cập đã được phép ở lại trong các lớp học và phòng tập thể dục ở thị trấn Zarzis và Jerba.
Hôm qua, cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho hay gần 100.000 người đã bỏ chạy khỏi Libya để sang các nước láng giềng Tunisia và Ai Cập trong tuần qua.
Cao ủy viên Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn Antonio Guterres đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ hào phóng và nhanh chóng cho giới hữu trách Ai Cập và Tunisia, mà ông cho rằng đang phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng nhân đạo.”
Hòn đảo Malta ở Địa Trung Hải cũng trở thành một trung tâm trong nỗ lực quốc tế nhằm sơ tán người nước ngoài ra khỏi Libya. Thủ tướng Malta Lawrence Gonzi cho hay 8.000 người đã từ Libya tới nước ông bằng đường biển và đường hàng không kể từ khi vụ nổ dậy bắt đầu bùng nổ hồi tháng này, và ông dự kiến con số này sẽ gia tăng.
Một tầu phà đã cập cảng Malta ngày hôm nay chởû theo khoảng 1.800 công nhân châu Á làm việc tại Libya, trong đó gồm cả công dân Trung Quốc, Pakistan, the Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Một số trong những người di cư phần lớn là người Ai Cập đã bị kẹt lại nhiều ngày tại khu trại của Tunisia đối diện với thị trấn biên giới Ras Ajdir của Libya trong khi chờ chính phủ đưa họ trở về nhà.
Một nhóm công nhân đường sắt Trung Quốc đã vượt biên giới để tránh phải chịu số phận như thế hôm Chủ nhật, hiện đang xếp hàng chờ xe buýt đưa họ đi sâu hơn vào lãnh thổ Tunisia để lên các chuyến bay về nước.
Nhiều người di cư Ai Cập phàn nàn rằng họ bị chính phủ làm lơ trong lúc họ đợi chỉ thị từ giới hữu trách Tunisia.
Hàng trăm người Ai Cập đã được phép ở lại trong các lớp học và phòng tập thể dục ở thị trấn Zarzis và Jerba.
Hôm qua, cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho hay gần 100.000 người đã bỏ chạy khỏi Libya để sang các nước láng giềng Tunisia và Ai Cập trong tuần qua.
Cao ủy viên Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn Antonio Guterres đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ hào phóng và nhanh chóng cho giới hữu trách Ai Cập và Tunisia, mà ông cho rằng đang phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng nhân đạo.”
Hòn đảo Malta ở Địa Trung Hải cũng trở thành một trung tâm trong nỗ lực quốc tế nhằm sơ tán người nước ngoài ra khỏi Libya. Thủ tướng Malta Lawrence Gonzi cho hay 8.000 người đã từ Libya tới nước ông bằng đường biển và đường hàng không kể từ khi vụ nổ dậy bắt đầu bùng nổ hồi tháng này, và ông dự kiến con số này sẽ gia tăng.
Một tầu phà đã cập cảng Malta ngày hôm nay chởû theo khoảng 1.800 công nhân châu Á làm việc tại Libya, trong đó gồm cả công dân Trung Quốc, Pakistan, the Philippines, Thái Lan và Việt Nam.