Dàn cảnh đâm thẳng vào xe nạn nhân, giả vờ đánh ghen để cướp tài sản… là những “quái chiêu” bọn cướp hay sử dụng trong thời gian gần đây để trắng trợn cướp bóc ngay trên đường đông người, giữa thanh thiên bạch nhật.
“Con mồi” mới của bọn kẻ cướp
Thời gian vừa qua, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, hàng loạt vụ cướp táo tợn xảy ra ngay trên đường phố, giữa ban ngày ở chốn đông người. Trong những vụ việc trên, các đối tượng trộm cướp thường sử dụng thủ đoạn cố ý gây tai nạn với nạn nhân, sau đó xông vào đánh chửi đòi bồi thường hoặc lợi dụng lúc nhốn nháo để trộm tài sản. Nạn nhân của những vụ dàn cảnh gây tai nạn để cướp thường là những phụ nữ đi một mình. Sau khi người dân, đặc biệt là phụ nữ, cảnh giác hơn với thủ đoạn cướp kiểu này, bọn cướp chuyển sang dùng thủ đoạn mới tàn nhẫn hơn.
Ngay trong đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ này, một phụ nữ tên N.T ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang cá nhân Facebook câu chuyện mình bị dàn cảnh để cướp đồ ngay giữa phố. Theo lời kể của người phụ nữ này, câu chuyện diễn ra như sau: Khoảng 2h chiều, chị T đi xe máy đưa mẹ và con gái nhỏ đi chơi. Khi đi đến đoạn ngã 5 Xã Đàn – Khâm Thiên – La Thành, chị T chạy xe rất chậm, chỉ khoảng 20km/h, thì bị một đôi nam nữ đi xe máy ngược chiều cố tình đâm vào xe mình, gây tai nạn. Theo miêu tả của chị T, hai người này trông rất bặm trợn, xăm trổ đầy mình. Họ chạy tới rút chìa khóa xe máy chị T, rồi liên tục chửi bới, đe dọa, đòi bồi thường tiền (mặc dù họ chính là những người vi phạm luật giao thông). Một số người qua đường định dừng lại giúp mẹ con chị T thì bị đôi nam nữ chửi bới, dọa nạt phải đi tiếp. Không thấy công an, chị T phải nài nỉ xin hai người kia nhưng không được.
“Và cuối cùng có bao nhiêu tiền trong túi tôi lôi hết ra đưa cho chúng để mua sự yên mình cho con gái và mẹ tôi. Con gái tôi ngơ ngác không hiểu nổi tại sao họ sai mà lại chửi mẹ? Bé rất hoảng sợ và thương mẹ”, chị T kể lại.
Một vụ cố ý gây va chạm giao thông để cướp. (Ảnh minh hoạ)
Chị T cho biết, vì quá hoảng sợ và lo lắng cho sự an toàn của mẹ và con gái mình nên không kịp nhìn biển số xe hai tên cướp, cũng như không báo công an vụ việc trên. Chị chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội để nhiều người biết và cảnh giác.
Ngay khi chị T đăng vụ việc mình vừa bị cướp lên Facebook, nhiều người đã vào động viên, hỏi thăm mẹ con chị. Hàng trăm thành viên đã chia sẻ câu chuyện của chị T và cùng bàn luận về các trường hợp bị cướp tương tự để nhiều người cùng biết và đề phòng khi đi trên đường.
Theo đó, nhiều người nhận định, ngoài đối tượng là phụ nữ, những kẻ trộm cướp đã nhắm tới “con mồi” mới là những người đang có con nhỏ hoặc người già đi cùng trên đường. Lợi dụng hoàn cảnh này cùng tâm lý lo lắng cho người thân của các nạn nhân, những tên cướp đã cố ý gây tai nạn, va chạm giao thông rồi đe dọa để cướp tiền, tài sản. Vì sợ người già hay trẻ nhỏ đi cùng gặp nguy hiểm, các nạn nhân buộc phải giao tài sản cho chúng. Mặt khác, vì bận lo cho người thân đi cùng, các nạn nhân sẽ không có cơ hội, thời gian và tâm trí để kêu cứu, chạy thoát hay nghĩ cách đối phó với bọn cướp. Nhờ vậy, chúng có thể yên tâm cướp rồi tẩu thoát an toàn.
“Tôi đau vì con tôi và mẹ tôi đau, tôi đau vì thái độ thờ ở của người đi đường, tôi đau vì những con người không biết thương trẻ em và người già, nỡ lòng dàn cảnh tấn công để ăn cướp”, chị T chia sẻ trên Facebook.
Dàn cảnh đánh ghen, giả vờ quen biết để cướp
Thời gian gần đây, một thủ đoạn mới được nhiều tên cướp sử dụng là dựng cảnh đánh ghen giả để cưỡng đoạt tài sản của người dân đi trên đường. Nạn nhân của những tên cướp này là phụ nữ. Chúng thường đi thành nhóm có cả nam và nữ, với bộ dạng rất hung dữ và mang theo cả “đồ nghề đánh ghen” như như axit, kéo, dao lam. Những tên cướp này diễn rất tinh vi, đóng cả vai “chồng” và vai “vợ” rất ngọt. Nhiều người phụ nữ ngoan hiền đã trở thành “miếng mồi” ngon của chúng.
Bình luận trong bài đăng trên Facebook của chị T trong câu chuyện ở phần trên, thành viên Silver Rabit cho biết một vụ việc bị dàn cảnh đánh ghen giả để cướp đồ xảy ra với chị hàng xóm của mình.
“Mình cũng biết một vụ việc tương tự nhưng bọn này manh động hơn nhiều. Đấy là một chị gần nhà, hôm ấy đèo con trai đi chơi. Đến gần ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc (Hà Nội) thì có hai thanh niên đi xe tới chặn đầu xe lại. Chị ấy chưa kịp nói gì thì một tên lao đến đấm vào mặt làm chị không kêu lên được. Hắn vừa chửi chị, nói chị “đi với trai”, vừa lấy tay giật dây chuyền trên cổ chị. Bé trai hoảng loạn không hiểu sao mẹ bị đánh và mắng chửi. Người đi đường đứng xem rất đông nhưng tưởng bị đánh ghen thật nên cũng không dám can (chuyện riêng gia đình mà). Sau khi cướp được dây chuyền, hai tên đó lên xe bỏ đi. Một lúc sau, chị mới bình tĩnh lại mà hô lên là bị cướp. Mình nghĩ cướp bây giờ thật sự rất trắng trợn và có nhiều kiểu trá hình”, Silver Rabit kể lại.
Tương tự chiêu trò dàn cảnh đánh ghen giả, nhiều tên cướp cũng sử dụng cách thức giả vờ hò hét, chửi mắng như người thân, người quen của nạn nhân để ra tay cướp tài sản ngay trước mặt nhiều người qua đường.
Chị Mai, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, khi đi làm về qua khu vực đường Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã bị ba thanh niên ép xe và chặn đầu. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, chị Mai bất ngờ bị chúng xông vào mắng chửi với lời lẽ thô tục như thể chị là người quen và có mâu thuẫn trước đó. Nhiều người đi đường thấy cảnh cãi cọ nhưng tưởng đây là chuyện của những người quen với nhau nên không can thiệp. Đám thanh niên giằng lấy chiếc xe máy Air Blade của Mai khiến chị ngã vật ra đất. Lúc này, một số người qua đường mới dừng lại can thiệp. Ba tên cướp bỏ đi và để lại những lời đe dọa. Chị Mai được đưa đi cấp cứu.
Không chỉ nhằm vào phụ nữ đi xe máy, một độc giả phản ánh, chị bị cướp ngay khi ngồi trong ôtô. Chị kể, khi dừng đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc (Hà Nội), một người đàn ông đi đến mở cửa trước của xe chị (không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như thể người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên.
“Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn. Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp”, chị kể.
Ngoài các thủ đoạn trên, ở Hà Nội mới xuất hiện chiêu cướp còn táo tợn hơn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8h sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau, giả vờ như người quen, gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại, rồi cướp tài sản.
Qua những câu chuyện ở trên, có thể thấy những tên cướp đã sử dụng thủ đoạn vờ là người quen biết, đang giải quyết chuyện riêng với nạn nhân để ngang nhiên ăn cướp. Trong các vụ việc đã xảy ra, mặc dù diễn ra giữa đường, thậm chí có rất nhiều người dân vây quanh, nhưng bọn cướp vẫn có thể ra tay cưỡng đoạt tài sản rồi ung dung tẩu thoát. Nguyên nhân là nhiều người dân hiếu kì đến xem nhưng do bọn cướp diễn quá giỏi khiến mọi người đều lầm tưởng là chuyện riêng gia đình nên không ai can thiệp. Chỉ đến khi bọn cướp rời đi, nạn nhân lên tiếng kêu cứu, mọi người mới vỡ lẽ thì đã muộn.
Cách đối phó với những “quái chiêu” mới của bọn cướp
Một điều tra viên cho biết, tình trạng cướp giật tại Hà Nội đã giảm so với trước, các lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều nghi can. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn nạn nổi cộm vì bọn cướp sử dụng các thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các tuyến phố đông người.
Cảnh sát khuyến cáo, các vụ cướp giật chủ yếu nhằm vào phụ nữ nên chị em hạn chế chạy xe vào những quãng đường vắng, hay đi vào lúc quá khuya hoặc sáng sớm. Nếu đeo vàng, hay trang sức cũng tránh để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham.
Để hạn chế nạn cướp bóc trên đường phố, cần sự chung sức của cả cộng đồng (Ảnh minh hoạ)
Đối với các trường hợp gặp cướp tương tự như các trường hợp kể trên, người bị hại cần bình tĩnh, không tỏ ra yếu đuối, sợ sệt hay khóc lóc để tránh rơi vào bẫy của bọn cướp vì lúc đó người đi đường sẽ tưởng bạn chính là “người có lỗi” nên không trợ giúp. Người bị nạn cần nhanh chóng tri hô thật to để người xung quanh biết mình đang bị cướp để họ giúp đỡ, can thiệp hoặc báo công an. Bọn cướp thấy nạn nhân kêu cứu chắc chắn sẽ nhanh chóng tìm cách rời khỏi hiện trường.
Vai trò của mọi người xung quanh trong việc đối phó với các thủ đoạn cướp kiểu mới này rất quan trọng. Thường thì, nhiều người Việt có tâm lý hiếu kỳ, tò mò, hay tụ tập khi có vụ việc nào đó xảy ra ngoài đường, nhưng chỉ đứng xem mà không có can thiệp gì. Bọn cướp đã lợi dụng điều này để thực hiện những vụ cướp táo tợn ngay trước mặt nhiều người. Vì thế, khi gặp những trường hợp lộn xộn trên đường, mọi người nên tỏ thái độ hoặc báo công an nơi gần nhất đến giải quyết để tránh trường hợp kẻ cướp ung dung tẩu thoát sau khi gây án.
Trong trường hợp chưa kịp nhận trợ giúp đã bị cướp mất tài sản, người bị hại cần cố gắng nhớ đặc điểm nhận dạng và biển số xe của hung thủ để cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng truy bắt.
Trước tính chất manh động của nhóm côn đồ, nhiều nạn nhân tâm sự không trình báo cảnh sát vì chẳng hy vọng bắt được thủ phạm nhưng vẫn muốn chia sẻ để mọi người cảnh giác khi đi đường, có người còn lập hẳn topic tại một số diễn đàn trên mạng. Đây cũng là một cách hay để nhiều người cùng biết, từ đó có sự đề phòng và có các phương án đối phó nếu rơi vào những tình huống tương tự.
“Con mồi” mới của bọn kẻ cướp
Thời gian vừa qua, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, hàng loạt vụ cướp táo tợn xảy ra ngay trên đường phố, giữa ban ngày ở chốn đông người. Trong những vụ việc trên, các đối tượng trộm cướp thường sử dụng thủ đoạn cố ý gây tai nạn với nạn nhân, sau đó xông vào đánh chửi đòi bồi thường hoặc lợi dụng lúc nhốn nháo để trộm tài sản. Nạn nhân của những vụ dàn cảnh gây tai nạn để cướp thường là những phụ nữ đi một mình. Sau khi người dân, đặc biệt là phụ nữ, cảnh giác hơn với thủ đoạn cướp kiểu này, bọn cướp chuyển sang dùng thủ đoạn mới tàn nhẫn hơn.
Ngay trong đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ này, một phụ nữ tên N.T ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang cá nhân Facebook câu chuyện mình bị dàn cảnh để cướp đồ ngay giữa phố. Theo lời kể của người phụ nữ này, câu chuyện diễn ra như sau: Khoảng 2h chiều, chị T đi xe máy đưa mẹ và con gái nhỏ đi chơi. Khi đi đến đoạn ngã 5 Xã Đàn – Khâm Thiên – La Thành, chị T chạy xe rất chậm, chỉ khoảng 20km/h, thì bị một đôi nam nữ đi xe máy ngược chiều cố tình đâm vào xe mình, gây tai nạn. Theo miêu tả của chị T, hai người này trông rất bặm trợn, xăm trổ đầy mình. Họ chạy tới rút chìa khóa xe máy chị T, rồi liên tục chửi bới, đe dọa, đòi bồi thường tiền (mặc dù họ chính là những người vi phạm luật giao thông). Một số người qua đường định dừng lại giúp mẹ con chị T thì bị đôi nam nữ chửi bới, dọa nạt phải đi tiếp. Không thấy công an, chị T phải nài nỉ xin hai người kia nhưng không được.
“Và cuối cùng có bao nhiêu tiền trong túi tôi lôi hết ra đưa cho chúng để mua sự yên mình cho con gái và mẹ tôi. Con gái tôi ngơ ngác không hiểu nổi tại sao họ sai mà lại chửi mẹ? Bé rất hoảng sợ và thương mẹ”, chị T kể lại.
|
Một vụ cố ý gây va chạm giao thông để cướp. (Ảnh minh hoạ)
Chị T cho biết, vì quá hoảng sợ và lo lắng cho sự an toàn của mẹ và con gái mình nên không kịp nhìn biển số xe hai tên cướp, cũng như không báo công an vụ việc trên. Chị chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội để nhiều người biết và cảnh giác.
Ngay khi chị T đăng vụ việc mình vừa bị cướp lên Facebook, nhiều người đã vào động viên, hỏi thăm mẹ con chị. Hàng trăm thành viên đã chia sẻ câu chuyện của chị T và cùng bàn luận về các trường hợp bị cướp tương tự để nhiều người cùng biết và đề phòng khi đi trên đường.
Theo đó, nhiều người nhận định, ngoài đối tượng là phụ nữ, những kẻ trộm cướp đã nhắm tới “con mồi” mới là những người đang có con nhỏ hoặc người già đi cùng trên đường. Lợi dụng hoàn cảnh này cùng tâm lý lo lắng cho người thân của các nạn nhân, những tên cướp đã cố ý gây tai nạn, va chạm giao thông rồi đe dọa để cướp tiền, tài sản. Vì sợ người già hay trẻ nhỏ đi cùng gặp nguy hiểm, các nạn nhân buộc phải giao tài sản cho chúng. Mặt khác, vì bận lo cho người thân đi cùng, các nạn nhân sẽ không có cơ hội, thời gian và tâm trí để kêu cứu, chạy thoát hay nghĩ cách đối phó với bọn cướp. Nhờ vậy, chúng có thể yên tâm cướp rồi tẩu thoát an toàn.
“Tôi đau vì con tôi và mẹ tôi đau, tôi đau vì thái độ thờ ở của người đi đường, tôi đau vì những con người không biết thương trẻ em và người già, nỡ lòng dàn cảnh tấn công để ăn cướp”, chị T chia sẻ trên Facebook.
Dàn cảnh đánh ghen, giả vờ quen biết để cướp
Thời gian gần đây, một thủ đoạn mới được nhiều tên cướp sử dụng là dựng cảnh đánh ghen giả để cưỡng đoạt tài sản của người dân đi trên đường. Nạn nhân của những tên cướp này là phụ nữ. Chúng thường đi thành nhóm có cả nam và nữ, với bộ dạng rất hung dữ và mang theo cả “đồ nghề đánh ghen” như như axit, kéo, dao lam. Những tên cướp này diễn rất tinh vi, đóng cả vai “chồng” và vai “vợ” rất ngọt. Nhiều người phụ nữ ngoan hiền đã trở thành “miếng mồi” ngon của chúng.
Bình luận trong bài đăng trên Facebook của chị T trong câu chuyện ở phần trên, thành viên Silver Rabit cho biết một vụ việc bị dàn cảnh đánh ghen giả để cướp đồ xảy ra với chị hàng xóm của mình.
“Mình cũng biết một vụ việc tương tự nhưng bọn này manh động hơn nhiều. Đấy là một chị gần nhà, hôm ấy đèo con trai đi chơi. Đến gần ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc (Hà Nội) thì có hai thanh niên đi xe tới chặn đầu xe lại. Chị ấy chưa kịp nói gì thì một tên lao đến đấm vào mặt làm chị không kêu lên được. Hắn vừa chửi chị, nói chị “đi với trai”, vừa lấy tay giật dây chuyền trên cổ chị. Bé trai hoảng loạn không hiểu sao mẹ bị đánh và mắng chửi. Người đi đường đứng xem rất đông nhưng tưởng bị đánh ghen thật nên cũng không dám can (chuyện riêng gia đình mà). Sau khi cướp được dây chuyền, hai tên đó lên xe bỏ đi. Một lúc sau, chị mới bình tĩnh lại mà hô lên là bị cướp. Mình nghĩ cướp bây giờ thật sự rất trắng trợn và có nhiều kiểu trá hình”, Silver Rabit kể lại.
Tương tự chiêu trò dàn cảnh đánh ghen giả, nhiều tên cướp cũng sử dụng cách thức giả vờ hò hét, chửi mắng như người thân, người quen của nạn nhân để ra tay cướp tài sản ngay trước mặt nhiều người qua đường.
Chị Mai, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, khi đi làm về qua khu vực đường Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã bị ba thanh niên ép xe và chặn đầu. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, chị Mai bất ngờ bị chúng xông vào mắng chửi với lời lẽ thô tục như thể chị là người quen và có mâu thuẫn trước đó. Nhiều người đi đường thấy cảnh cãi cọ nhưng tưởng đây là chuyện của những người quen với nhau nên không can thiệp. Đám thanh niên giằng lấy chiếc xe máy Air Blade của Mai khiến chị ngã vật ra đất. Lúc này, một số người qua đường mới dừng lại can thiệp. Ba tên cướp bỏ đi và để lại những lời đe dọa. Chị Mai được đưa đi cấp cứu.
Không chỉ nhằm vào phụ nữ đi xe máy, một độc giả phản ánh, chị bị cướp ngay khi ngồi trong ôtô. Chị kể, khi dừng đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc (Hà Nội), một người đàn ông đi đến mở cửa trước của xe chị (không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như thể người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên.
“Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn. Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp”, chị kể.
Ngoài các thủ đoạn trên, ở Hà Nội mới xuất hiện chiêu cướp còn táo tợn hơn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8h sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau, giả vờ như người quen, gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại, rồi cướp tài sản.
Qua những câu chuyện ở trên, có thể thấy những tên cướp đã sử dụng thủ đoạn vờ là người quen biết, đang giải quyết chuyện riêng với nạn nhân để ngang nhiên ăn cướp. Trong các vụ việc đã xảy ra, mặc dù diễn ra giữa đường, thậm chí có rất nhiều người dân vây quanh, nhưng bọn cướp vẫn có thể ra tay cưỡng đoạt tài sản rồi ung dung tẩu thoát. Nguyên nhân là nhiều người dân hiếu kì đến xem nhưng do bọn cướp diễn quá giỏi khiến mọi người đều lầm tưởng là chuyện riêng gia đình nên không ai can thiệp. Chỉ đến khi bọn cướp rời đi, nạn nhân lên tiếng kêu cứu, mọi người mới vỡ lẽ thì đã muộn.
Cách đối phó với những “quái chiêu” mới của bọn cướp
Một điều tra viên cho biết, tình trạng cướp giật tại Hà Nội đã giảm so với trước, các lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều nghi can. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn nạn nổi cộm vì bọn cướp sử dụng các thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các tuyến phố đông người.
Cảnh sát khuyến cáo, các vụ cướp giật chủ yếu nhằm vào phụ nữ nên chị em hạn chế chạy xe vào những quãng đường vắng, hay đi vào lúc quá khuya hoặc sáng sớm. Nếu đeo vàng, hay trang sức cũng tránh để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham.
Để hạn chế nạn cướp bóc trên đường phố, cần sự chung sức của cả cộng đồng (Ảnh minh hoạ)
Đối với các trường hợp gặp cướp tương tự như các trường hợp kể trên, người bị hại cần bình tĩnh, không tỏ ra yếu đuối, sợ sệt hay khóc lóc để tránh rơi vào bẫy của bọn cướp vì lúc đó người đi đường sẽ tưởng bạn chính là “người có lỗi” nên không trợ giúp. Người bị nạn cần nhanh chóng tri hô thật to để người xung quanh biết mình đang bị cướp để họ giúp đỡ, can thiệp hoặc báo công an. Bọn cướp thấy nạn nhân kêu cứu chắc chắn sẽ nhanh chóng tìm cách rời khỏi hiện trường.
Vai trò của mọi người xung quanh trong việc đối phó với các thủ đoạn cướp kiểu mới này rất quan trọng. Thường thì, nhiều người Việt có tâm lý hiếu kỳ, tò mò, hay tụ tập khi có vụ việc nào đó xảy ra ngoài đường, nhưng chỉ đứng xem mà không có can thiệp gì. Bọn cướp đã lợi dụng điều này để thực hiện những vụ cướp táo tợn ngay trước mặt nhiều người. Vì thế, khi gặp những trường hợp lộn xộn trên đường, mọi người nên tỏ thái độ hoặc báo công an nơi gần nhất đến giải quyết để tránh trường hợp kẻ cướp ung dung tẩu thoát sau khi gây án.
Trong trường hợp chưa kịp nhận trợ giúp đã bị cướp mất tài sản, người bị hại cần cố gắng nhớ đặc điểm nhận dạng và biển số xe của hung thủ để cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng truy bắt.
Trước tính chất manh động của nhóm côn đồ, nhiều nạn nhân tâm sự không trình báo cảnh sát vì chẳng hy vọng bắt được thủ phạm nhưng vẫn muốn chia sẻ để mọi người cảnh giác khi đi đường, có người còn lập hẳn topic tại một số diễn đàn trên mạng. Đây cũng là một cách hay để nhiều người cùng biết, từ đó có sự đề phòng và có các phương án đối phó nếu rơi vào những tình huống tương tự.