T
T$
Guest
Trần Công Hưng Gửi tới BBC từ Hà Nội
Việt Nam đã lọt vào vòng chung kết U23 châu Á bằng việc là một trong năm đội nhì bảng có thành tích tốt nhất. Đó là một kết quả nên vui hay nên buồn?
“Vui chứ, thắng thì cứ vui cái đã”, sẽ có nhiều câu trả lời như thế. Nhưng cũng chưa chắc đâu, thắng bằng những cách không thuyết phục chỉ có tác dụng ru ngủ, làm che dấu đi những khuyết điểm, nó giống như một loại thuốc phiện có thể giúp giảm đau, làm người ta quên bệnh tật chứ không bao giờ có thể chữa khỏi căn bệnh đang mang trong người sẽ bùng phát bất cứ lúc nào.
Chỉ có “Thuốc đắng” thì mới “Giã tật”, chỉ có thất bại mới làm người ta thấy được mình cần phải thay đổi những gì để thực sự tiến bộ.
Việt Nam đã có những chiến thắng như thế nào?
Trận mở màn chúng ta đã thắng Malaysia 2-1. Đội chủ nhà không có thành phần mạnh nhất đã chứng tỏ họ thực sự là một đội bóng rất kém. Chúng ta thắng vì tuy chúng ta dở, họ còn dở hơn.
Trận đấu có 3 bàn thì 2 bàn vô cùng nghiệp dư.
Bàn đầu tiên là pha đá phạt 34 mét của Malaysia. Nếu không có sự non nớt của thủ môn Hoài Anh thì sẽ không có bàn thua, vì với cự ly xa như thế, tốc độ của cú sút chưa xứng đáng một bàn thắng.
Trận thắng đậm Macau giúp U23 Việt Nam đi tiếp. Bàn nữa là pha ấn định tỷ số 2-1 của Công Phượng. Chúng ta có quả đá phạt ở vòng tròn giữa sân. Cự ly này có thể đá tới khung thành nên thủ môn không được phép dâng cao, vì thế để duy trì cự ly phù hợp với thủ môn thì hàng phòng ngự bắt buộc phải đứng sát vòng cấm.
Nhưng thay vì thế, cả đội hình Malaysia dâng cao quá nửa sân nhà, tạo ra một khoảng không gian mênh mông để Công Phượng thoải mái băng từ sau lên, chờ bóng nảy một nhịp rồi mới dứt điểm. Tôi chưa từng chứng kiến bàn thắng nào như vậy, cự ly đội hình như thế thì bẫy việt vị là vô ích.
Còn lại, chỉ có bàn gỡ hòa 1-1 của Huy Toàn là được, nhưng nó cũng chưa đáng được khen ngợi như thế. Một pha bóng nếu ai xem tập trung thì đều đoán Công Phượng sẽ giật gót cho Huy Toàn. Hàng phòng ngự Malaysia vốn đứng rất đông lúc đó chỉ biết nhìn theo bóng chứ hoàn toàn không có sự phán đoán. Dù sao lỗi không tập trung này cũng la lỗi “chấp nhận được” so với những lỗi trên.
Về lối đá thì có lẽ ai xem cũng thấy rồi, phong cách ấy làm người ta nhớ lại vì sao đội tuyển Việt Nam thời gian trước đây không mấy ai quan tâm cả. Điều này thì không bất ngờ, đó là hình ảnh của U23 từ những ngày đầu trong đợt tập trung lần này.
Trận thắng cuối cùng của Việt Nam trước Macau: đối thủ gồm phần lớn là những học sinh sinh viên chơi bóng nghiệp dư, đến đỡ quả bóng còn không xong thì thắng 7-0 là còn ít, đặc biệt đội bóng này đá đến trận thứ 3 trong 6 ngày đã không còn thể lực tốt như cầu thủ chuyên nghiệp nữa.
Phong cách đa dạng?
Có người nói rằng U23 Việt Nam có lối chơi đa dạng: khi cần tấn công chúng ta đã thắng được 2 trận, khi cần thủ chúng ta thủ khá trước Nhật Bản (chỉ thua 0-2).
Nhưng thế trận phòng ngự với 5 hậu vệ, lại giữ đội hình thấp đến mức thủ môn đối phương cầm bóng lên mà Việt Nam vẫn không lên quá nửa sân để tranh bóng, hậu vệ đá quyết liệt hết mức, lại được lợi thế sân trơn thì đương nhiên gây khó khăn với bất cứ đối thủ nào rồi.
Cái đáng nói ở đây: một khi đã xác định sẽ thua và chỉ hạn chế số bàn thua thấp nhất thì sẽ rất dễ đá, huấn luyện viên nào cũng làm được cả, vì đá mà gần như không cần tấn công thì chắc chắn là thua rồi.
Tương lai sắp tới
U23 Việt Nam thắng U23 Indonesia 1-0 gần đây. Việt Nam đã đi tiếp, nhưng để làm gì?
Vào vòng chung kết gồm toàn những đội ngang cơ với Nhật - đối thủ mà chúng ta đã xác định thua từ đầu, thì chúng ta sẽ đá như thế nào? Nếu vẫn giữ phong cách như vậy, việc tham gia giải đấu chỉ phí thời gian.
Giải đấu vừa sức mà chúng ta xác định mục tiêu vô địch, đó là SEA Games 2015, nếu cứ giữ đội hình và lối đá này tôi không tin Việt Nam có thể thắng được Thái Lan (đội chúng ta mới thua 1-3) và thậm chí là Malaysia (đội mà chúng ta thắng vất vả 2-1 trước đội hình không phải mạnh nhất của họ).
Tôi cũng không nghi ngờ rằng với mô hình “Hoàng Anh Gia Lai + phần còn lại”.
Việt Nam sẽ không bị lép vế như thế. Người ta cứ mải nhìn vào thành tích của đội bóng này ở V-League mà quên mất là HAGL chỉ dùng cầu thủ trẻ đấu lại các cầu thủ trưởng thành + ngoại binh chất lượng của đội khác, chứ nếu gom tất cả cầu thủ trẻ của cả nước lại cũng chẳng đấu được HAGL. Cứ nhìn trận thắng của U19 HAGL trước U21 Việt Nam thì rõ.
HAGL có thành tích không tốt, nên trong đội U23 họ không được làm nòng cốt. Ngược lại, nếu U23 có thành tích không tốt, rất có thể sẽ quay trở lại với “HAGL + phần còn lại”. Điều này nhiều khả năng sẽ phá sản vì đội vừa lọt vào vòng chung kết U23 châu Á.
Chúng ta hãy nhìn lại, HAGL có thể chưa phải cái gì ghê gớm lắm, nhưng ngoài họ ra, đã câu lạc bộ nào ở Việt Nam đào tạo được một đội trẻ tốt như vậy? HAGL đã mất rất nhiều năm để có thể có được những con người tài năng với một lối chơi nhuần nhuyễn như thế, nếu bỏ ngang, bóng đá Việt Nam sẽ còn lại gì?
Câu trả lời cũng dễ thôi, cứ hình dung rằng bỏ hết các cầu thù HAGL ra, hoặc tạm coi là HAGL chưa từng tồn tại, sẽ mấy ai tin tưởng các tài năng trẻ còn lại? Có tài năng gấp 10 lần HLV Miura cũng chẳng thể làm gì với những con người ấy trong tay.
HLV đội tuyển quốc gia không phải là người tạo nên cuộc cách mạng gì đó, họ chỉ là người kế thừa sản phẩm của nền bóng đá nước đó mà thôi. Bóng đá Việt Nam ngoài HAGL có ai thay đổi gì không? Không, hoặc ít nhất là chưa có gì cả, nên chẳng có gì để hy vọng.
Loại các cầu thủ HAGL là loại những gì tốt nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại, nó sẽ là bước lùi trở lại nguyên trạng đội tuyển các cấp độ của Việt Nam vài năm trước đây. Người ta đã chán rồi lối đá không có phong cách, thắng lập bập một hai trận nhạt nhẽo rồi cũng không để làm gì.
Các bạn có thể chỉ trích tôi, nhưng tôi không tin rằng với đội hình hiện tại Việt Nam có thể làm được điều gì đặc biệt tại SEA Games sẽ diễn ra tại Singapore cuối năm nay.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang đứng trước một tình huống khó xử, chọn con đường nào đây? Không có giải pháp nào là hoàn hảo, nếu cần hãy dũng cảm hy sinh chứ đừng vì kết quả trước mắt!
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Theo BBC Vietnamese
- 1 tháng 4 2015
“Vui chứ, thắng thì cứ vui cái đã”, sẽ có nhiều câu trả lời như thế. Nhưng cũng chưa chắc đâu, thắng bằng những cách không thuyết phục chỉ có tác dụng ru ngủ, làm che dấu đi những khuyết điểm, nó giống như một loại thuốc phiện có thể giúp giảm đau, làm người ta quên bệnh tật chứ không bao giờ có thể chữa khỏi căn bệnh đang mang trong người sẽ bùng phát bất cứ lúc nào.
Chỉ có “Thuốc đắng” thì mới “Giã tật”, chỉ có thất bại mới làm người ta thấy được mình cần phải thay đổi những gì để thực sự tiến bộ.
Việt Nam đã có những chiến thắng như thế nào?
Trận mở màn chúng ta đã thắng Malaysia 2-1. Đội chủ nhà không có thành phần mạnh nhất đã chứng tỏ họ thực sự là một đội bóng rất kém. Chúng ta thắng vì tuy chúng ta dở, họ còn dở hơn.
Trận đấu có 3 bàn thì 2 bàn vô cùng nghiệp dư.
Bàn đầu tiên là pha đá phạt 34 mét của Malaysia. Nếu không có sự non nớt của thủ môn Hoài Anh thì sẽ không có bàn thua, vì với cự ly xa như thế, tốc độ của cú sút chưa xứng đáng một bàn thắng.
Nhưng thay vì thế, cả đội hình Malaysia dâng cao quá nửa sân nhà, tạo ra một khoảng không gian mênh mông để Công Phượng thoải mái băng từ sau lên, chờ bóng nảy một nhịp rồi mới dứt điểm. Tôi chưa từng chứng kiến bàn thắng nào như vậy, cự ly đội hình như thế thì bẫy việt vị là vô ích.
Đối thủ [U23 Macau] gồm phần lớn là những học sinh sinh viên chơi bóng nghiệp dư, đến đỡ quả bóng còn không xong thì thắng 7-0 là còn ít
Còn lại, chỉ có bàn gỡ hòa 1-1 của Huy Toàn là được, nhưng nó cũng chưa đáng được khen ngợi như thế. Một pha bóng nếu ai xem tập trung thì đều đoán Công Phượng sẽ giật gót cho Huy Toàn. Hàng phòng ngự Malaysia vốn đứng rất đông lúc đó chỉ biết nhìn theo bóng chứ hoàn toàn không có sự phán đoán. Dù sao lỗi không tập trung này cũng la lỗi “chấp nhận được” so với những lỗi trên.
Về lối đá thì có lẽ ai xem cũng thấy rồi, phong cách ấy làm người ta nhớ lại vì sao đội tuyển Việt Nam thời gian trước đây không mấy ai quan tâm cả. Điều này thì không bất ngờ, đó là hình ảnh của U23 từ những ngày đầu trong đợt tập trung lần này.
Trận thắng cuối cùng của Việt Nam trước Macau: đối thủ gồm phần lớn là những học sinh sinh viên chơi bóng nghiệp dư, đến đỡ quả bóng còn không xong thì thắng 7-0 là còn ít, đặc biệt đội bóng này đá đến trận thứ 3 trong 6 ngày đã không còn thể lực tốt như cầu thủ chuyên nghiệp nữa.
Phong cách đa dạng?
Có người nói rằng U23 Việt Nam có lối chơi đa dạng: khi cần tấn công chúng ta đã thắng được 2 trận, khi cần thủ chúng ta thủ khá trước Nhật Bản (chỉ thua 0-2).
Nhưng thế trận phòng ngự với 5 hậu vệ, lại giữ đội hình thấp đến mức thủ môn đối phương cầm bóng lên mà Việt Nam vẫn không lên quá nửa sân để tranh bóng, hậu vệ đá quyết liệt hết mức, lại được lợi thế sân trơn thì đương nhiên gây khó khăn với bất cứ đối thủ nào rồi.
Cái đáng nói ở đây: một khi đã xác định sẽ thua và chỉ hạn chế số bàn thua thấp nhất thì sẽ rất dễ đá, huấn luyện viên nào cũng làm được cả, vì đá mà gần như không cần tấn công thì chắc chắn là thua rồi.
Tương lai sắp tới
Vào vòng chung kết gồm toàn những đội ngang cơ với Nhật - đối thủ mà chúng ta đã xác định thua từ đầu, thì chúng ta sẽ đá như thế nào? Nếu vẫn giữ phong cách như vậy, việc tham gia giải đấu chỉ phí thời gian.
Giải đấu vừa sức mà chúng ta xác định mục tiêu vô địch, đó là SEA Games 2015, nếu cứ giữ đội hình và lối đá này tôi không tin Việt Nam có thể thắng được Thái Lan (đội chúng ta mới thua 1-3) và thậm chí là Malaysia (đội mà chúng ta thắng vất vả 2-1 trước đội hình không phải mạnh nhất của họ).
Tôi cũng không nghi ngờ rằng với mô hình “Hoàng Anh Gia Lai + phần còn lại”.
Tôi không tin rằng với đội hình hiện tại Việt Nam dễ có thể làm được điều gì đặc biệt tại SEA Games sẽ diễn ra tại Singapore cuối năm nay
Việt Nam sẽ không bị lép vế như thế. Người ta cứ mải nhìn vào thành tích của đội bóng này ở V-League mà quên mất là HAGL chỉ dùng cầu thủ trẻ đấu lại các cầu thủ trưởng thành + ngoại binh chất lượng của đội khác, chứ nếu gom tất cả cầu thủ trẻ của cả nước lại cũng chẳng đấu được HAGL. Cứ nhìn trận thắng của U19 HAGL trước U21 Việt Nam thì rõ.
HAGL có thành tích không tốt, nên trong đội U23 họ không được làm nòng cốt. Ngược lại, nếu U23 có thành tích không tốt, rất có thể sẽ quay trở lại với “HAGL + phần còn lại”. Điều này nhiều khả năng sẽ phá sản vì đội vừa lọt vào vòng chung kết U23 châu Á.
Chúng ta hãy nhìn lại, HAGL có thể chưa phải cái gì ghê gớm lắm, nhưng ngoài họ ra, đã câu lạc bộ nào ở Việt Nam đào tạo được một đội trẻ tốt như vậy? HAGL đã mất rất nhiều năm để có thể có được những con người tài năng với một lối chơi nhuần nhuyễn như thế, nếu bỏ ngang, bóng đá Việt Nam sẽ còn lại gì?
Câu trả lời cũng dễ thôi, cứ hình dung rằng bỏ hết các cầu thù HAGL ra, hoặc tạm coi là HAGL chưa từng tồn tại, sẽ mấy ai tin tưởng các tài năng trẻ còn lại? Có tài năng gấp 10 lần HLV Miura cũng chẳng thể làm gì với những con người ấy trong tay.
HLV đội tuyển quốc gia không phải là người tạo nên cuộc cách mạng gì đó, họ chỉ là người kế thừa sản phẩm của nền bóng đá nước đó mà thôi. Bóng đá Việt Nam ngoài HAGL có ai thay đổi gì không? Không, hoặc ít nhất là chưa có gì cả, nên chẳng có gì để hy vọng.
Loại các cầu thủ HAGL là loại những gì tốt nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại, nó sẽ là bước lùi trở lại nguyên trạng đội tuyển các cấp độ của Việt Nam vài năm trước đây. Người ta đã chán rồi lối đá không có phong cách, thắng lập bập một hai trận nhạt nhẽo rồi cũng không để làm gì.
Các bạn có thể chỉ trích tôi, nhưng tôi không tin rằng với đội hình hiện tại Việt Nam có thể làm được điều gì đặc biệt tại SEA Games sẽ diễn ra tại Singapore cuối năm nay.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang đứng trước một tình huống khó xử, chọn con đường nào đây? Không có giải pháp nào là hoàn hảo, nếu cần hãy dũng cảm hy sinh chứ đừng vì kết quả trước mắt!
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Theo BBC Vietnamese