Sau những Câu chuyện đồ chơi, Đi tìm Nemo, Ratatouille, Wall-E..., năm nay xưởng hoạt hình Pixar - Disney “thết đãi” khán giả bằng phim hoạt hình 3D đầu tiên: Up (tựa tiếng Việt: Vút bay). Ngay khi mới ra mắt, Up đã đứng đầu bảng về doanh thu tại nhiều nơi trên thế giới, cả phòng vé Mỹ lẫn châu Á. Đây còn là bộ phim hoạt hình đầu tiên có vinh dự chiếu mở màn LHP Cannes danh giá nhất hành tinh. Thành tích “hoành tráng”như vậy, liệu bộ phim này có điều gì đặc biệt?
Xây dựng trên nhiều “điểm yếu” của phim hoạt hình
Trái với dự đoán cho một tác phẩm thành công đến vậy, Up không phải một sản phẩm lý tưởng cho ngành marketing.
Tới Megastar trong một buổi chiếu Up hay lạc vào những diễn đàn điện ảnh trong ngoài nước, có thể thấy bộ phim gặp 2 dòng ý kiến. Một bên khen hết lời, bên kia tỏ ý không thích xem. Sự phân chia này là bởi Up đi ngược lại những chiêu hấp dẫn công chúng của phim hoạt hình cổ điển.
Sản phẩm của Walt - Disney nói chung thường tập trung vào mục đích làm phim cho thiếu nhi, bởi vậy những Nàng Lọ Lem, Bạch Tuyết, Vua Sư tử v.v... không thể thiếu các yếu tố: màu sắc sinh động, âm nhạc, câu chuyện tươi sáng, nhân vật chính gần gũi và dễ liên tưởng tới thế giới trẻ em: động vật, các nàng công chúa, hay nhân vật thuộc lứa tuổi thiếu nhi.
Up lại theo xu hướng phim hoạt hình hiện đại, khi những năm gần đây hoạt hình ngày càng không chỉ hấp dẫn riêng đối tượng thiếu nhi. Nhạc trong phim ít hơn, trí tuệ hơn, nhạc không còn dùng lời bài hát để minh họa quá mức cụ thể cho tâm trạng nhân vật nữa. Về nhân vật, Up là một phim hoạt hình dài hiếm hoi đưa một ông lão lên làm nhân vật chính. Mà phim về một ông lão, chẳng cứ gì khán giả nhỏ tuổi, giới thanh niên cũng sẽ tự nhủ “thế thì có gì hay”! Hai đối tượng này là khán giả chính của thể loại hoạt hình.
Up bắt đầu cũng khá đặc biệt, nhanh chóng cuốn chúng ta vào cuộc gặp gỡ giữa cậu nhóc Carl và cô bé Ellie, cùng chung say mê phiêu du, gợi mở cho khán giả mong đợi những chuyến phiêu lưu đầy màu sắc với hai nhân vật này là tâm điểm. Nhưng không, Carl và Ellie mau chóng lớn lên, già đi, cuộc đời bình lặng, rồi Ellie mất. Giấc mơ thám hiểm Nam Mỹ thuở nhỏ chưa bao giờ tắt trong họ, nhưng chuyện cơm áo gạo tiền khiến ống tiết kiệm nhà họ chẳng khi nào đầy. Nỗi buồn cả một đời người trôi nhanh trước mắt khán giả chỉ trong 12 phút đầu phim, đủ để thấy cuộc đời quá ngắn đối với hai con người ấp ủ ước mơ nhưng gặp nhiều bất hạnh. Thật hiếm bộ phim nào, nhất là trong thể loại hoạt hình, lại bắt đầu bằng một câu chuyện buồn như vậy. Phần mở đầu này gần với cuộc đời thực hơn là thế giới màu nhiệm thường thấy trong phim Walt – Disney.
Một điểm gợn khác, phim dễ tạo ra cảm giác vô lý, phi logic trong tình tiết ngôi nhà bay giữa thành phố chật chội bằng hàng tỉ trái bóng bay, được ông lão bơm trong vòng một đêm... Nhưng mặt khác, chính sự kỳ diệu này lại mang bộ phim về với đúng thương hiệu tôn vinh những ước mơ của Disney. Cũng chính vì ít thực tế, thể loại hoạt hình là lựa chọn phù hợp nhất dành cho Up.
Nhiều hơn một câu chuyện
Trong điện ảnh và hoạt hình, phim chứa đựng nhiều lớp truyện không còn là điều lạ. Bản thân Pixar cũng là một trong những xưởng hoạt hình chú trọng tới câu chuyện ngầm ẩn đằng sau cuộc phiêu lưu- “khung xương chính” trong tác phẩm. Nhưng ở Up có đặc biệt hơn đôi chút.
Thông thường, khán giả sẽ được dẫn dắt theo bề mặt một câu chuyện hoàn chỉnh, từng bước nhân vật giải quyết khó khăn là từng bước khán giả nhận ra cuộc đấu tranh thật sự, câu chuyện thật sự ngầm phía dưới. Còn Up nhanh chóng bày ra trước mắt ta một câu chuyện cuốn trôi nhanh- chuyện tình yêu của hai vợ chồng Carl và Ellie, kết thúc nó khi người vợ ra đi để bắt đầu một chương mới, hoàn toàn là câu chuyện giữa ông lão Carl và cậu bé Russell. Câu chuyện ở phần đầu tưởng như kết thúc, nhưng khán giả sẽ bất ngờ khi đến cuối phim, nó lại được viết tiếp khéo léo.
Chẳng thế mà nếu tìm hiểu nội dung phim trên các trang web điện ảnh, bạn sẽ bắt gặp hai cách kể dường như là nói về hai tác phẩm khác hẳn nhau. Một kể về tình yêu và hoài bão của cặp vợ chồng. Một lại tóm tắt chuyến phiêu lưu giữa một ông già và một cậu bé. Ông lão đơn độc bị đuổi khỏi căn nhà ông cùng vợ sống suốt mấy chục năm. Ngày di dời vào trại dưỡng lão, ông tạo nên kỳ tích khi buộc hàng vạn nghìn trái bóng bay để nâng căn nhà bay lên trời cùng mình, nhưng vô tình đem theo cả một chú nhóc hướng đạo sinh vào cuộc phiêu lưu không chờ đợi...
Cốt truyện phiêu lưu và kết cục của nó thực ra tương đối dễ đoán. Nhiều người cũng đoán được ngay căn nhà của Carl sẽ bay đến cạnh thác nước huyền bí từ khi Ellie lần đầu chỉ cho Carl bức vẽ của cô. Nhưng câu chuyện thực sự của bộ phim không chỉ dừng ở đó.
Cuộc phiêu lưu tình cờ tới Nam Mỹ của Carl và cậu nhóc Russell thực ra không chỉ nghẹt thở ở những pha đuổi bắt và giải cứu. Chính trong cuộc phiêu lưu này, cả hai phải tự đặt mình vào tình huống: mộng tưởng đối lập với thực tại. Ông lão Carl phải não nề thốt lên rằng: “Thật trớ trêu khi gặp được thần tượng thuở nhỏ rồi lại bị chính ông ta săn tìm”. Cậu bé Russell cũng thở than bằng vẻ rất hồn nhiên, rằng hóa ra thiên nhiên hoang dã không dễ chinh phục như những điều sách vở và cha cậu kể: “Cháu không thích thiên nhiên hoang dã. (...) Có lẽ vì nó... hoang dã!” Bộ phim đặt ra vấn đề mà hầu hết chúng ta đều phải trải qua: thực tại thường không như ta mơ mộng. Trước tình huống ấy, điều còn lại cho ta chọn lựa là: Chinh phục thực tại, hay là lẩn trốn nó? Câu hỏi đó đặt ra cho cả nhân vật lẫn mỗi người xem phim.
Nhưng cao trào thực sự của bộ phim còn nằm ở điểm khác. Bộ phim đẩy nhân vật Carl vào tình huống: Carl gặp được nhà thám hiểm Muntz thần tượng của vợ chồng ông tại vùng đất lạc, nhưng cùng lúc đó bị Muntz hiểu lầm là muốn tranh giành con chim quý ông ta đã bỏ công săn bắt hàng chục năm qua. Biết con chim là bạn của cậu bé Russell, Muntz cùng bầy chó săn truy lùng và lợi dụng nhóm Carl – Russell cho mục đích của mình. Mâu thuẫn đẩy cao khi Muntz tấn công căn nhà Carl coi như báu vật, để bảo vệ ngôi nhà chất đầy kỷ niệm về vợ, Carl phải để mặc chú chim- bạn của Russell sa lưới. Đến đây, sự giận dỗi của cậu bé Russell khiến Carl phải suy nghĩ lại.
Đứng trước lựa chọn: bảo vệ và đưa căn nhà kỷ niệm trở về hay là đi cứu chú chim quý, Carl cùng lúc phải đối diện với cuộc đấu tranh trong tâm hồn mình. Ông nên chọn tiếp tục lưu giữ quá khứ mà mình luyến tiếc và trân trọng, hay là cuộc sống thực tại phía trước? Đây là lúc bộ phim khéo léo đưa câu chuyện Carl – Ellie vào kể tiếp. Đầu phim, nhờ cuốn sổ Ellie để dành ghi lại những cuộc phiêu lưu hai người chưa bao giờ thực hiện được mà Carl quyết tâm đưa cả căn nhà bay lên. Đến đây, cũng nhờ những trang cuối của cuốn sổ ông chưa bao giờ đọc, Carl hiểu ra cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất lại là những kỷ niệm nhỏ bé đời thường vợ ông đã được ông mang lại. Ellie là nhạc điệu xuyên suốt của tâm hồn Carl, đến đây, bà lại tham gia vào câu chuyện như thể lời giải giúp Carl thức tỉnh. Bởi vậy, Up còn là bộ phim về sự từ bỏ sức nặng của quá khứ để hướng về niềm hi vọng mới.
Tạo hình nhân vật
Tạo hình là bước rất quan trọng với công tác làm phim hoạt hình. Phong cách tạo hình của Up thiên về sự châm biếm, ngộ nghĩnh. Nhân vật “người” được nặn không đúng tỉ lệ người thật. Khuếch trương các bộ phận đặc trưng, gây buồn cười như trong tranh biếm họa. Carl có cái đầu to hơn cơ thể. Ngay cả mũi, lông mày của ông cũng được phóng đại, hai má xệ xuống tô đậm nét tính cách hay càu nhàu, bẳn tính. Cậu bé Russell thì toàn thân như một khối bầu dục liền mà đầu là phần chóp, chỉ có bọng mỡ dưới cằm, không có cổ.
Từ Đời con bọ (The bug’s life), Gia đình siêu nhân (The Incredibles), Pixar đã có xu hướng tạo hình nhân vật theo ước lệ hình học, nghĩa là nếu dùng óc khái quát, có thể quy hình dáng nhân vật về một khối vuông, tròn, dài, dẹp... được. Up quay lại tạo hình theo xu hướng đó. Có thể thấy ông Carl có gương mặt hình chữ nhật, cậu bé Russell được vẽ từ hình tròn, còn tay chủ thầu toan chiếm nhà ông Carl lại gần với hình tam giác sắc nhọn, lạnh lùng.
Ngược lại, nhân vật “động vật”, vốn là tuyến bạn đồng hành truyền thống trong phim Disney, lại được chăm chút cho càng giống thật càng tốt. Bằng kỹ xảo 3D, đàn chó trong phim không chỉ mô phỏng chính xác các giống chó trên thế giới, mà còn linh hoạt, sống động với bộ lông óng mượt, bắt sáng tối như trên phim nhựa. Loài chim thần bí cũng tạo ra cảm giác vừa không giống trọn vẹn bất kỳ loài chim nào ta từng thấy, lại vừa thân quen, dễ mến và mang màu sắc nhiệt đới đặc trưng Nam Mỹ.
Điện ảnh bằng hoạt hình
Bộ phim không đơn thuần là câu chuyện cảm động, hấp dẫn và ý nghĩa, nó còn được tạo dựng kỳ công trên cơ sở vận dụng thành tựu của kỹ thuật điện ảnh. Dễ thấy nhất là cách làm đối ngược thời gian thực với thời gian trong phim. Cả cuộc đời dài chỉ trôi qua trong 10 phút đầu phim, trên tổng thời lượng 1h36’, để lại phần lớn thời gian trong phim cho việc kể câu chuyện của tuổi già ngắn ngủi. Cách sắp xếp như vậy khiến khán giả như cùng sống trong tâm trạng của Carl, khi quãng thời gian tươi đẹp bên vợ ông trôi qua mau, còn lại tuổi già đơn độc, không người thân, không hoài bão dường như còn rất dài.
Câu chuyện ở đầu phim như một phim ngắn riêng biệt, kể rất hữu hiệu bằng hình ảnh. Từ sau cuộc gặp gỡ khi còn là hai đứa trẻ, cả cuộc đời hai vợ chồng được kể lại không cần lời nói. Năm tháng trôi qua được diễn tả hết sức cô đọng qua hình ảnh những chiếc cà vạt đủ màu Ellie thắt cho chồng ngày này qua ngày khác, rồi thay thế bằng chiếc nơ thường thấy ở người đứng tuổi. Ống tiền tiết kiệm vơi rồi đầy, rồi lại phải đập ra vì những biến cố đổ nhà, tai nạn gãy chân... Sự hoán đổi vị trí khi thời trẻ, những cuộc dạo chơi, Ellie leo trước lên đồi đợi Carl, lúc về già, Ellie mang bệnh, Carl đến đỉnh đồi trước đợi Ellie. Sự chọn lựa hình ảnh ở đây rất đắt. Phải có sức sáng tạo đáng nể đội ngũ làm phim mới tìm ra ngần ấy cách nói về sự biến đổi thời gian, gọn gàng và biểu cảm.
Tạo hình bối cảnh cũng vô cùng kỳ công. Trên thực tế, đoàn làm phim đã phải đẩy mình vào một cuộc thám hiểm thực sự tới vùng núi sâu Nam Mỹ, chiêm ngưỡng thác Angel Fall ở Venezuela để làm mẫu cho thác nước thần bí trên phim. Sự tỉ mẩn đó được bù đắp. Khung cảnh núi đá và rừng sâu như một yếu tố song song đọng lại trong tâm trí người xem khi bộ phim kết thúc. Những cuộc rượt đuổi bên vách đá, lợi dụng thác nước làm điểm cắt đuôi đàn chó săn. Khung cảnh tươi đẹp đầy màu xanh của trời, của cây cỏ, nét rực rỡ của hoa lá và đất đá mở ra không gian thoáng đạt, giải tỏa hẳn bầu không khí ngột ngạt, ở những cảnh trước đó, của thành thị và căn nhà u tối mà Carl sống sau khi vợ mất. Khung cảnh cũng có sự đổi tông lần nữa khi các nhân vật của chúng ta tiến vào căn cứ của Muntz, u tối xám xịt, gợi tới điềm không hay và cũng gợi nhắc lại đoạn phim tư liệu đen trắng nói về ông ta lúc đầu phim.
Ngoài ra, nếu thưởng thức bộ phim này trong một phòng chiếu tiêu chuẩn, bạn sẽ mãn nhãn với đủ những hiệu ứng như thật. Đó là nhờ phim dùng kỹ thuật quay phim 3D tạo hiệu ứng chiều sâu rất sống động, đặc biệt với các cảnh rừng rậm. Có thể thấy độ đậm mờ, to nhỏ từ gần đến xa, vừa gợi lên nét bao la sâu thẳm của núi đá và rừng rậm, vừa tạo cảm giác cận – viễn thực tế như mắt ta vẫn quen xem trên phim người thật. Trái lại, bối cảnh căn nhà sau khi Ellie mất lại được làm mờ nét, mang hơi hướng phác họa chì và ít thật hơn, đúng với tâm trạng buồn bã nhạt nhào của Carl bấy giờ. Đặc biệt trong các cảnh hành động mạo hiểm, bố cục hình trổ hết tài năng mà một quay phim điện ảnh hành động thực thụ có thể vận dụng, đáng kể là các đoạn cận cảnh mang điểm nhìn nhân vật, để đá tảng dội vào màn hình, hay lia vòng máy theo nhân vật đang bám dưới sợi dây, văng người lơ lửng trên không.
Ngay cả với kỹ thuật dựng, bộ phim cũng tận dụng nhiều đoạn giấu hình ảnh để tạo hiệu ứng hài hước bất ngờ. Như cảnh Ellie và Carl đi lấy trái bóng bay trong căn nhà mục nát, cắt từ gương mặt Ellie hứng khởi còn Carl sợ run, dựng sang toàn cảnh căn gác mục chỉ còn đúng một tấm ván để bước qua lấy quả bóng.
Sau cùng, Up quả thực là một phim hội tụ đủ sự hài hước, máu phiêu lưu và cả nỗi trầm tư xúc động mà một tác phẩm điện ảnh thực thụ mới đạt tới. Có lẽ thành công độc đáo của tác phẩm này chính vì vẫn giữ được đầy màu sắc tươi sáng bất chấp chất liệu tưởng như già nua, ưu phiền. Đúng như đạo diễn của phim, Pete Docter từng nói về một bộ phim hay: "Đó phải là một phim mà khi bước ra khỏi rạp, bạn vẫn nghĩ về nó, ngày mai bạn vẫn nghĩ về nó và mấy năm sau nữa.”
Xây dựng trên nhiều “điểm yếu” của phim hoạt hình
Trái với dự đoán cho một tác phẩm thành công đến vậy, Up không phải một sản phẩm lý tưởng cho ngành marketing.
Tới Megastar trong một buổi chiếu Up hay lạc vào những diễn đàn điện ảnh trong ngoài nước, có thể thấy bộ phim gặp 2 dòng ý kiến. Một bên khen hết lời, bên kia tỏ ý không thích xem. Sự phân chia này là bởi Up đi ngược lại những chiêu hấp dẫn công chúng của phim hoạt hình cổ điển.
Sản phẩm của Walt - Disney nói chung thường tập trung vào mục đích làm phim cho thiếu nhi, bởi vậy những Nàng Lọ Lem, Bạch Tuyết, Vua Sư tử v.v... không thể thiếu các yếu tố: màu sắc sinh động, âm nhạc, câu chuyện tươi sáng, nhân vật chính gần gũi và dễ liên tưởng tới thế giới trẻ em: động vật, các nàng công chúa, hay nhân vật thuộc lứa tuổi thiếu nhi.
Up lại theo xu hướng phim hoạt hình hiện đại, khi những năm gần đây hoạt hình ngày càng không chỉ hấp dẫn riêng đối tượng thiếu nhi. Nhạc trong phim ít hơn, trí tuệ hơn, nhạc không còn dùng lời bài hát để minh họa quá mức cụ thể cho tâm trạng nhân vật nữa. Về nhân vật, Up là một phim hoạt hình dài hiếm hoi đưa một ông lão lên làm nhân vật chính. Mà phim về một ông lão, chẳng cứ gì khán giả nhỏ tuổi, giới thanh niên cũng sẽ tự nhủ “thế thì có gì hay”! Hai đối tượng này là khán giả chính của thể loại hoạt hình.
Up bắt đầu cũng khá đặc biệt, nhanh chóng cuốn chúng ta vào cuộc gặp gỡ giữa cậu nhóc Carl và cô bé Ellie, cùng chung say mê phiêu du, gợi mở cho khán giả mong đợi những chuyến phiêu lưu đầy màu sắc với hai nhân vật này là tâm điểm. Nhưng không, Carl và Ellie mau chóng lớn lên, già đi, cuộc đời bình lặng, rồi Ellie mất. Giấc mơ thám hiểm Nam Mỹ thuở nhỏ chưa bao giờ tắt trong họ, nhưng chuyện cơm áo gạo tiền khiến ống tiết kiệm nhà họ chẳng khi nào đầy. Nỗi buồn cả một đời người trôi nhanh trước mắt khán giả chỉ trong 12 phút đầu phim, đủ để thấy cuộc đời quá ngắn đối với hai con người ấp ủ ước mơ nhưng gặp nhiều bất hạnh. Thật hiếm bộ phim nào, nhất là trong thể loại hoạt hình, lại bắt đầu bằng một câu chuyện buồn như vậy. Phần mở đầu này gần với cuộc đời thực hơn là thế giới màu nhiệm thường thấy trong phim Walt – Disney.
Một điểm gợn khác, phim dễ tạo ra cảm giác vô lý, phi logic trong tình tiết ngôi nhà bay giữa thành phố chật chội bằng hàng tỉ trái bóng bay, được ông lão bơm trong vòng một đêm... Nhưng mặt khác, chính sự kỳ diệu này lại mang bộ phim về với đúng thương hiệu tôn vinh những ước mơ của Disney. Cũng chính vì ít thực tế, thể loại hoạt hình là lựa chọn phù hợp nhất dành cho Up.
Nhiều hơn một câu chuyện
Trong điện ảnh và hoạt hình, phim chứa đựng nhiều lớp truyện không còn là điều lạ. Bản thân Pixar cũng là một trong những xưởng hoạt hình chú trọng tới câu chuyện ngầm ẩn đằng sau cuộc phiêu lưu- “khung xương chính” trong tác phẩm. Nhưng ở Up có đặc biệt hơn đôi chút.
Thông thường, khán giả sẽ được dẫn dắt theo bề mặt một câu chuyện hoàn chỉnh, từng bước nhân vật giải quyết khó khăn là từng bước khán giả nhận ra cuộc đấu tranh thật sự, câu chuyện thật sự ngầm phía dưới. Còn Up nhanh chóng bày ra trước mắt ta một câu chuyện cuốn trôi nhanh- chuyện tình yêu của hai vợ chồng Carl và Ellie, kết thúc nó khi người vợ ra đi để bắt đầu một chương mới, hoàn toàn là câu chuyện giữa ông lão Carl và cậu bé Russell. Câu chuyện ở phần đầu tưởng như kết thúc, nhưng khán giả sẽ bất ngờ khi đến cuối phim, nó lại được viết tiếp khéo léo.
Chẳng thế mà nếu tìm hiểu nội dung phim trên các trang web điện ảnh, bạn sẽ bắt gặp hai cách kể dường như là nói về hai tác phẩm khác hẳn nhau. Một kể về tình yêu và hoài bão của cặp vợ chồng. Một lại tóm tắt chuyến phiêu lưu giữa một ông già và một cậu bé. Ông lão đơn độc bị đuổi khỏi căn nhà ông cùng vợ sống suốt mấy chục năm. Ngày di dời vào trại dưỡng lão, ông tạo nên kỳ tích khi buộc hàng vạn nghìn trái bóng bay để nâng căn nhà bay lên trời cùng mình, nhưng vô tình đem theo cả một chú nhóc hướng đạo sinh vào cuộc phiêu lưu không chờ đợi...
Cốt truyện phiêu lưu và kết cục của nó thực ra tương đối dễ đoán. Nhiều người cũng đoán được ngay căn nhà của Carl sẽ bay đến cạnh thác nước huyền bí từ khi Ellie lần đầu chỉ cho Carl bức vẽ của cô. Nhưng câu chuyện thực sự của bộ phim không chỉ dừng ở đó.
Cuộc phiêu lưu tình cờ tới Nam Mỹ của Carl và cậu nhóc Russell thực ra không chỉ nghẹt thở ở những pha đuổi bắt và giải cứu. Chính trong cuộc phiêu lưu này, cả hai phải tự đặt mình vào tình huống: mộng tưởng đối lập với thực tại. Ông lão Carl phải não nề thốt lên rằng: “Thật trớ trêu khi gặp được thần tượng thuở nhỏ rồi lại bị chính ông ta săn tìm”. Cậu bé Russell cũng thở than bằng vẻ rất hồn nhiên, rằng hóa ra thiên nhiên hoang dã không dễ chinh phục như những điều sách vở và cha cậu kể: “Cháu không thích thiên nhiên hoang dã. (...) Có lẽ vì nó... hoang dã!” Bộ phim đặt ra vấn đề mà hầu hết chúng ta đều phải trải qua: thực tại thường không như ta mơ mộng. Trước tình huống ấy, điều còn lại cho ta chọn lựa là: Chinh phục thực tại, hay là lẩn trốn nó? Câu hỏi đó đặt ra cho cả nhân vật lẫn mỗi người xem phim.
Nhưng cao trào thực sự của bộ phim còn nằm ở điểm khác. Bộ phim đẩy nhân vật Carl vào tình huống: Carl gặp được nhà thám hiểm Muntz thần tượng của vợ chồng ông tại vùng đất lạc, nhưng cùng lúc đó bị Muntz hiểu lầm là muốn tranh giành con chim quý ông ta đã bỏ công săn bắt hàng chục năm qua. Biết con chim là bạn của cậu bé Russell, Muntz cùng bầy chó săn truy lùng và lợi dụng nhóm Carl – Russell cho mục đích của mình. Mâu thuẫn đẩy cao khi Muntz tấn công căn nhà Carl coi như báu vật, để bảo vệ ngôi nhà chất đầy kỷ niệm về vợ, Carl phải để mặc chú chim- bạn của Russell sa lưới. Đến đây, sự giận dỗi của cậu bé Russell khiến Carl phải suy nghĩ lại.
Đứng trước lựa chọn: bảo vệ và đưa căn nhà kỷ niệm trở về hay là đi cứu chú chim quý, Carl cùng lúc phải đối diện với cuộc đấu tranh trong tâm hồn mình. Ông nên chọn tiếp tục lưu giữ quá khứ mà mình luyến tiếc và trân trọng, hay là cuộc sống thực tại phía trước? Đây là lúc bộ phim khéo léo đưa câu chuyện Carl – Ellie vào kể tiếp. Đầu phim, nhờ cuốn sổ Ellie để dành ghi lại những cuộc phiêu lưu hai người chưa bao giờ thực hiện được mà Carl quyết tâm đưa cả căn nhà bay lên. Đến đây, cũng nhờ những trang cuối của cuốn sổ ông chưa bao giờ đọc, Carl hiểu ra cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất lại là những kỷ niệm nhỏ bé đời thường vợ ông đã được ông mang lại. Ellie là nhạc điệu xuyên suốt của tâm hồn Carl, đến đây, bà lại tham gia vào câu chuyện như thể lời giải giúp Carl thức tỉnh. Bởi vậy, Up còn là bộ phim về sự từ bỏ sức nặng của quá khứ để hướng về niềm hi vọng mới.
Tạo hình nhân vật
Tạo hình là bước rất quan trọng với công tác làm phim hoạt hình. Phong cách tạo hình của Up thiên về sự châm biếm, ngộ nghĩnh. Nhân vật “người” được nặn không đúng tỉ lệ người thật. Khuếch trương các bộ phận đặc trưng, gây buồn cười như trong tranh biếm họa. Carl có cái đầu to hơn cơ thể. Ngay cả mũi, lông mày của ông cũng được phóng đại, hai má xệ xuống tô đậm nét tính cách hay càu nhàu, bẳn tính. Cậu bé Russell thì toàn thân như một khối bầu dục liền mà đầu là phần chóp, chỉ có bọng mỡ dưới cằm, không có cổ.
Từ Đời con bọ (The bug’s life), Gia đình siêu nhân (The Incredibles), Pixar đã có xu hướng tạo hình nhân vật theo ước lệ hình học, nghĩa là nếu dùng óc khái quát, có thể quy hình dáng nhân vật về một khối vuông, tròn, dài, dẹp... được. Up quay lại tạo hình theo xu hướng đó. Có thể thấy ông Carl có gương mặt hình chữ nhật, cậu bé Russell được vẽ từ hình tròn, còn tay chủ thầu toan chiếm nhà ông Carl lại gần với hình tam giác sắc nhọn, lạnh lùng.
Ngược lại, nhân vật “động vật”, vốn là tuyến bạn đồng hành truyền thống trong phim Disney, lại được chăm chút cho càng giống thật càng tốt. Bằng kỹ xảo 3D, đàn chó trong phim không chỉ mô phỏng chính xác các giống chó trên thế giới, mà còn linh hoạt, sống động với bộ lông óng mượt, bắt sáng tối như trên phim nhựa. Loài chim thần bí cũng tạo ra cảm giác vừa không giống trọn vẹn bất kỳ loài chim nào ta từng thấy, lại vừa thân quen, dễ mến và mang màu sắc nhiệt đới đặc trưng Nam Mỹ.
Điện ảnh bằng hoạt hình
Bộ phim không đơn thuần là câu chuyện cảm động, hấp dẫn và ý nghĩa, nó còn được tạo dựng kỳ công trên cơ sở vận dụng thành tựu của kỹ thuật điện ảnh. Dễ thấy nhất là cách làm đối ngược thời gian thực với thời gian trong phim. Cả cuộc đời dài chỉ trôi qua trong 10 phút đầu phim, trên tổng thời lượng 1h36’, để lại phần lớn thời gian trong phim cho việc kể câu chuyện của tuổi già ngắn ngủi. Cách sắp xếp như vậy khiến khán giả như cùng sống trong tâm trạng của Carl, khi quãng thời gian tươi đẹp bên vợ ông trôi qua mau, còn lại tuổi già đơn độc, không người thân, không hoài bão dường như còn rất dài.
Câu chuyện ở đầu phim như một phim ngắn riêng biệt, kể rất hữu hiệu bằng hình ảnh. Từ sau cuộc gặp gỡ khi còn là hai đứa trẻ, cả cuộc đời hai vợ chồng được kể lại không cần lời nói. Năm tháng trôi qua được diễn tả hết sức cô đọng qua hình ảnh những chiếc cà vạt đủ màu Ellie thắt cho chồng ngày này qua ngày khác, rồi thay thế bằng chiếc nơ thường thấy ở người đứng tuổi. Ống tiền tiết kiệm vơi rồi đầy, rồi lại phải đập ra vì những biến cố đổ nhà, tai nạn gãy chân... Sự hoán đổi vị trí khi thời trẻ, những cuộc dạo chơi, Ellie leo trước lên đồi đợi Carl, lúc về già, Ellie mang bệnh, Carl đến đỉnh đồi trước đợi Ellie. Sự chọn lựa hình ảnh ở đây rất đắt. Phải có sức sáng tạo đáng nể đội ngũ làm phim mới tìm ra ngần ấy cách nói về sự biến đổi thời gian, gọn gàng và biểu cảm.
Tạo hình bối cảnh cũng vô cùng kỳ công. Trên thực tế, đoàn làm phim đã phải đẩy mình vào một cuộc thám hiểm thực sự tới vùng núi sâu Nam Mỹ, chiêm ngưỡng thác Angel Fall ở Venezuela để làm mẫu cho thác nước thần bí trên phim. Sự tỉ mẩn đó được bù đắp. Khung cảnh núi đá và rừng sâu như một yếu tố song song đọng lại trong tâm trí người xem khi bộ phim kết thúc. Những cuộc rượt đuổi bên vách đá, lợi dụng thác nước làm điểm cắt đuôi đàn chó săn. Khung cảnh tươi đẹp đầy màu xanh của trời, của cây cỏ, nét rực rỡ của hoa lá và đất đá mở ra không gian thoáng đạt, giải tỏa hẳn bầu không khí ngột ngạt, ở những cảnh trước đó, của thành thị và căn nhà u tối mà Carl sống sau khi vợ mất. Khung cảnh cũng có sự đổi tông lần nữa khi các nhân vật của chúng ta tiến vào căn cứ của Muntz, u tối xám xịt, gợi tới điềm không hay và cũng gợi nhắc lại đoạn phim tư liệu đen trắng nói về ông ta lúc đầu phim.
Ngoài ra, nếu thưởng thức bộ phim này trong một phòng chiếu tiêu chuẩn, bạn sẽ mãn nhãn với đủ những hiệu ứng như thật. Đó là nhờ phim dùng kỹ thuật quay phim 3D tạo hiệu ứng chiều sâu rất sống động, đặc biệt với các cảnh rừng rậm. Có thể thấy độ đậm mờ, to nhỏ từ gần đến xa, vừa gợi lên nét bao la sâu thẳm của núi đá và rừng rậm, vừa tạo cảm giác cận – viễn thực tế như mắt ta vẫn quen xem trên phim người thật. Trái lại, bối cảnh căn nhà sau khi Ellie mất lại được làm mờ nét, mang hơi hướng phác họa chì và ít thật hơn, đúng với tâm trạng buồn bã nhạt nhào của Carl bấy giờ. Đặc biệt trong các cảnh hành động mạo hiểm, bố cục hình trổ hết tài năng mà một quay phim điện ảnh hành động thực thụ có thể vận dụng, đáng kể là các đoạn cận cảnh mang điểm nhìn nhân vật, để đá tảng dội vào màn hình, hay lia vòng máy theo nhân vật đang bám dưới sợi dây, văng người lơ lửng trên không.
Ngay cả với kỹ thuật dựng, bộ phim cũng tận dụng nhiều đoạn giấu hình ảnh để tạo hiệu ứng hài hước bất ngờ. Như cảnh Ellie và Carl đi lấy trái bóng bay trong căn nhà mục nát, cắt từ gương mặt Ellie hứng khởi còn Carl sợ run, dựng sang toàn cảnh căn gác mục chỉ còn đúng một tấm ván để bước qua lấy quả bóng.
Sau cùng, Up quả thực là một phim hội tụ đủ sự hài hước, máu phiêu lưu và cả nỗi trầm tư xúc động mà một tác phẩm điện ảnh thực thụ mới đạt tới. Có lẽ thành công độc đáo của tác phẩm này chính vì vẫn giữ được đầy màu sắc tươi sáng bất chấp chất liệu tưởng như già nua, ưu phiền. Đúng như đạo diễn của phim, Pete Docter từng nói về một bộ phim hay: "Đó phải là một phim mà khi bước ra khỏi rạp, bạn vẫn nghĩ về nó, ngày mai bạn vẫn nghĩ về nó và mấy năm sau nữa.”
Mỹ Linh