Mua kiếm dễ như... mua rau
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc buôn bán dao kiếm bắt đầu xuất hiện ở khu du lịch Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) từ cách đây 3 năm. Khi đó, người dân công khai bày bán các mặt hàng dao, kiếm và cung nỏ... ở hầu hết các cửa hàng trong khu du lịch.
Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2012 đầu năm 2013, việc buôn bán dao kiếm chuyển sang hoạt động ngầm do sự truy quét của các lực lượng chức năng. Trong vai khách du lịch, nhóm phóng viên đã đến khu du lịch Suối cá thần để tìm hiểu thông tin.
Chúng tôi vào một quán chuyên bán các mặt hàng lưu niệm, nước giải khát nằm ngay trong khu du lịch. Chủ cửa hàng này có tên là Hương Thiện. Thấy chúng tôi, một người phụ nữ trạc tuổi ngoài 30, dáng mảnh khảnh nhìn chúng tôi vẻ dò xét: "Các anh mua gì?" - "Em muốn mua mấy cái kiếm thép" - chúng tôi trả lời. Người phụ nữ tên Hương xua tay: "Không có đâu, các anh đi chỗ khác mà mua". Anh bạn đồng nghiệp nhanh nhảu: "Gớm, bà chị cứ đùa, bọn em biết chị bán mới tới mua chứ không thì hỏi làm gì? Mấy hàng trên kia người ta bán đầy ra, không thì em lên đó lấy". Nghe nói vậy, người phụ nữ không chút đắn đo, nói thẳng tưng: "Các anh lấy nhiều không? Loại cán sừng trâu hay cán gỗ? Mà giá dạo này hơi đắt, em bán loại cán sừng trâu dài 1,2m là bốn trăm một cái, loại cán gỗ ba trăm rưỡi".
Nói xong, người phụ nữ bảo chúng tôi đứng đợi rồi chạy vào nhà lấy ra một thanh trường kiếm dài 1,2m sáng choang. Cán làm bằng sừng trâu, vỏ kiếm làm bằng gỗ mít. Hương cho biết: "Kiếm này bán với giá như thế là rẻ lắm rồi, không mặc cả được nữa đâu. Sang năm nay, nhiều người tham gia bán kiếm nên giá mới rẻ thế, chứ cách đây ba năm thì bán kiếm lời lắm, một "con" thế này không bao giờ có chuyện dưới 500.000đ, như anh chồng tớ còn bán được 700.000 - 800.000đ một "con", vớ được khách sộp thì giá còn cao hơn".
Rời cửa hàng Hương Thiện, chúng tôi đến một cửa hàng khác kế bên. Chủ cửa hàng dẫn chúng tôi đến một căn phòng rộng khoảng 10m2, bên trong có khoảng 30 thanh kiếm, mỗi thanh dài khoảng 50cm đựng trong một cái hộp cát-tông. Chủ quán này cho biết, nói thách là ba trăm rưỡi, đúng giá là 3 trăm, nếu không mua thì thôi. Hàng này bán cho nhiều người chứ không chỉ riêng chúng tôi đến mua.
Chúng tôi tiếp tục tìm thêm nhiều cửa hàng nằm sau chốt bảo vệ của suối cá. Thấy chúng tôi hỏi mua kiếm, ngay lập tức có khoảng 3 - 4 thanh niên đầu tóc vàng hoe, mặt mũi bặm trợn đến hất hàm về phía chúng tôi hỏi: "Mua thật thì lấy, không mua thì đừng hỏi". Chúng tôi điềm tĩnh: "Em mua độ chục cái nên mới thăm giá trước, các anh không bán thì thôi". Một thanh niên dịu giọng: "Thôi được rồi, đi theo tao".
Nói rồi người thanh niên này dẫn chúng tôi ra phía sau một ngôi nhà sàn mặc cả: "Kiếm dài 650 nghìn, kiếm ngắn 4 trăm. Nếu mà ưng thì tao giảm giá cho". Chúng tôi ra ý mặc cả: "Em thấy mấy quán bên bán có 5 trăm nghìn kiếm dài, 3 trăm kiếm ngắn, anh bán thì em mua". Sau vài giây suy nghĩ, người thanh niên đồng ý bán với giá đã thoả thuận và giao hẹn ngày hôm sau đem tiền đến thì sẽ có "hàng" ngay.
Phân phối "hàng nóng" đi khắp nơi
Theo thông tin mà chúng tôi có được, "đại bản doanh" dao kiếm Cẩm Lương là nơi phân phối kiếm đi khắp nơi trong cả nước theo hai con đường chính: Bán cho khách du lịch và gửi qua xe khách.
Theo lời bà chủ quán Hương Thiện thì khi bán kiếm, cửa hàng phải bọc giấy báo lại để cho khách du lịch đút vào cốp ô tô, nếu kiếm ngắn thì có thể cho vào ba lô, tránh bị công an phát hiện khi kiểm tra giấy tờ xe.
Bà chủ quan này cũng cho biết thêm rằng, nếu khách đặt hàng nhiều thì quán cũng sẽ bọc bao tải hoặc giấy báo lại rồi đem gửi xe khách ra TP Thanh Hóa hoặc Hà Nội, ở trong miền Nam thì có thể gửi theo xe khách đường dài. Chính nhà xe khi chở cũng không phát hiện ra mình đang chở mặt hàng gì.
Lần tìm nơi sản xuất
Theo thông tin thu thập được ở Cẩm Lương, chúng tôi tìm đến những lò rèn chuyên sản xuất dao kiếm để cung cấp cho các cửa hàng ở Suối cá thần.
Đó là lò rèn Dung Truyền ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy. Khi đến đây, chúng tôi thấy trong nhà bày la liệt các loại dao và nông cụ sản xuất nhưng không thấy bất kỳ một thanh kiếm nào. Nghe chúng tôi hỏi mua kiếm, bà chủ nhà tỏ ra nghi ngờ rồi chạy ra đóng cửa phòng - nơi trưng bày dao, cuốc, xẻng... và từ chối tiếp khách. Tuy nhiên, theo khẳng định của chủ quán tên Hương Thiện thì chính quán này đã nhập kiếm của nhà Dung Truyền về bán cho khách và kiếm lời 20.000 - 50.000đ/chiếc.
Rời thị trấn Cẩm Thủy, chúng tôi ngược cung đường khoảng 30km đến thị trấn Điền Lư, huyện Bá Thước. Tại đây, có 4 lò rèn đang hoạt động. Tuy nhiên, theo một số hộ dân xung quanh thì những lò rèn này chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng từ khách, nếu không họ sẽ "án binh bất động".
Được sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến lò rèn của một người tên Bình ở thị trấn Điền Lư. Ông Bình mắt gườm gườm nhìn chúng tôi. Theo ông Bình, việc rèn kiếm đang tạm dừng vì hàng vẫn còn. Theo quan sát của chúng tôi, tại nhà ông Bình có 4 người đang nung thép để luyện dao và nông cụ sản xuất. Trên ban thờ nhà ông Bình treo hai thanh trường kiếm dài khoảng 1,2m, vỏ làm bằng gỗ mít vàng óng, còn trong lò rèn có vài thanh kiếm đang hoen gỉ...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc buôn bán dao kiếm bắt đầu xuất hiện ở khu du lịch Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) từ cách đây 3 năm. Khi đó, người dân công khai bày bán các mặt hàng dao, kiếm và cung nỏ... ở hầu hết các cửa hàng trong khu du lịch.
Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2012 đầu năm 2013, việc buôn bán dao kiếm chuyển sang hoạt động ngầm do sự truy quét của các lực lượng chức năng. Trong vai khách du lịch, nhóm phóng viên đã đến khu du lịch Suối cá thần để tìm hiểu thông tin.
Chúng tôi vào một quán chuyên bán các mặt hàng lưu niệm, nước giải khát nằm ngay trong khu du lịch. Chủ cửa hàng này có tên là Hương Thiện. Thấy chúng tôi, một người phụ nữ trạc tuổi ngoài 30, dáng mảnh khảnh nhìn chúng tôi vẻ dò xét: "Các anh mua gì?" - "Em muốn mua mấy cái kiếm thép" - chúng tôi trả lời. Người phụ nữ tên Hương xua tay: "Không có đâu, các anh đi chỗ khác mà mua". Anh bạn đồng nghiệp nhanh nhảu: "Gớm, bà chị cứ đùa, bọn em biết chị bán mới tới mua chứ không thì hỏi làm gì? Mấy hàng trên kia người ta bán đầy ra, không thì em lên đó lấy". Nghe nói vậy, người phụ nữ không chút đắn đo, nói thẳng tưng: "Các anh lấy nhiều không? Loại cán sừng trâu hay cán gỗ? Mà giá dạo này hơi đắt, em bán loại cán sừng trâu dài 1,2m là bốn trăm một cái, loại cán gỗ ba trăm rưỡi".
|
Chân dung chủ quán Hương Thiện chuyên bán dao kiếm ở xã Cẩm Lương. |
Nói xong, người phụ nữ bảo chúng tôi đứng đợi rồi chạy vào nhà lấy ra một thanh trường kiếm dài 1,2m sáng choang. Cán làm bằng sừng trâu, vỏ kiếm làm bằng gỗ mít. Hương cho biết: "Kiếm này bán với giá như thế là rẻ lắm rồi, không mặc cả được nữa đâu. Sang năm nay, nhiều người tham gia bán kiếm nên giá mới rẻ thế, chứ cách đây ba năm thì bán kiếm lời lắm, một "con" thế này không bao giờ có chuyện dưới 500.000đ, như anh chồng tớ còn bán được 700.000 - 800.000đ một "con", vớ được khách sộp thì giá còn cao hơn".
Rời cửa hàng Hương Thiện, chúng tôi đến một cửa hàng khác kế bên. Chủ cửa hàng dẫn chúng tôi đến một căn phòng rộng khoảng 10m2, bên trong có khoảng 30 thanh kiếm, mỗi thanh dài khoảng 50cm đựng trong một cái hộp cát-tông. Chủ quán này cho biết, nói thách là ba trăm rưỡi, đúng giá là 3 trăm, nếu không mua thì thôi. Hàng này bán cho nhiều người chứ không chỉ riêng chúng tôi đến mua.
Chúng tôi tiếp tục tìm thêm nhiều cửa hàng nằm sau chốt bảo vệ của suối cá. Thấy chúng tôi hỏi mua kiếm, ngay lập tức có khoảng 3 - 4 thanh niên đầu tóc vàng hoe, mặt mũi bặm trợn đến hất hàm về phía chúng tôi hỏi: "Mua thật thì lấy, không mua thì đừng hỏi". Chúng tôi điềm tĩnh: "Em mua độ chục cái nên mới thăm giá trước, các anh không bán thì thôi". Một thanh niên dịu giọng: "Thôi được rồi, đi theo tao".
Nói rồi người thanh niên này dẫn chúng tôi ra phía sau một ngôi nhà sàn mặc cả: "Kiếm dài 650 nghìn, kiếm ngắn 4 trăm. Nếu mà ưng thì tao giảm giá cho". Chúng tôi ra ý mặc cả: "Em thấy mấy quán bên bán có 5 trăm nghìn kiếm dài, 3 trăm kiếm ngắn, anh bán thì em mua". Sau vài giây suy nghĩ, người thanh niên đồng ý bán với giá đã thoả thuận và giao hẹn ngày hôm sau đem tiền đến thì sẽ có "hàng" ngay.
Một thanh trường kiếm dài 1,2m có giá 400.000 - 600.000đ. |
Phân phối "hàng nóng" đi khắp nơi
Theo thông tin mà chúng tôi có được, "đại bản doanh" dao kiếm Cẩm Lương là nơi phân phối kiếm đi khắp nơi trong cả nước theo hai con đường chính: Bán cho khách du lịch và gửi qua xe khách.
Theo lời bà chủ quán Hương Thiện thì khi bán kiếm, cửa hàng phải bọc giấy báo lại để cho khách du lịch đút vào cốp ô tô, nếu kiếm ngắn thì có thể cho vào ba lô, tránh bị công an phát hiện khi kiểm tra giấy tờ xe.
Bà chủ quan này cũng cho biết thêm rằng, nếu khách đặt hàng nhiều thì quán cũng sẽ bọc bao tải hoặc giấy báo lại rồi đem gửi xe khách ra TP Thanh Hóa hoặc Hà Nội, ở trong miền Nam thì có thể gửi theo xe khách đường dài. Chính nhà xe khi chở cũng không phát hiện ra mình đang chở mặt hàng gì.
Rất nhiều cửa hàng trong khu du lịch Cẩm Lương bán dao, kiếm. |
Lần tìm nơi sản xuất
Theo thông tin thu thập được ở Cẩm Lương, chúng tôi tìm đến những lò rèn chuyên sản xuất dao kiếm để cung cấp cho các cửa hàng ở Suối cá thần.
Đó là lò rèn Dung Truyền ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy. Khi đến đây, chúng tôi thấy trong nhà bày la liệt các loại dao và nông cụ sản xuất nhưng không thấy bất kỳ một thanh kiếm nào. Nghe chúng tôi hỏi mua kiếm, bà chủ nhà tỏ ra nghi ngờ rồi chạy ra đóng cửa phòng - nơi trưng bày dao, cuốc, xẻng... và từ chối tiếp khách. Tuy nhiên, theo khẳng định của chủ quán tên Hương Thiện thì chính quán này đã nhập kiếm của nhà Dung Truyền về bán cho khách và kiếm lời 20.000 - 50.000đ/chiếc.
Rời thị trấn Cẩm Thủy, chúng tôi ngược cung đường khoảng 30km đến thị trấn Điền Lư, huyện Bá Thước. Tại đây, có 4 lò rèn đang hoạt động. Tuy nhiên, theo một số hộ dân xung quanh thì những lò rèn này chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng từ khách, nếu không họ sẽ "án binh bất động".
Được sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến lò rèn của một người tên Bình ở thị trấn Điền Lư. Ông Bình mắt gườm gườm nhìn chúng tôi. Theo ông Bình, việc rèn kiếm đang tạm dừng vì hàng vẫn còn. Theo quan sát của chúng tôi, tại nhà ông Bình có 4 người đang nung thép để luyện dao và nông cụ sản xuất. Trên ban thờ nhà ông Bình treo hai thanh trường kiếm dài khoảng 1,2m, vỏ làm bằng gỗ mít vàng óng, còn trong lò rèn có vài thanh kiếm đang hoen gỉ...