Trên cái nền sẫm màu khói bụi, những người phụ nữ lầm lũi với hàng xe gạch vào ra. Họ là những người đàn bà chân quê thực thụ, trong thời gian nông nhàn lao mình mưu sinh với công việc cực nhọc: phu gạch.
Đến làng ngói An Bàn (bây giờ là khối An Bàn, thị trấn Sông Vệ, Quảng Ngãi), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước hàng chục lò gạch với những cột khói vần vũ bay lên tựa như một khu công nghiệp lớn đang hoạt động.
Khói vần vũ mù mịt khắp làng
Con đường vào làng quanh co, lồi lõm do hàng nghìn lượt xe chở gạch, chở đất, nguyên liệu đốt lò vào ra liên tục. Mùi khí CO2 phả ra từ các lò gạch đang đốt sinh sỉnh, khét lẹt làm lợm giọng những người lần đầu đến đây.
Dạo quanh một vòng trong làng, khi trở lại, trên khuôn mặt đã bám đầy một mớ bụi xam xám kết hợp với mồ hôi tạo nên một lớp sáp mà nếu để khô có thể dùng tay gỡ bóc được. Người dân trong làng này bao đời nay đã phải sống trong bầu không khí ô nhiễm như thế.
Ghé vào mấy lò gạch đang hoạt động, điều bất ngờ là hầu hết người làm gạch là phụ nữ.
Từ nhào đất cho đến khuân gạch, họ làm rất thuần thục và nhanh nhẹn.
Trọng Huy
(theo dantri)
Đến làng ngói An Bàn (bây giờ là khối An Bàn, thị trấn Sông Vệ, Quảng Ngãi), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước hàng chục lò gạch với những cột khói vần vũ bay lên tựa như một khu công nghiệp lớn đang hoạt động.
Khói vần vũ mù mịt khắp làng
Con đường vào làng quanh co, lồi lõm do hàng nghìn lượt xe chở gạch, chở đất, nguyên liệu đốt lò vào ra liên tục. Mùi khí CO2 phả ra từ các lò gạch đang đốt sinh sỉnh, khét lẹt làm lợm giọng những người lần đầu đến đây.
Những ngôi nhà bịt kín bạt vì khói bụi hai bên đường, những bờ tre trắng sẫm dưới ánh nắng chiều mang một màu chết. Mấy đứa trẻ thơ hồn nhiên vẫn chơi đùa bên hàng đống gạch chất đầy trong các ngã thôn xóm.
Để tránh khói bụi, những nữ phu gạch lúc nào cũng phải trùm khăn kín mặt.
Để tránh khói bụi, những nữ phu gạch lúc nào cũng phải trùm khăn kín mặt.
Dạo quanh một vòng trong làng, khi trở lại, trên khuôn mặt đã bám đầy một mớ bụi xam xám kết hợp với mồ hôi tạo nên một lớp sáp mà nếu để khô có thể dùng tay gỡ bóc được. Người dân trong làng này bao đời nay đã phải sống trong bầu không khí ô nhiễm như thế.
Ghé vào mấy lò gạch đang hoạt động, điều bất ngờ là hầu hết người làm gạch là phụ nữ.
Từ nhào đất cho đến khuân gạch, họ làm rất thuần thục và nhanh nhẹn.
Khí thải CO2 từ than đá nếu hít phải thường xuyên sẽ gây ra hàng loạt căn bệnh như bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở, ung thư phổi…
Rất thành thục và nhanh nhẹn, họ làm việc như quên rằng mình là người chân yếu tay mềm. Từ việc nhào trộn đất, lên khuôn, chuyển gạch ra phơi khô, cho vào lò đốt và cuối cùng là đưa gạch ra lò. Mọi chu trình quay vòng như cuộc đời cực nhọc của họ.
Chưa kịp quẹt giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt, chị Võ Thị Bé, 35 tuổi, ở Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) kể: sau mùa nông vụ, chị đạp xe mấy cây số đến đây để làm phu gạch. Mỗi ngày hơn 8 tiếng để kiếm bốn mươi ngàn đồng cho con có miếng cơm.
Hầu hết nhân lực chính cho công việc này là phụ nữ.
Rất thành thục và nhanh nhẹn, họ làm việc như quên rằng mình là người chân yếu tay mềm. Từ việc nhào trộn đất, lên khuôn, chuyển gạch ra phơi khô, cho vào lò đốt và cuối cùng là đưa gạch ra lò. Mọi chu trình quay vòng như cuộc đời cực nhọc của họ.
Chưa kịp quẹt giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt, chị Võ Thị Bé, 35 tuổi, ở Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) kể: sau mùa nông vụ, chị đạp xe mấy cây số đến đây để làm phu gạch. Mỗi ngày hơn 8 tiếng để kiếm bốn mươi ngàn đồng cho con có miếng cơm.
Hầu hết nhân lực chính cho công việc này là phụ nữ.
Cụ Phạm Thị Như, 75 tuổi, sống tại làng tâm sự :“Ngần tuổi này tôi vẫn phải làm phu gạch để kiếm sống, chồng tôi cũng là phu gạch, làm nghề đóng than. Không có đất ruộng, phải đi làm thuê đóng gạch. Từ lúc con gái đến giờ vẫn mãi kiếp làm thuê. Bây giờ đường làng được rải nhựa còn đỡ, chứ dạo trước về mùa khô thì khói bụi lút làng”.“Đàn ông họ đi làm phu hồ, vào Nam làm thuê, hay đi làm các công việc khác chứ họ không chịu ở lại làng để làm gạch. Như đã thành lệ rồi, làng gạch chỉ có mỗi phụ nữ làm thôi”, cụ Như cho biết.
Trọng Huy
(theo dantri)