Vì sao các nước không đón người Rohingya?

T

T$

Guest
[h=1]Vì sao các nước không đón người Rohingya?[/h] Jonathan Head BBC News, Thái Lan

  • 18 tháng 5 2015
Chia sẻ
150515113541_rohingya_640x360_ap.jpg
Khó có thể hình dung lại có nơi nào khác cứng rắn với những thuyền nhân tị nạn hơn chính phủ các quốc gia Đông Nam Á.
Malaysia đã chặn hải giới phía Tây Bắc để ngăn thuyền tị nạn. Thái Lan cũng ra sức sửa máy thuyền và xua họ ra khỏi lãnh hải của mình, mặc cho đói khát và dịch bệnh tràn lan.
Giờ thì ngư dân Indonesia nói đã nhận lệnh không được cứu bất kỳ ai khác trên biển.
Vì sao? Chắc chắn là họ lo sợ cơn bão người nhập cư nếu mở cửa. Malaysia đã cưu mang hàng chục ngàn người Rohingya Hồi giáo và nói không thể gánh thêm được.
Thái Lan cũng đã nhận nhiều triệu người nhập cư trái phép từ các nước láng giềng. Theo nước này, họ đã nhận khoảng 800.000 thuyền nhân chạy khỏi Việt Nam vào nửa cuối những năm 70, và sống trong trại ở các nước Đông Nam Á suốt gần hai thập kỷ.
150518140116_migration_route_bangladesh_malaysia_624v3_vietnamese.png

  • Người Rohingya Hồi giáo chủ yếu sống ở Miến Điện – đa phần tập trung ở bang Rakhine - nơi họ không được coi là công dân và bị đàn áp suốt nhiều năm.
  • Các tổ chức nhân quyền nói những người di cư này cảm thấy họ “không có lựa chọn” nào khác ngoài rời bỏ đất nước, trả tiền cho các nhóm buôn người để được giúp đỡ. Liên Hợp Quốc ước tính có hơn 120.000 người Rohingya đã chạy nạn trong ba năm qua.
  • Các nhóm buôn người đưa những người này đi bằng đường biển tới Thái Lan và từ đó đi đường bộ tới Malaysia, thường giữ làm con tin cho tới khi gia đình trả tiền chuộc.
  • Nhưng gần đây Thái Lan bắt đầu chặn nhiều ngả đường nhập cư, có nghĩa là những kẻ buôn người dùng đường biển thường xuyên bỏ rơi hành khách giữa đường.
150518080035_rohingya_640x360_getty.jpg
Láng giềng của Miến Điện bị trách cứ gây nên cuộc khủng hoảng này do cách đối xử bạc đãi với người Rohingya.
Miến Điện phủ nhận trách nhiệm. Và bỗng nhiên mọi cuộc đối thoại giữa các nước Asean trở nên rỗng tuếch.
Thế nhưng cãi vã về việc trách nhiệm thuộc về ai không phải là vấn đề khẩn cấp nhất hiện nay, mà là cứu lấy mạng người.
Đáng ra, điều kiện ngặt nghèo trên thuyền, và những cái chết đáng sợ xảy ra trong lúc đánh nhau giành giật thức ăn, đã minh chứng rõ cho điều này. Và nên nhớ rằng, con số những người thực hiện hành trình nguy hiểm – được cho là 25.000 năm nay – bởi những kẻ buôn người thu được lợi nhuận quá cao.
Nếu Thái Lan và Maylaysia làm nhiều hơn để hạn chế những kiểu làm tiền này, có lẽ đã có ít người liều gắng vào bờ mặc cho nguy hiểm tới mạng sống.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top