Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Huế bàn tán xôn xao chuyện "nhà sư" tên Lê Văn Tân giả danh sư trụ trì ở Niệm Phật đường Thạc Lại,...
Tại chùa này, “thầy” Tân thay tên đổi họ thành Lê Phước Thành, lấy pháp danh là Thích Thiện Phong. Kể từ ngày ông về chùa, nhiều việc làm của ông như lừa đảo tiền giáo viên, ăn chơi sa đọa, ăn mặn nhậu bia, trộm chuông chùa đi bán, hàng ngày không tụng kinh niệm phật... khiến người dân hết sức phẫn nộ.
Dựng “bánh vẽ” để lừa tiền
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Thảo, (SN 1954), hiện cư trú tại TP. Huế, là cựu giáo viên trường THPT Đặng Huy Trứ, tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết, bà đã nghỉ hưu năm 2009, muốn tìm nơi để an dưỡng tuổi già. Bà có ngôi nhà ở trung tâm TP. Huế và dự định sẽ bán ngôi nhà này để thiện tâm cho chùa. Đồng thời nương tựa vào cửa chùa để mở lớp dạy chữ cho trẻ mồ côi.
Khi biết được nguyện vọng đó, “sư thầy” Thích Thiện Phong đã “vẽ” ra một "kịch bản" hoàn hảo để lừa lấy đi số tiền "đặt cọc" 70 triệu đồng.
Người giả sư tự xưng pháp danh là Thích Thiện Phong.
Bà Thảo vuốt mái tóc lòa xòa, đôi mắt ươn ướt như muốn khóc nhớ lại thời điểm cách đây hơn hai năm. Ngày ấy, bà tình cờ gặp lại người quen cũ tên Lê Thị Thủy (trú tại TX. Hương Trà - Thừa Thiên-Huế). Khi biết ý nguyện muốn được gửi thân cửa Phật lúc tuổi già sức yếu vì không nơi nương tựa, Thủy dẫn bà Thảo tới chùa Mỹ Lại (thuộc tổ 9, KV 4, Hương Sơ, Huế) để gặp thầy Thích Thiện Phong - người tự xưng là “sư” trụ trì của chùa.
Tại đây, bà đã được “thầy” Phong cho hay khu đất bên cạnh chùa sẽ là nơi để xây nhà ở cho người già không nơi nương tựa và trẻ mồ côi của chùa.
Sau một hồi trò chuyện, bà Thảo thấy ý của “thầy” nói đúng với ước nguyện của mình nên mừng rỡ vì ngỡ đã tìm được chốn gửi thân lúc cuối đời. Nào ngờ đây lại là cái bẫy được giăng sẵn.
Bà Thảo, người đã tố cáo “thầy” Phong.
Khi bà rao bán nhà, “thầy” Phong liên tục gọi điện thúc giục bà mang tiền tới cúng dường, góp tiền xây nhà dưỡng lão trong chùa. Trong thời gian làm giấy tờ mua bán căn nhà của mình, khi người mua đặt cọc số tiền 70 triệu đồng, “thầy” Phong nhận luôn số tiền đó, bảo sẽ giúp bán nhà cho bà Thảo và sẽ nhận tiền cúng dường luôn. Nhưng vì gặp vấn đề trục trặc về việc bán nhà nên người mua nhà không đồng ý mua nữa, bà Thảo phải vay ngân hàng để trả tiền đặt cọc cho người mua.
Vì không bán được nhà, nên bà Thảo nhiều lần tới chùa Mỹ Lại gặp “thầy” Phong để đòi lại số tiền 70 triệu đồng. Nhưng năm lần bảy lượt bà Thảo vẫn không lấy lại được số tiền trên.
Bà Thảo kể lại: “Tôi nhiều lần đến chùa tìm “thầy” nhưng không được, điện thoại cũng không liên lạc được nên tôi mới biết mình bị lừa. Tôi làm đơn từ khiếu nại gửi lên cơ quan chức năng thì liên tục bị ông Thành (tức Thích Thiện Phong) gọi điện, nhắn tin đe dọa với những lời lẽ thô tục. Từ đe dọa không thành, đến xuống nước năn nỉ sẽ trả lại số tiền đó, nhưng đã nửa năm trời mà vẫn không thấy hồi âm nên tôi mới làm đơn khiếu nại”.
Không có tên trong Giáo hội Phật giáo
Qua quá trình tìm hiểu về nhân thân của “thầy” Phong chúng tôi thấy có nhiều điểm đáng ngờ. Cụ thể, “thầy” Thích Thiện Phong không có tên trong danh sách của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong quá trình tu tập, “thầy” đã nhiều lần đánh nhau, gây gổ và có những hành vi không đúng với quy định của Phật giáo.
Trước đây cũng có một số người viết đơn khiếu nại về “thầy” gửi đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên sau đó các bên đã tự giải quyết.
Ngôi chùa - nơi “thầy” tạm trú.
Được biết “thầy” Lê Phước Thành trước đó có tên là Lê Văn Tân, là một trẻ mồ côi được nhà chùa nhận về nuôi nấng, giúp đỡ. Năm 2004, ở Niệm Phật Đường Mỹ Lại thiếu một hộ tự nên tìm người trông coi. Một đạo hữu trong chùa Mỹ Lại tên là Mai Văn Nam giới thiệu Lê Văn Tân (tức Lê Phước Thành, pháp danh Thích Thiện Phong), về chăm lo hương khói.
Ban đầu, “thầy” Thành hứa sẽ tu tập hương khói và kinh kệ sớm hôm. Không lâu sau, “thầy” Thành tự xưng là sư trụ trì trông coi chùa.
Cũng trong thời gian ở đây, “thầy” Thành đã gây ra một số sự việc tai tiếng như “lấy” tiền công đức của đạo hữu Bùi Thị Hồng N. (cúng 500 triệu đồng/1 tỉ đồng để xây chùa) nên đã bị ban Hộ tự của chùa Mỹ Lại tẩy chay.
Trước đó, khi đang tu tại chùa Châu Lâm, “thầy” Thành cũng bị sư trụ trì đuổi ra khỏi chùa vì có những hành vi không đúng mực. Một điều đặc biệt là mặc dù không có tên trong danh sách của tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế nhưng “thầy” Thành vẫn luôn tự xưng mình là “thượng tọa”, trụ trì chùa Mỹ Lại để lôi kéo người dân tới cúng dường.
Trao đổi với PV, ông Trần Đệ, Hội đồng tộc trưởng của làng Thác Lại, nơi ngôi chùa đóng trên địa bàn làng cho biết: “Ông Thành là một người đi tu nhưng có lối sống xa hoa với nhiều tiện nghi cao cấp, và có thói quen uống bia. Số tiền cúng dường của phật tử được ông Thành dùng vào việc tiêu xài cá nhân.
Cùng với đó, lối sống xa hoa hoang phí khiến ông Thành nợ nần chồng chất. Có thời điểm chủ nợ đến tận chùa đòi nợ khiến ông Thành phải trốn tránh nhiều nơi. Vì nợ nần chồng chất nên những vật dụng người dân cúng chùa như bộ bàn ghế, lư hương bằng đồng thờ Thánh có giá trị cũng đem bán trả nợ. Số tiền cúng dường để tu sửa chùa của phật tử cũng “không cánh mà bay”, khiến người dân khá bức xúc...”.
Sau khi gửi đơn đến cơ quan CSĐT, căn cứ vào tình tiết vụ việc chưa có dấu hiệu phạm tội hình sự nên cơ quan CSĐT đã hướng dẫn bà Thảo thực hiện giải quyết vụ việc theo hướng dân sự. Thế nhưng, sau khi có Quyết định của tòa án thành phố Huế số 52/2013/QĐDSST đến nay, nhiều lần các cán bộ thi hành án đến để giải quyết thì “thầy” Thành tìm cách lẩn tránh.
Quá phẫn uất, bà Thảo đã viết thư tuyệt mệnh đòi tự vẫn trước chùa. Thấy việc làm mình trái với đạo đức, lương tâm, “thầy” Thành xin trả cho bà Thảo một triệu đồng/tháng, nhưng chỉ trả được một tháng thì mấy tháng trở lại đây lại “bặt tăm”.
Nạn giả sư làm vấy bẩn cửa chùa
Trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Huệ Phước, (ủy viên Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội PGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết: "Mặc dù không có tên trong danh sách Giáo hội nhưng “thầy” Thích Thiện Phong luôn tự xưng mình là trụ trì, là thượng tọa và có những hành động lệch lạc, không được lòng người dân. Cơ quan điều tra cũng đã làm việc với Giáo hội về những việc sai trái của “thầy” Phong. Giáo hội lấy hỉ xả từ bi làm chính, nhưng sự việc “thầy” Phong làm quá động trời. Không thể để một sư giả đi làm vấy bẩn cửa chùa, ban Trị sự cũng đã có quyết định sẽ xử lý đến nơi vụ việc này. Trước mắt là thành lập ban Hộ tự Niệm Phật đường Thạc Lại để người có tâm, có lực lo chùa được chu đáo".
Quang Huy - Đăng Hậu
NDT
Please support the charity:
Tại chùa này, “thầy” Tân thay tên đổi họ thành Lê Phước Thành, lấy pháp danh là Thích Thiện Phong. Kể từ ngày ông về chùa, nhiều việc làm của ông như lừa đảo tiền giáo viên, ăn chơi sa đọa, ăn mặn nhậu bia, trộm chuông chùa đi bán, hàng ngày không tụng kinh niệm phật... khiến người dân hết sức phẫn nộ.
Dựng “bánh vẽ” để lừa tiền
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Thảo, (SN 1954), hiện cư trú tại TP. Huế, là cựu giáo viên trường THPT Đặng Huy Trứ, tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết, bà đã nghỉ hưu năm 2009, muốn tìm nơi để an dưỡng tuổi già. Bà có ngôi nhà ở trung tâm TP. Huế và dự định sẽ bán ngôi nhà này để thiện tâm cho chùa. Đồng thời nương tựa vào cửa chùa để mở lớp dạy chữ cho trẻ mồ côi.
Khi biết được nguyện vọng đó, “sư thầy” Thích Thiện Phong đã “vẽ” ra một "kịch bản" hoàn hảo để lừa lấy đi số tiền "đặt cọc" 70 triệu đồng.
Người giả sư tự xưng pháp danh là Thích Thiện Phong.
Bà Thảo vuốt mái tóc lòa xòa, đôi mắt ươn ướt như muốn khóc nhớ lại thời điểm cách đây hơn hai năm. Ngày ấy, bà tình cờ gặp lại người quen cũ tên Lê Thị Thủy (trú tại TX. Hương Trà - Thừa Thiên-Huế). Khi biết ý nguyện muốn được gửi thân cửa Phật lúc tuổi già sức yếu vì không nơi nương tựa, Thủy dẫn bà Thảo tới chùa Mỹ Lại (thuộc tổ 9, KV 4, Hương Sơ, Huế) để gặp thầy Thích Thiện Phong - người tự xưng là “sư” trụ trì của chùa.
Tại đây, bà đã được “thầy” Phong cho hay khu đất bên cạnh chùa sẽ là nơi để xây nhà ở cho người già không nơi nương tựa và trẻ mồ côi của chùa.
Sau một hồi trò chuyện, bà Thảo thấy ý của “thầy” nói đúng với ước nguyện của mình nên mừng rỡ vì ngỡ đã tìm được chốn gửi thân lúc cuối đời. Nào ngờ đây lại là cái bẫy được giăng sẵn.
Bà Thảo, người đã tố cáo “thầy” Phong.
Khi bà rao bán nhà, “thầy” Phong liên tục gọi điện thúc giục bà mang tiền tới cúng dường, góp tiền xây nhà dưỡng lão trong chùa. Trong thời gian làm giấy tờ mua bán căn nhà của mình, khi người mua đặt cọc số tiền 70 triệu đồng, “thầy” Phong nhận luôn số tiền đó, bảo sẽ giúp bán nhà cho bà Thảo và sẽ nhận tiền cúng dường luôn. Nhưng vì gặp vấn đề trục trặc về việc bán nhà nên người mua nhà không đồng ý mua nữa, bà Thảo phải vay ngân hàng để trả tiền đặt cọc cho người mua.
Vì không bán được nhà, nên bà Thảo nhiều lần tới chùa Mỹ Lại gặp “thầy” Phong để đòi lại số tiền 70 triệu đồng. Nhưng năm lần bảy lượt bà Thảo vẫn không lấy lại được số tiền trên.
Bà Thảo kể lại: “Tôi nhiều lần đến chùa tìm “thầy” nhưng không được, điện thoại cũng không liên lạc được nên tôi mới biết mình bị lừa. Tôi làm đơn từ khiếu nại gửi lên cơ quan chức năng thì liên tục bị ông Thành (tức Thích Thiện Phong) gọi điện, nhắn tin đe dọa với những lời lẽ thô tục. Từ đe dọa không thành, đến xuống nước năn nỉ sẽ trả lại số tiền đó, nhưng đã nửa năm trời mà vẫn không thấy hồi âm nên tôi mới làm đơn khiếu nại”.
Không có tên trong Giáo hội Phật giáo
Qua quá trình tìm hiểu về nhân thân của “thầy” Phong chúng tôi thấy có nhiều điểm đáng ngờ. Cụ thể, “thầy” Thích Thiện Phong không có tên trong danh sách của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong quá trình tu tập, “thầy” đã nhiều lần đánh nhau, gây gổ và có những hành vi không đúng với quy định của Phật giáo.
Trước đây cũng có một số người viết đơn khiếu nại về “thầy” gửi đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên sau đó các bên đã tự giải quyết.
Ngôi chùa - nơi “thầy” tạm trú.
Được biết “thầy” Lê Phước Thành trước đó có tên là Lê Văn Tân, là một trẻ mồ côi được nhà chùa nhận về nuôi nấng, giúp đỡ. Năm 2004, ở Niệm Phật Đường Mỹ Lại thiếu một hộ tự nên tìm người trông coi. Một đạo hữu trong chùa Mỹ Lại tên là Mai Văn Nam giới thiệu Lê Văn Tân (tức Lê Phước Thành, pháp danh Thích Thiện Phong), về chăm lo hương khói.
Ban đầu, “thầy” Thành hứa sẽ tu tập hương khói và kinh kệ sớm hôm. Không lâu sau, “thầy” Thành tự xưng là sư trụ trì trông coi chùa.
Cũng trong thời gian ở đây, “thầy” Thành đã gây ra một số sự việc tai tiếng như “lấy” tiền công đức của đạo hữu Bùi Thị Hồng N. (cúng 500 triệu đồng/1 tỉ đồng để xây chùa) nên đã bị ban Hộ tự của chùa Mỹ Lại tẩy chay.
Trước đó, khi đang tu tại chùa Châu Lâm, “thầy” Thành cũng bị sư trụ trì đuổi ra khỏi chùa vì có những hành vi không đúng mực. Một điều đặc biệt là mặc dù không có tên trong danh sách của tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế nhưng “thầy” Thành vẫn luôn tự xưng mình là “thượng tọa”, trụ trì chùa Mỹ Lại để lôi kéo người dân tới cúng dường.
Trao đổi với PV, ông Trần Đệ, Hội đồng tộc trưởng của làng Thác Lại, nơi ngôi chùa đóng trên địa bàn làng cho biết: “Ông Thành là một người đi tu nhưng có lối sống xa hoa với nhiều tiện nghi cao cấp, và có thói quen uống bia. Số tiền cúng dường của phật tử được ông Thành dùng vào việc tiêu xài cá nhân.
Cùng với đó, lối sống xa hoa hoang phí khiến ông Thành nợ nần chồng chất. Có thời điểm chủ nợ đến tận chùa đòi nợ khiến ông Thành phải trốn tránh nhiều nơi. Vì nợ nần chồng chất nên những vật dụng người dân cúng chùa như bộ bàn ghế, lư hương bằng đồng thờ Thánh có giá trị cũng đem bán trả nợ. Số tiền cúng dường để tu sửa chùa của phật tử cũng “không cánh mà bay”, khiến người dân khá bức xúc...”.
Sau khi gửi đơn đến cơ quan CSĐT, căn cứ vào tình tiết vụ việc chưa có dấu hiệu phạm tội hình sự nên cơ quan CSĐT đã hướng dẫn bà Thảo thực hiện giải quyết vụ việc theo hướng dân sự. Thế nhưng, sau khi có Quyết định của tòa án thành phố Huế số 52/2013/QĐDSST đến nay, nhiều lần các cán bộ thi hành án đến để giải quyết thì “thầy” Thành tìm cách lẩn tránh.
Quá phẫn uất, bà Thảo đã viết thư tuyệt mệnh đòi tự vẫn trước chùa. Thấy việc làm mình trái với đạo đức, lương tâm, “thầy” Thành xin trả cho bà Thảo một triệu đồng/tháng, nhưng chỉ trả được một tháng thì mấy tháng trở lại đây lại “bặt tăm”.
Nạn giả sư làm vấy bẩn cửa chùa
Trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Huệ Phước, (ủy viên Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội PGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết: "Mặc dù không có tên trong danh sách Giáo hội nhưng “thầy” Thích Thiện Phong luôn tự xưng mình là trụ trì, là thượng tọa và có những hành động lệch lạc, không được lòng người dân. Cơ quan điều tra cũng đã làm việc với Giáo hội về những việc sai trái của “thầy” Phong. Giáo hội lấy hỉ xả từ bi làm chính, nhưng sự việc “thầy” Phong làm quá động trời. Không thể để một sư giả đi làm vấy bẩn cửa chùa, ban Trị sự cũng đã có quyết định sẽ xử lý đến nơi vụ việc này. Trước mắt là thành lập ban Hộ tự Niệm Phật đường Thạc Lại để người có tâm, có lực lo chùa được chu đáo".
Quang Huy - Đăng Hậu
NDT
Please support the charity: