T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 9:58 AM | 18/03/2011 ) Nhật Bản là trung tâm chế tạo robot của thế giới, từ robot chơi đàn đến robot chủ hôn, nhưng không có bất cứ người máy nào được triển khai cứu chữa các lò phản ứng đang có độ nhiễm xạ nguy hiểm cho con người.
Robot vốn được sử dụng khá phố biển trong ngành năng lượng hạt nhân, như các kỹ sư châu Âu đã chế tạo loại người máy có thể leo tường tại những môi trường phóng xạ. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi vì không thấy công ty chủ quản nhà máy điện Fukushima I sử dụng bất cứ người máy nào cho công tác cứu hộ.
Robot phục vụ ăn sáng tại Nhật. Ảnh: AFP
Thay vào đó một nhóm công nhân đã được giao nhiệm vụ trực tiếp làm mát khẩn cấp các lò phản ứng bằng phương pháp thủ công, trong nguy cơ bị nhiễm xạ nguy hiểm. Họ làm việc căng thẳng và chỉ thỉnh thoảng mới nghỉ để tránh bị phơi nhiễm quá nhiều khi tiếp xúc gần với nhiên liệu hạt nhân.
Thứ năm vừa qua, các công nhân đã phải tạm dừng công việc cứu hộ tại nhà máy Fukushima I và lùi ra phía xa, do khu vực này quá nóng và mức độ nhiễm xạ tăng cao. Thời điểm khó khăn này được cho là điều kiện lý tưởng để các robot phát huy tác dụng làm thay phần việc nguy hiểm cho con người, nhưng điều này đã không diễn ra.
Dù nổi tiếng thế giới là đất nước công nghệ cao, Nhật Bản vẫn duy trì những yếu tố được cho là "bảo thủ" trong cuộc sống thường ngày. Theo Telegraph, tại Nhật vẫn sử dụng con người làm những công việc mà ở nhiều nơi khác trên thế giới đã chuyển sang tự động hoá từ lâu như vận hành thang máy hay cảnh báo lái xe tại những đoạn đường đang sửa chữa.
Trong khi đó, Nhật Bản đứng đầu thế giới về công nghệ robot, từ lâu đã sử dụng chúng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất phức tạp hoặc dùng robot để rò tìm nạn nhân trong đống đổ nát của những trận động đất. Trong ngành công nghiệp hạt nhân, robot cũng từng được sử dụng ứng phó với hai tai nạn nghiêm trọng nhất thế kỷ là Three Mile Island tại Mỹ và Chernobyl ở Liên Xô.
Ngay tại nhà máy Fukushima I, robot cũng được triển khai làm việc tại các khu vực nhiễm xạ cao và một quan chức Bộ Khoa học Nhật Bản xác nhận điều này. Tuy nhiên, quan chức Cục an toàn hạt nhân nước này là Hidehiko Nishiyama khẳng định: "Chúng tôi không có báo cáo nào về việc robot đang được sử dụng tại đây".
Kim Seungho, kỹ sư phụ trách thiết kế các robot cho những nhà máy điện nguyên tử của Hàn Quốc, cho biết: "Bạn buộc phải thiết kế các robot chuyên dành cho những trường hợp khẩn cấp tại những nhà máy này ngay khi chúng được xây dựng, để robot có thể tự dò đường trên các hành lang, bậc thềm và vị trí các van đóng".
Tuy vậy, nhà máy Fukushima I của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, một thời gian dài trước khi các robot đạt đến độ thông minh có thể thực hiện các công việc phức tạp. Hiện robot cũng chỉ được triển khai làm các công việc cố định đơn giản như giám sát các đường ống hoặc bảo trì không phức tạp.
Hơn nữa theo Kim Seungho, người hiện cũng là phó giám đốc về công nghệ tại Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc, vấn đề ngân sách đã hạn chế, thậm chí là loại bỏ việc duy trì những robot chuyên ứng phó tình huống khẩn cấp tại nhiều nhà máy hạt nhân tại nước ông cũng như trên thế giới.
"Những nhà quản lý nhà máy điện hạt nhân không thích nghĩ đến những tình huống nghiêm trọng nằm ngoài sự kiểm soát của con người", Kim nhận xét thêm.
Trong khi đó, nhà máy Fukushima I, cách Tokyo 220 km, bị hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần hôm 11/3. Hệ thống làm mát tự động bị tê liệt, khiến 4 trong số 6 lò phản ứng tại đây gặp sự cố cháy nổ, phát tán phóng xạ ra môi trường. Tai nạn tại Fukushima I đẩy nước Nhật đối mặt với nguy cơ hứng thảm hoạ thứ ba là ô nhiễm phóng xạ sau động đất và sóng thần.
(theo vnexpress)
Robot vốn được sử dụng khá phố biển trong ngành năng lượng hạt nhân, như các kỹ sư châu Âu đã chế tạo loại người máy có thể leo tường tại những môi trường phóng xạ. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi vì không thấy công ty chủ quản nhà máy điện Fukushima I sử dụng bất cứ người máy nào cho công tác cứu hộ.
Robot phục vụ ăn sáng tại Nhật. Ảnh: AFP
Thay vào đó một nhóm công nhân đã được giao nhiệm vụ trực tiếp làm mát khẩn cấp các lò phản ứng bằng phương pháp thủ công, trong nguy cơ bị nhiễm xạ nguy hiểm. Họ làm việc căng thẳng và chỉ thỉnh thoảng mới nghỉ để tránh bị phơi nhiễm quá nhiều khi tiếp xúc gần với nhiên liệu hạt nhân.
Thứ năm vừa qua, các công nhân đã phải tạm dừng công việc cứu hộ tại nhà máy Fukushima I và lùi ra phía xa, do khu vực này quá nóng và mức độ nhiễm xạ tăng cao. Thời điểm khó khăn này được cho là điều kiện lý tưởng để các robot phát huy tác dụng làm thay phần việc nguy hiểm cho con người, nhưng điều này đã không diễn ra.
Dù nổi tiếng thế giới là đất nước công nghệ cao, Nhật Bản vẫn duy trì những yếu tố được cho là "bảo thủ" trong cuộc sống thường ngày. Theo Telegraph, tại Nhật vẫn sử dụng con người làm những công việc mà ở nhiều nơi khác trên thế giới đã chuyển sang tự động hoá từ lâu như vận hành thang máy hay cảnh báo lái xe tại những đoạn đường đang sửa chữa.
Trong khi đó, Nhật Bản đứng đầu thế giới về công nghệ robot, từ lâu đã sử dụng chúng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất phức tạp hoặc dùng robot để rò tìm nạn nhân trong đống đổ nát của những trận động đất. Trong ngành công nghiệp hạt nhân, robot cũng từng được sử dụng ứng phó với hai tai nạn nghiêm trọng nhất thế kỷ là Three Mile Island tại Mỹ và Chernobyl ở Liên Xô.
Ngay tại nhà máy Fukushima I, robot cũng được triển khai làm việc tại các khu vực nhiễm xạ cao và một quan chức Bộ Khoa học Nhật Bản xác nhận điều này. Tuy nhiên, quan chức Cục an toàn hạt nhân nước này là Hidehiko Nishiyama khẳng định: "Chúng tôi không có báo cáo nào về việc robot đang được sử dụng tại đây".
Kim Seungho, kỹ sư phụ trách thiết kế các robot cho những nhà máy điện nguyên tử của Hàn Quốc, cho biết: "Bạn buộc phải thiết kế các robot chuyên dành cho những trường hợp khẩn cấp tại những nhà máy này ngay khi chúng được xây dựng, để robot có thể tự dò đường trên các hành lang, bậc thềm và vị trí các van đóng".
Tuy vậy, nhà máy Fukushima I của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, một thời gian dài trước khi các robot đạt đến độ thông minh có thể thực hiện các công việc phức tạp. Hiện robot cũng chỉ được triển khai làm các công việc cố định đơn giản như giám sát các đường ống hoặc bảo trì không phức tạp.
Hơn nữa theo Kim Seungho, người hiện cũng là phó giám đốc về công nghệ tại Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc, vấn đề ngân sách đã hạn chế, thậm chí là loại bỏ việc duy trì những robot chuyên ứng phó tình huống khẩn cấp tại nhiều nhà máy hạt nhân tại nước ông cũng như trên thế giới.
"Những nhà quản lý nhà máy điện hạt nhân không thích nghĩ đến những tình huống nghiêm trọng nằm ngoài sự kiểm soát của con người", Kim nhận xét thêm.
Trong khi đó, nhà máy Fukushima I, cách Tokyo 220 km, bị hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần hôm 11/3. Hệ thống làm mát tự động bị tê liệt, khiến 4 trong số 6 lò phản ứng tại đây gặp sự cố cháy nổ, phát tán phóng xạ ra môi trường. Tai nạn tại Fukushima I đẩy nước Nhật đối mặt với nguy cơ hứng thảm hoạ thứ ba là ô nhiễm phóng xạ sau động đất và sóng thần.
(theo vnexpress)