[h=2]Lần đầu tiên, một công ty có giấy phép giám định cổ vật ra đời tại Việt Nam. Ít ai biết rằng, giám đốc của công ty đó lại là kỹ sư chế tạo máy. Đó là ông Đào Phan Long, giám đốc công ty TNHH Dấu Xưa có chức năng giám định cổ vật.[/h]
Ẩn số thành viên “làng đồ cổ”
Tốt nghiệp kỹ sư chế tạo máy, hiện tại công việc chính của ông vẫn gắn bó với nghề kỹ sư và là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Tuy nhiên, ông Đào Phan Long lại là người có duyên đặc biệt với thú chơi đồ cổ. Ông bảo, ông là kẻ tay ngang chơi đồ cổ. Đến với đồ cổ vì duy nhất hai từ "đam mê", từ đam mê đồ cổ, vị kỹ sư chế tạo máy bắt đầu bước sang nghề viết lách và gắn bó với những trang viết về thế giới cổ vật, của những thông điệp, trầm tích văn hóa lưu giữ trong các cổ vật.
Khách hàng đang chọn đồ cổ. Ảnh TTXVN (Ảnh minh họa)
Ông Long chia sẻ, không biết tự bao giờ ở Hà Nội đã tự phát hình thành "làng đồ cổ" hay người ta còn gọi là dân làng đồ. Đó là sân chơi của người chơi và người buôn bán cổ vật mà người đời thường cho là "thần bí". Vậy "làng đồ cổ" gồm những ai?. "Làng đồ" gồm có những người dư dật về kinh tế và đam mê chơi đồ cổ luôn mong xây dựng cho mình một bộ sưu tập, rồi có những tay "thợ chạy, môi giới", những người buôn ngầm có cửa hàng, cửa hiệu đăng ký bán đồ mỹ nghệ, đồ thổ cẩm đàng hoàng, lại có không ít cao thủ không cần có cửa hàng và vốn liếng gì nhiều để hành nghề buôn đồ cổ. Họ tự nhiên gặp nhau để hình thành một mạng liên kết ngầm khá chặt chẽ tồn tại đời này qua đời khác.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một mình "mò mẫm" vào "làng đồ cổ" hoàn toàn bằng sự tự học hỏi, ông bảo, quá trình tự mày mò đó khiến ông phải trả những khoản học phí nhất định vì không biết đâu là giả, đâu là thật và ông cũng không biết liệu cái giá mà ông trả có đúng với giá trị, mà chủ sở hữu các món đồ cổ đó khẳng định hay không? Giờ ông nghiệm ra rằng: "Ai chơi cổ vật bước đầu mà chả phải có học phí!". Bởi trong thế giới đồ cổ sự thật, giả đôi khi không thể phân biệt rạch ròi bằng mắt thường. Những món đồ càng có giá trị thì việc làm giả nó càng tinh vi.
Ông Long cho biết: "Càng sưu tầm đồ cổ, giao lưu với những người cùng đam mê tôi càng yêu đồ cổ nhiều hơn. Chính vì thế năm 1999, tôi và một số anh em làng đồ cổ Hà thành đã tự nguyện xin phép lập nên hội Cổ vật Thăng Long. Năm 2002 tôi lại lập ra Tạp chí Cổ vật Tinh hoa để chuyên giới thiệu về cổ vật Việt Nam, đến nay đã ra được trên 40 số, đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong, ngoài nước. Và, đến năm 2013 vừa qua, công ty TNHH Dấu Xưa ra đời. Nó là một trong những ý tưởng được tôi ấp ủ từ lâu để những người chơi đồ cổ Việt Nam có thể được giám định, chứng nhận cổ vật của họ đang sở hữu. Từ đó, tiến tới có một sân chơi chung để các cổ vật có thể được đấu giá công khai".
Ông Đào Phan Long, Giám đốc công ty TNHH Dấu Xưa chia sẻ về chuyện đồ cổ thật giả.
Cổ vật “đào tẩu” ngược
Ông Đào Phan Long chia sẻ: "Ở Việt Nam trước khi có luật Di sản, nhiều người trong xã hội vẫn giữ định kiến người chơi đồ cổ có điều gì đó phi pháp. Cả nước chỉ có một hội đồng giám định bảo vật quốc gia, tuy nhiên chúng ta có nhiều bảo vật quốc gia?. Và, với hàng nghìn người chơi cổ vật thì việc họ muốn biết giá trị thật của món đồ cổ là một nhu cầu chính đáng. Chúng tôi hy vọng không một người chơi đồ cổ nào Việt Nam ôm, giữ một món đồ cổ giả từ những lò cổ giả chuyên nghiệp từ đâu đó.
Dù vậy, ông Long thừa nhận, không phải ai cũng đủ dũng cảm mang đồ cổ mình đang sở hữu đi giám định. Với nhiều gia đình, người chồng, người cha, để có thể mua được món đồ cổ mà họ muốn có, chắc chắn phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, giám định đồ cổ đó là giả, chưa chắc họ đã chịu được sự thật đó.
Đặc biệt, dù đồ cổ có nhiều chủng loại, chất liệu phong phú nhưng hiện nay đồ cổ gốm sứ đang là loại bị làm giả nhiều nhất. Thực tế hiện nay, theo đánh giá của giới chơi đồ cổ thì đang có một trào lưu ngược xảy ra. Trong khi, giới chơi đồ cổ Việt Nam say sưa tìm đồ cổ gốm sứ Trung Hoa, đời Minh, đời Thanh ở Trung Quốc nhưng thực ra không ít người có tiền lại rước phải đồ phóng tác (đồ giả cổ). Trong khi đó, những tay buôn đồ cổ sành sỏi người Trung Quốc lại sang tận Việt Nam để tìm đồ gốm sứ cổ Trung Hoa!. Ông Long kể, vùng "thủ phủ gốm sứ" (sản xuất gốm sứ lâu đời nổi tiếng Trung Hoa) Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây là nơi ra lò những món đồ giả cổ tuyệt đẹp thời Minh- Thanh và còn một số lò sản xuất nổi tiếng khác, cũng làm vậy và sản phẩm giả cổ của họ được chuyển đến bán tại Hongkong, Bangkok, Singapore... để lấy tiền thiên hạ.
Gốm hoa nâu thời Lý, thế kỷ 11-12
Tiết lộ những bí mật gây sửng sốt
Có một thực tế ở Cảnh Đức Trấn, quả thật, họ có những xưởng gốm đặc biệt chuyên làm ra những bản sao "y như thật" của đồ gốm sứ cổ. Những xưởng gốm này hoạt động giống y như quy trình của những thợ gốm thời xa xưa. Họ phải đi vào những cách thức hay thủ thuật cần thiết, bao gồm cả khả năng phải nung đồ trong những lò gốm đốt bằng củi. Nhưng điều chúng ta có thể kiểm soát và chấp nhận ở đây là những người thợ này làm ra những "bản sao" chứ không phải là những đồ giả mạo. Gốm sứ Trung Quốc giả mạo được sản xuất ở khắp nơi chứ không chỉ ở Trung Quốc. Có rất nhiều xưởng gốm làm đồ cổ giả mạo trong và ngoài Trung Quốc. Thậm chí cả những người sưu tập gốm sứ trên thế giới cũng rất dễ mua phải đồ phóng tác từ Trung Quốc mà ngỡ là đồ thật chứ không chỉ giới đồ cổ Việt Nam bị nhầm!.
Dù quan tâm đến nhiều loại đồ cổ nhưng ông Đào Phan Long đặc biệt hứng thú với đồ đồng thời Đông Sơn và các loại đồ gốm Đại Việt thời Lý, Trần, Lê. Theo chia sẻ của nhà sưu tập Đào Phan Long, vài năm trước, đồ gốm sứ giả đời Minh-Thanh chuyển về Việt Nam không phải ít. Chúng thật sự hoàn hảo, bên cạnh đó là những đồ giả "bán cổ" tuổi khoảng 50 năm hoặc già hơn như những bộ Tam Đa các kiểu và đều đắt như tôm tươi. Những sản phẩm như vậy không phải hiếm trên thị trường.
Chính vì thực tế như vậy, ông Long và các đồng nghiệp tại công ty Dấu Xưa muốn giúp người yêu, đam mê đồ cổ biết chính xác về xuất xứ, niên đại mà các cổ vật họ đang sở hữu. "Chúng tôi sử dụng các phương pháp theo thông lệ quốc tế. Những dụng cụ thông thường, chúng tôi phải có: Đèn, kính lúp, máy ảnh, máy soi...Trong đó, đầu tiên là việc quan sát trực quan, so sánh. Các phương pháp C14, hóa chất để kiểm tra độ tuổi của cổ vật cũng sẽ được sử dụng khi chúng tôi thấy cần thiết. Đặc biệt là kiến thức của chuyên gia giám định. Rất gọn. Giám định cổ vật là hoạt động hoàn toàn tự nguyện, khi có một lô đồ cần giám định, lúc đó hội đồng được tập hợp để làm việc.
Theo quy định chung: Món đồ dưới 50 triệu đồng thì phí giám định từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Từ 50 - 100 triệu thì mức giá là 1 - 1,5 triệu đồng. Trên 100 triệu thì giá giám định được thỏa thuận. Giá cả mỗi lần giám định còn phụ thuộc số lượng đồ. Cả một lô đồ thì giá giám định sẽ rẻ hơn một món đồ. Hội viên của hội Cổ vật thì lại được ưu tiên về giá. Chứ như bây giờ, như một chuyên gia bảo tàng đã phát biểu, có ông đại gia xây nhà 5 tầng để toàn chứa đồ cổ giả của Trung Quốc, khổ lắm!", ông Long chia sẻ.
Đỗ Thơm
Ẩn số thành viên “làng đồ cổ”
Tốt nghiệp kỹ sư chế tạo máy, hiện tại công việc chính của ông vẫn gắn bó với nghề kỹ sư và là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Tuy nhiên, ông Đào Phan Long lại là người có duyên đặc biệt với thú chơi đồ cổ. Ông bảo, ông là kẻ tay ngang chơi đồ cổ. Đến với đồ cổ vì duy nhất hai từ "đam mê", từ đam mê đồ cổ, vị kỹ sư chế tạo máy bắt đầu bước sang nghề viết lách và gắn bó với những trang viết về thế giới cổ vật, của những thông điệp, trầm tích văn hóa lưu giữ trong các cổ vật.
Khách hàng đang chọn đồ cổ. Ảnh TTXVN (Ảnh minh họa)
Ông Long chia sẻ, không biết tự bao giờ ở Hà Nội đã tự phát hình thành "làng đồ cổ" hay người ta còn gọi là dân làng đồ. Đó là sân chơi của người chơi và người buôn bán cổ vật mà người đời thường cho là "thần bí". Vậy "làng đồ cổ" gồm những ai?. "Làng đồ" gồm có những người dư dật về kinh tế và đam mê chơi đồ cổ luôn mong xây dựng cho mình một bộ sưu tập, rồi có những tay "thợ chạy, môi giới", những người buôn ngầm có cửa hàng, cửa hiệu đăng ký bán đồ mỹ nghệ, đồ thổ cẩm đàng hoàng, lại có không ít cao thủ không cần có cửa hàng và vốn liếng gì nhiều để hành nghề buôn đồ cổ. Họ tự nhiên gặp nhau để hình thành một mạng liên kết ngầm khá chặt chẽ tồn tại đời này qua đời khác.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một mình "mò mẫm" vào "làng đồ cổ" hoàn toàn bằng sự tự học hỏi, ông bảo, quá trình tự mày mò đó khiến ông phải trả những khoản học phí nhất định vì không biết đâu là giả, đâu là thật và ông cũng không biết liệu cái giá mà ông trả có đúng với giá trị, mà chủ sở hữu các món đồ cổ đó khẳng định hay không? Giờ ông nghiệm ra rằng: "Ai chơi cổ vật bước đầu mà chả phải có học phí!". Bởi trong thế giới đồ cổ sự thật, giả đôi khi không thể phân biệt rạch ròi bằng mắt thường. Những món đồ càng có giá trị thì việc làm giả nó càng tinh vi.
Ông Long cho biết: "Càng sưu tầm đồ cổ, giao lưu với những người cùng đam mê tôi càng yêu đồ cổ nhiều hơn. Chính vì thế năm 1999, tôi và một số anh em làng đồ cổ Hà thành đã tự nguyện xin phép lập nên hội Cổ vật Thăng Long. Năm 2002 tôi lại lập ra Tạp chí Cổ vật Tinh hoa để chuyên giới thiệu về cổ vật Việt Nam, đến nay đã ra được trên 40 số, đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong, ngoài nước. Và, đến năm 2013 vừa qua, công ty TNHH Dấu Xưa ra đời. Nó là một trong những ý tưởng được tôi ấp ủ từ lâu để những người chơi đồ cổ Việt Nam có thể được giám định, chứng nhận cổ vật của họ đang sở hữu. Từ đó, tiến tới có một sân chơi chung để các cổ vật có thể được đấu giá công khai".
Ông Đào Phan Long, Giám đốc công ty TNHH Dấu Xưa chia sẻ về chuyện đồ cổ thật giả.
Cổ vật “đào tẩu” ngược
Ông Đào Phan Long chia sẻ: "Ở Việt Nam trước khi có luật Di sản, nhiều người trong xã hội vẫn giữ định kiến người chơi đồ cổ có điều gì đó phi pháp. Cả nước chỉ có một hội đồng giám định bảo vật quốc gia, tuy nhiên chúng ta có nhiều bảo vật quốc gia?. Và, với hàng nghìn người chơi cổ vật thì việc họ muốn biết giá trị thật của món đồ cổ là một nhu cầu chính đáng. Chúng tôi hy vọng không một người chơi đồ cổ nào Việt Nam ôm, giữ một món đồ cổ giả từ những lò cổ giả chuyên nghiệp từ đâu đó.
Dù vậy, ông Long thừa nhận, không phải ai cũng đủ dũng cảm mang đồ cổ mình đang sở hữu đi giám định. Với nhiều gia đình, người chồng, người cha, để có thể mua được món đồ cổ mà họ muốn có, chắc chắn phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, giám định đồ cổ đó là giả, chưa chắc họ đã chịu được sự thật đó.
Đặc biệt, dù đồ cổ có nhiều chủng loại, chất liệu phong phú nhưng hiện nay đồ cổ gốm sứ đang là loại bị làm giả nhiều nhất. Thực tế hiện nay, theo đánh giá của giới chơi đồ cổ thì đang có một trào lưu ngược xảy ra. Trong khi, giới chơi đồ cổ Việt Nam say sưa tìm đồ cổ gốm sứ Trung Hoa, đời Minh, đời Thanh ở Trung Quốc nhưng thực ra không ít người có tiền lại rước phải đồ phóng tác (đồ giả cổ). Trong khi đó, những tay buôn đồ cổ sành sỏi người Trung Quốc lại sang tận Việt Nam để tìm đồ gốm sứ cổ Trung Hoa!. Ông Long kể, vùng "thủ phủ gốm sứ" (sản xuất gốm sứ lâu đời nổi tiếng Trung Hoa) Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây là nơi ra lò những món đồ giả cổ tuyệt đẹp thời Minh- Thanh và còn một số lò sản xuất nổi tiếng khác, cũng làm vậy và sản phẩm giả cổ của họ được chuyển đến bán tại Hongkong, Bangkok, Singapore... để lấy tiền thiên hạ.
Gốm hoa nâu thời Lý, thế kỷ 11-12
Tiết lộ những bí mật gây sửng sốt
Cuộc chơi văn hóa thì cần phải sống có văn hoá Ông Đào Phan Long tâm sự, ông và bạn bè vẫn thường "triết tự" về chữ cổ, cổ là cổ kính, cổ quái, cổ giả, cổ ngoạn. Con người cũng vậy, cũng lẫn lộn người tốt thật, người giả tốt. Trong làng đồ cổ dù có người đam mê sưu tập, người môi giới và thế giới đồ cổ cũng có đồ cổ thật, đồ cổ giả. Quan trọng nhất là bản lĩnh và tìm người chơi trong cuộc chơi, cuộc tìm tòi gắn bó với thú đam mê này. "Tôi trân trọng những người say đồ cổ, những người chân thành, ứng xử có văn hoá với nhau chứ không phải lối khoe mẽ, rỗng tuếch khi tham gia cuộc chơi. Cuộc chơi văn hoá thì cũng cần phải sống có văn hoá", ông chiêm nghiệm. |
Dù quan tâm đến nhiều loại đồ cổ nhưng ông Đào Phan Long đặc biệt hứng thú với đồ đồng thời Đông Sơn và các loại đồ gốm Đại Việt thời Lý, Trần, Lê. Theo chia sẻ của nhà sưu tập Đào Phan Long, vài năm trước, đồ gốm sứ giả đời Minh-Thanh chuyển về Việt Nam không phải ít. Chúng thật sự hoàn hảo, bên cạnh đó là những đồ giả "bán cổ" tuổi khoảng 50 năm hoặc già hơn như những bộ Tam Đa các kiểu và đều đắt như tôm tươi. Những sản phẩm như vậy không phải hiếm trên thị trường.
Chính vì thực tế như vậy, ông Long và các đồng nghiệp tại công ty Dấu Xưa muốn giúp người yêu, đam mê đồ cổ biết chính xác về xuất xứ, niên đại mà các cổ vật họ đang sở hữu. "Chúng tôi sử dụng các phương pháp theo thông lệ quốc tế. Những dụng cụ thông thường, chúng tôi phải có: Đèn, kính lúp, máy ảnh, máy soi...Trong đó, đầu tiên là việc quan sát trực quan, so sánh. Các phương pháp C14, hóa chất để kiểm tra độ tuổi của cổ vật cũng sẽ được sử dụng khi chúng tôi thấy cần thiết. Đặc biệt là kiến thức của chuyên gia giám định. Rất gọn. Giám định cổ vật là hoạt động hoàn toàn tự nguyện, khi có một lô đồ cần giám định, lúc đó hội đồng được tập hợp để làm việc.
Theo quy định chung: Món đồ dưới 50 triệu đồng thì phí giám định từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Từ 50 - 100 triệu thì mức giá là 1 - 1,5 triệu đồng. Trên 100 triệu thì giá giám định được thỏa thuận. Giá cả mỗi lần giám định còn phụ thuộc số lượng đồ. Cả một lô đồ thì giá giám định sẽ rẻ hơn một món đồ. Hội viên của hội Cổ vật thì lại được ưu tiên về giá. Chứ như bây giờ, như một chuyên gia bảo tàng đã phát biểu, có ông đại gia xây nhà 5 tầng để toàn chứa đồ cổ giả của Trung Quốc, khổ lắm!", ông Long chia sẻ.
Đỗ Thơm