(VTC News) – Tẩy trắng bún, vịt quay bằng hóa chất hay hàng Trung Quốc đội lốt Made in Việt Nam là những sự cố tiêu dùng nổi bật nhất tuần qua.
Tẩy trắng bún bằng chất màu huỳnh quang
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5.
Theo đó, để giúp bún trắng bóng, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).
Tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, hiện vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng đắt tiền nên người sản xuất ham lợi, mua hóa chất tẩy trắng công nghiệp để sử dụng mà không nghĩ tới mức độc hại gây ra cho người tiêu dùng.
Vịt quay “tắm” hóa chất Trung Quốc
Theo tiết lộ của một người có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng thì: Hiện nay, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch.
Vịt đã chế biến, giết mổ từ các lò mổ Trung Quốc được đóng thùng tuồn qua biên giới và len lỏi vào các chợ đầu mối. Khi đến tay nhà hàng, quán chế biến, đa phần là vịt đã được giết mổ trước đó cả tuần, thậm chí là vịt chết dịch trước đó nhiều ngày hơn.
Để làm bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Những bếp nướng thường được đặt ngay vỉa hè để thu hút khách, bụi và bẩn bắn đầy lên thịt vịt nhưng vẫn luôn có rất đông người mua vì giá thành vịt nướng ở quán rẻ hơn cả người dân tự mua vịt về nướng. Những phần thịt không bán hết lại được chủ quán xếp chung vào tủ lạnh, thùng đá với thịt vịt sống để hôm sau đem chế biến lại.
Loại phụ gia dùng cho loại vịt nướng có giá khá rẻ, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.
Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70 độ C vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều. Sau đó nhúng vịt vào hỗn hợp này rồi để ráo trước khi đem phơi. Vịt khi nướng sẽ có màu vàng rất bắt mắt, có độ giòn và rất thơm. Vịt nếu không bán hết, hôm sau đem quay lại vẫn giòn và có thể để cả tuần mà không bị hỏng.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…
Hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Việt Nam”
Hàng hóa "ruột" Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu.
Theo ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, lợi dụng chính sách khuyến khích người Việt dùng hàng Việt, gần đây, rất nhiều mặt hàng Trung Quốc nhập về được gắn mác Việt Nam để dễ tiêu thụ hơn, nhiều hàng hóa được gắn mác sản xuất tại Việt Nam, nhưng thực chất nguyên liệu và sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện có nhiều doanh nghiệp phản ánh đang có xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam qua Quảng Đông (Trung Quốc) thuê sản xuất hàng hóa, rồi đóng nhãn mác, xuất xứ Việt Nam sau đó mang về thị trường nội địa tiêu thụ.
Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dạng hàng hóa ngụy trang này đang khiến thị trường nội địa gặp khó khăn.
Lợi dụng xu hướng người tiêu dùng (NTD) ngày càng ưa chuộng hàng trong nước, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng gắn mác “made in Việt Nam” nhưng thực chất đó là hàng Trung Quốc giá rẻ…
Hiện hàng Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” phổ biến nhất là các mặt hàng thời trang (quần áo, giày dép…) và hàng gia dụng, thực phẩm. Tại Hà Nội, những địa chỉ kinh doanh nhiều các mặt hàng có “vỏ” là “Made in Vietnam” nhưng “ruột” là hàng Trung Quốc thì ngoài một số chợ truyền thống, còn có các chuỗi cửa hàng Made in Vietnam…
Tại các chuỗi cửa hàng, một số thương hiệu như: Place, Gap, Nike, Tommy Hilfiger, Papaya, Premium, Justice West… là hàng xuất khẩu có gắn mác “made in Việt Nam”.
Khi trực tiếp lựa chọn các sản phẩm bày bán, chúng tôi thật bất ngờ vì có rất nhiều sản phẩm may mặc bên cạnh mác “Made in Vietnam” in trên cổ áo thì vẫn còn nhãn mác “Made in China” mà các tiểu thương chưa kịp cắt bỏ như: đầm trẻ em hiệu Disney, quần trẻ em Hello Kitty… Sở dĩ các tiểu thương tráo nhãn hàng có xuất xứ Trung Quốc sang hàng xuất xứ Việt Nam vì giá bán sẽ cao hơn và dễ tiêu thụ hơn. Chẳng hạn như đầm trẻ em hiệu Disney hàng Trung Quốc giá chỉ 70.000 - 80.000đ/cái, nhưng thay bằng mác “Made in Vietnam” thì giá lên tới 160.000 - 170.000đ/cái.
Tẩy trắng bún bằng chất màu huỳnh quang
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5.
|
Bún được tẩy trắng bằng huỳnh quang |
Tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, hiện vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng đắt tiền nên người sản xuất ham lợi, mua hóa chất tẩy trắng công nghiệp để sử dụng mà không nghĩ tới mức độc hại gây ra cho người tiêu dùng.
Vịt quay “tắm” hóa chất Trung Quốc
Theo tiết lộ của một người có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng thì: Hiện nay, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch.
Vịt đã chế biến, giết mổ từ các lò mổ Trung Quốc được đóng thùng tuồn qua biên giới và len lỏi vào các chợ đầu mối. Khi đến tay nhà hàng, quán chế biến, đa phần là vịt đã được giết mổ trước đó cả tuần, thậm chí là vịt chết dịch trước đó nhiều ngày hơn.
Để làm bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.
Những bếp nướng thường được đặt ngay vỉa hè để thu hút khách, bụi và bẩn bắn đầy lên thịt vịt nhưng vẫn luôn có rất đông người mua vì giá thành vịt nướng ở quán rẻ hơn cả người dân tự mua vịt về nướng. Những phần thịt không bán hết lại được chủ quán xếp chung vào tủ lạnh, thùng đá với thịt vịt sống để hôm sau đem chế biến lại.
Loại phụ gia dùng cho loại vịt nướng có giá khá rẻ, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.
Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70 độ C vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều. Sau đó nhúng vịt vào hỗn hợp này rồi để ráo trước khi đem phơi. Vịt khi nướng sẽ có màu vàng rất bắt mắt, có độ giòn và rất thơm. Vịt nếu không bán hết, hôm sau đem quay lại vẫn giòn và có thể để cả tuần mà không bị hỏng.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…
Hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Việt Nam”
Hàng hóa "ruột" Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu.
Hàng Trung Quốc đội lốt Made in Việt Nam |
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện có nhiều doanh nghiệp phản ánh đang có xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam qua Quảng Đông (Trung Quốc) thuê sản xuất hàng hóa, rồi đóng nhãn mác, xuất xứ Việt Nam sau đó mang về thị trường nội địa tiêu thụ.
Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dạng hàng hóa ngụy trang này đang khiến thị trường nội địa gặp khó khăn.
Lợi dụng xu hướng người tiêu dùng (NTD) ngày càng ưa chuộng hàng trong nước, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng gắn mác “made in Việt Nam” nhưng thực chất đó là hàng Trung Quốc giá rẻ…
Hiện hàng Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” phổ biến nhất là các mặt hàng thời trang (quần áo, giày dép…) và hàng gia dụng, thực phẩm. Tại Hà Nội, những địa chỉ kinh doanh nhiều các mặt hàng có “vỏ” là “Made in Vietnam” nhưng “ruột” là hàng Trung Quốc thì ngoài một số chợ truyền thống, còn có các chuỗi cửa hàng Made in Vietnam…
Tại các chuỗi cửa hàng, một số thương hiệu như: Place, Gap, Nike, Tommy Hilfiger, Papaya, Premium, Justice West… là hàng xuất khẩu có gắn mác “made in Việt Nam”.
Khi trực tiếp lựa chọn các sản phẩm bày bán, chúng tôi thật bất ngờ vì có rất nhiều sản phẩm may mặc bên cạnh mác “Made in Vietnam” in trên cổ áo thì vẫn còn nhãn mác “Made in China” mà các tiểu thương chưa kịp cắt bỏ như: đầm trẻ em hiệu Disney, quần trẻ em Hello Kitty… Sở dĩ các tiểu thương tráo nhãn hàng có xuất xứ Trung Quốc sang hàng xuất xứ Việt Nam vì giá bán sẽ cao hơn và dễ tiêu thụ hơn. Chẳng hạn như đầm trẻ em hiệu Disney hàng Trung Quốc giá chỉ 70.000 - 80.000đ/cái, nhưng thay bằng mác “Made in Vietnam” thì giá lên tới 160.000 - 170.000đ/cái.