[h=2](Soha.vn) - "Nếu không kiếm được khoảng gần 1 triệu sẽ phải bù tiền túi của mình ra để nộp mà lương thì không đủ".[/h]
Sau khi Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải loạt bài điều tra về hiện tượng các nhân viên nhà ga, nhà tàu câu kết đưa hành kháchđi tàu chui để lấy tiền, hòm thư của tòa soạn đã nhận được một số ý kiến của độc giả tự giới thiệu là những người đang hoặc đã từng công tác trong ngành đường sắt.
Thư gửi từ độc giả có địa chỉ email ngocnguyen….@gmail.com chia sẻ: "Khi đọc seri bài mà các anh chị đã đưa tin làm tôi thực sự thấy khá bức xúc. Nếu là một người bình thường tôi cũng sẽ phản ứng như mọi người trước sự tiêu cực khốn nạn của các nhân viên nhà tàu.
Vâng thưa các anh chị. Đúng là khốn nạn thật khi tất cả các khoản chúng tôi nhận được trong 1 tháng chỉ khoảng chưa đến 3 triệu đồng. 2 vợ chồng cùng ngành lương chỉ 5,5 triệu đồng/tháng. Khốn nạn thật khi phải nuôi sống bản thân vừa phải lo nuôi con, vừa phải lo cuộc sống gia đình. Chưa kể lúc con ốm con đau. Khốn nạn thật khi sống giữa thủ đô mà 1 cái nhà rách đến gần sập mà 1 nhà 6 người cả lớn lẫn bé đều phải cố gắng chui ra rúc vào? Khốn nạn thật khi trong bữa cơm hàng ngày ngoài món rau ra thì chỉ có 1 nồi thịt rang mặn ăn trong 2 ngày. Khốn nạn lắm khi con trẻ bảo mẹ ơi con thích cái cặp Kitty mà không có nổi tiền để mua cho con đành lần lữa mãi. Quả là thực sự khốn nạn!
Các anh chị hiểu được gì về sự vất vả của chúng tôi? Tôi không biện minh bất kể điều gì. Nếu so với đạo đức nghề nghiệp thì không còn gì để nói. Nhưng để kiếm được vài đồng về thêm miếng thịt, miếng cá cho con mà chúng tôi phải nằm sàn tàu. Nhiều lúc mệt ngủ thiếp đi mặc kệ cho mọi người bước qua cả mặt. Những "con sâu" ấy như thế đấy, trong bát cơm của chúng tôi không chỉ có muối, có ớt, có dấm, có chanh mà có cả nước mắt nữa đấy".
Nhân viên kiểm soát vé của Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội đang kiểm tra vé của hành khách trước khi lên tàu.
Thư của độc giả có địa chỉ email phamanphu…@gmail.com phân tích: "Qua các bài viết trên báo, tôi và rất nhiều những người quan tâm đến Đường sắt Việt Nam nhận thấy những gì báo điều tra là không sai. Nhưng có điều Ban biên tập cũng chưa biết vì sao lại có tình trạng đó và nó đã diễn ra trong bao lâu. Tóm lại, những nhân viên đó phải làm như thế là vì miếng cơm mang áo. Có thể nói đó là việc bắt buộc phải làm.
Đã là nhân viên đi tàu Thống Nhất tức là tàu chạy Hà Nội - Sài Gòn thì một chuyến tàu phải kiếm ra được khoảng gần 1 triệu đồng để đủ chi phí cho chuyến tàu đó. Trong khi lương nghành đường sắt trả cho có thể chứng minh qua số tiền chuyển vào thẻ ngân hàng khoảng gần 600.000 đồng, chưa kể đầu tháng trừ bảo hiểm chỉ còn khoảng 200.000 đồng/chuyến tàu. Nếu không kiếm được khoảng gần 1 triệu sẽ phải bù tiền túi của mình ra để nộp mà lương thì không đủ.
Vì sao phải mất số tiền đó? Xin thưa số tiền này gồm: tiền công đoàn mỗi một chuyến đi phải nộp là 400.000 đồng, tuy mỗi tổ tàu tiền này thu khác nhau nhưng hầu hết đều thế. Tiền vệ sinh toa xe bao gồm tiền làm vệ sinh toa xe, trông nom các trang thiết bị lúc ở ga Hà Nội và ga Sài Gòn. Tiền giao nhận các thiết bị vật tư là 100.000 đồng ở Hà Nội và 50.000 đồng ở Sài Gòn, tùy từng toa giá có thể khác nhau. Tiền mua bán toa xe có buồng nhân viên to rộng để có thể cho khách vào đây nằm để lấy tiền cũng mất 300.000 đồng/tháng. Tiền ăn ở trên tàu phải nộp luôn là 190.000 đồng. Tiền giặt quần áo ở trong khách sạn Đường sắt là 20.000 đồng/bộ quần áo. Tiền ăn uống khi tàu xuống nghỉ tại ga chờ quay đầu nếu tàu vào sáng và tối mới về là khoảng 100.000 đồng/ 3 bữa (sáng, trưa, tối).
Thử hỏi nếu không kiếm được một chuyến tàu 1 triệu thì tiền ở đâu ra mà chi phí cho các khoản đó. Tiền này bắt buộc phải có và nộp cho một người thay mặt trưởng tàu gọi là công đoàn, một phần tiền này nộp về cho trạm xí nghiệp và chi phí cho các đoàn kiểm tra lên tàu kiểm tra và bảo vệ, kiểm soát ở các ga lớn, các ga có đông hành khách. Ngoài ra, mỗi nhân viên khi bắt được một hành khách không có vé Hà Nội đi Sài Gòn hoặc ngược lại phải nộp về cho trưởng tàu 450.000 đồng, giá này cũng không cố định mà tùy vào quan hệ. Nếu không đáp ứng được điều này thì sẽ bị điều chuyển".
Trước những ý kiến của độc giả gửi về tòa soạn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hà Thanh Bình - Phó Giám đốc Xí nghiệp vận dụng toa xe Hà Nội về các vấn đề độc giả nêu ra.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả trong các bài viết sau.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Sau khi Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải loạt bài điều tra về hiện tượng các nhân viên nhà ga, nhà tàu câu kết đưa hành kháchđi tàu chui để lấy tiền, hòm thư của tòa soạn đã nhận được một số ý kiến của độc giả tự giới thiệu là những người đang hoặc đã từng công tác trong ngành đường sắt.
Thư gửi từ độc giả có địa chỉ email ngocnguyen….@gmail.com chia sẻ: "Khi đọc seri bài mà các anh chị đã đưa tin làm tôi thực sự thấy khá bức xúc. Nếu là một người bình thường tôi cũng sẽ phản ứng như mọi người trước sự tiêu cực khốn nạn của các nhân viên nhà tàu.
Vâng thưa các anh chị. Đúng là khốn nạn thật khi tất cả các khoản chúng tôi nhận được trong 1 tháng chỉ khoảng chưa đến 3 triệu đồng. 2 vợ chồng cùng ngành lương chỉ 5,5 triệu đồng/tháng. Khốn nạn thật khi phải nuôi sống bản thân vừa phải lo nuôi con, vừa phải lo cuộc sống gia đình. Chưa kể lúc con ốm con đau. Khốn nạn thật khi sống giữa thủ đô mà 1 cái nhà rách đến gần sập mà 1 nhà 6 người cả lớn lẫn bé đều phải cố gắng chui ra rúc vào? Khốn nạn thật khi trong bữa cơm hàng ngày ngoài món rau ra thì chỉ có 1 nồi thịt rang mặn ăn trong 2 ngày. Khốn nạn lắm khi con trẻ bảo mẹ ơi con thích cái cặp Kitty mà không có nổi tiền để mua cho con đành lần lữa mãi. Quả là thực sự khốn nạn!
Các anh chị hiểu được gì về sự vất vả của chúng tôi? Tôi không biện minh bất kể điều gì. Nếu so với đạo đức nghề nghiệp thì không còn gì để nói. Nhưng để kiếm được vài đồng về thêm miếng thịt, miếng cá cho con mà chúng tôi phải nằm sàn tàu. Nhiều lúc mệt ngủ thiếp đi mặc kệ cho mọi người bước qua cả mặt. Những "con sâu" ấy như thế đấy, trong bát cơm của chúng tôi không chỉ có muối, có ớt, có dấm, có chanh mà có cả nước mắt nữa đấy".
Nhân viên kiểm soát vé của Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội đang kiểm tra vé của hành khách trước khi lên tàu.
Thư của độc giả có địa chỉ email phamanphu…@gmail.com phân tích: "Qua các bài viết trên báo, tôi và rất nhiều những người quan tâm đến Đường sắt Việt Nam nhận thấy những gì báo điều tra là không sai. Nhưng có điều Ban biên tập cũng chưa biết vì sao lại có tình trạng đó và nó đã diễn ra trong bao lâu. Tóm lại, những nhân viên đó phải làm như thế là vì miếng cơm mang áo. Có thể nói đó là việc bắt buộc phải làm.
Đã là nhân viên đi tàu Thống Nhất tức là tàu chạy Hà Nội - Sài Gòn thì một chuyến tàu phải kiếm ra được khoảng gần 1 triệu đồng để đủ chi phí cho chuyến tàu đó. Trong khi lương nghành đường sắt trả cho có thể chứng minh qua số tiền chuyển vào thẻ ngân hàng khoảng gần 600.000 đồng, chưa kể đầu tháng trừ bảo hiểm chỉ còn khoảng 200.000 đồng/chuyến tàu. Nếu không kiếm được khoảng gần 1 triệu sẽ phải bù tiền túi của mình ra để nộp mà lương thì không đủ.
Vì sao phải mất số tiền đó? Xin thưa số tiền này gồm: tiền công đoàn mỗi một chuyến đi phải nộp là 400.000 đồng, tuy mỗi tổ tàu tiền này thu khác nhau nhưng hầu hết đều thế. Tiền vệ sinh toa xe bao gồm tiền làm vệ sinh toa xe, trông nom các trang thiết bị lúc ở ga Hà Nội và ga Sài Gòn. Tiền giao nhận các thiết bị vật tư là 100.000 đồng ở Hà Nội và 50.000 đồng ở Sài Gòn, tùy từng toa giá có thể khác nhau. Tiền mua bán toa xe có buồng nhân viên to rộng để có thể cho khách vào đây nằm để lấy tiền cũng mất 300.000 đồng/tháng. Tiền ăn ở trên tàu phải nộp luôn là 190.000 đồng. Tiền giặt quần áo ở trong khách sạn Đường sắt là 20.000 đồng/bộ quần áo. Tiền ăn uống khi tàu xuống nghỉ tại ga chờ quay đầu nếu tàu vào sáng và tối mới về là khoảng 100.000 đồng/ 3 bữa (sáng, trưa, tối).
Thử hỏi nếu không kiếm được một chuyến tàu 1 triệu thì tiền ở đâu ra mà chi phí cho các khoản đó. Tiền này bắt buộc phải có và nộp cho một người thay mặt trưởng tàu gọi là công đoàn, một phần tiền này nộp về cho trạm xí nghiệp và chi phí cho các đoàn kiểm tra lên tàu kiểm tra và bảo vệ, kiểm soát ở các ga lớn, các ga có đông hành khách. Ngoài ra, mỗi nhân viên khi bắt được một hành khách không có vé Hà Nội đi Sài Gòn hoặc ngược lại phải nộp về cho trưởng tàu 450.000 đồng, giá này cũng không cố định mà tùy vào quan hệ. Nếu không đáp ứng được điều này thì sẽ bị điều chuyển".
Trước những ý kiến của độc giả gửi về tòa soạn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hà Thanh Bình - Phó Giám đốc Xí nghiệp vận dụng toa xe Hà Nội về các vấn đề độc giả nêu ra.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả trong các bài viết sau.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn