Vụ bom Bangkok: Malaysia bắt ba người

T

T$

Guest



150914092906_erawan_shrine_85529251_028937491-1.jpg
Image copyright
Other



Image caption

Đền Erawan đã hoạt động trở lại trong khi cảnh sát còn đang truy tìm thủ phạm

Cảnh sát Malaysia bắt hai người Malaysia và một người Pakistan có liên quan tới vụ đánh bom đền thờ ở Bangkok trong tháng trước.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Khalid Abu Bakar nói ba người bị bắt cách đây vài ngày và đang hỗ trợ việc điều tra.
Thái Lan đã mở chiến dịch truy lùng những người gây ra vụ đánh bom làm 20 người chết và 120 người bị thương.
Cảnh sát Thái Lan đã bắt hai người và đang truy bắt người thứ ba, được cho là từ vùng Tân Cương.
Bắt giữ
Ông Khalid nói với giới báo chí hôm thứ Hai rằng trong số ba người bị bắt có một người đàn ông Pakistan, một phụ nữ Malaysia và một người đàn ông Malaysia.
Những người này bị bắt nhờ thông tin từ chính quyền Thái Lan.
Ông nói Malaysia chưa trao các nghi phạm cho Thái Lan vì cảnh sát sở tại còn đang điều tra.
Ông không cho biết thêm chi tiết về lý do họ bị bắt.
Chưa nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở đền Erawan hôm 17/8 nhưng Thái Lan cáo buộc một mạng lưới bao gồm cả người nước ngoài gây ra vụ này.
Cuối tuần qua Thái Lan đã ra lệnh bắt một người Hồi giáo 27 tuổi có tên Abudusataer Abudureheman, hay còn được gọi là Ishan, từ Tân Cương.






Image copyright
Other



Image caption

Thái Lan ra lệnh truy nã một người Hồi giáo từ Tân Cương có tên Abudusataer Abudureheman

Ông này được cho là đã rời Bangkok đi Bangladesh một ngày trước khi vụ đánh bom xảy ra và cảnh sát tin rằng ông ta có vai trò quan trọng trong vụ tấn công.






Image copyright
Other



Image caption

Yusufu Mieraili mô tả lại các sự kiện diễn ra trước vụ nổ bom

Cảnh sát Thái Lan đã bắt hai nghi phạm: Adem Karadag, người chưa rõ quốc tịch, và Yusufu Meraili, người các quan chức nói là công dân Trung Quốc sinh ra ở Tân Cương.
Tân Cương là nơi có số lượng lớn người Hồi giáo Uighur sinh sống và chính quyền Trung Quốc đã bị chỉ trích vì điều được xem là những hạn chế hà khắc về tôn giáo và văn hóa tại vùng này.






Image copyright
Other



Image caption

Một người nước ngoài khác mà chính quyền nói có tên Adem Karadag (đứng giữa) cũng đang bị cảnh sát thẩm vấn

Thái Lan gần đây đã được truyền thông chú ý tới vì cưỡng bức hồi hương hơn 100 người Uighur về Trung Quốc.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top